Để Thủ đô phát triển xứng tầm
Tạo đột phá cho Thủ đô phát triển Hiến kế để xây dựng Thủ đô phát triển Góp phần tạo bình yên cho xã hội |
Ảnh minh họa. |
Theo Quyết định, Ban Chỉ đạo gồm 16 thành viên. Trong đó, ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm Trưởng ban. Phó Trưởng ban Thường trực là ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố và 3 Phó Trưởng ban gồm: Bà Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố; ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy…
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sau 8 năm thực hiện Luật Thủ đô (hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2013), Thành phố đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, tích cực triển khai thực hiện Luật Thủ đô, nhờ đó nhiều quy định của Luật đã từng bước đi vào cuộc sống, có tác dụng tích cực trong việc xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội.
Nhiều cơ chế, chính sách trong Luật đã nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trên cơ sở Luật Thủ đô, Thành phố đã ban hành những chủ trương, giải pháp từng bước tạo nhiều điều kiện về hành lang pháp lý để thúc đẩy kinh tế Thủ đô phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, xét trong nội tại Luật và bối cảnh thực tiễn đã nảy sinh một số bất cập cần phải kịp thời bổ sung. Ví dụ, về mục tiêu hướng tới xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại; phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, hệ thống giao thông đường bộ hiện đại; thực hiện chính sách giãn dân ra ngoại thành và các tỉnh, thành phố khác… chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu những cơ chế đặc thù, cụ thể để thực hiện.
Cạnh đó, cùng với việc đặt ra nhiều nhiệm vụ cần phải tập trung nguồn lực lớn để bảo đảm thực hiện (chưa kể việc phải đồng thời thực hiện những chính sách, quy định pháp luật khác và những vấn đề phát sinh hàng ngày cần giải quyết ngay) đã làm cho Luật khó khả thi hơn.
Không những thế, khi Luật Thủ đô có hiệu lực vào thời điểm mà Hà Nội chưa triển khai việc thí điểm mô hình chính quyền đô thị theo Nghị định số 32 ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội. Không những thế, bản thân Luật Thủ đô hiện tại vẫn chưa có tính gắn kết vùng Thủ đô cho định hướng phát triển tương lai.
Vì thế, việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) để lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của toàn dân; xin ý kiến đóng góp của các bộ, ngành sớm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ cho ý kiến để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem, thông qua… sẽ khắc phục được những bất cập nội tại, tạo ra hành lang pháp lý để Hà Nội phát triển xứng tầm với tiềm năng và vị thế của mình. Xứng đáng là một trong đầu tàu kinh tế đất nước.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49