Để người dân về quê đón Tết: Cần thống nhất quy định kiểm soát dịch

Nhu cầu người dân về quê trong thời gian này tăng rất cao. Tuy nhiên, hiện nhiều địa phương đang ban hành những quy định khác nhau về việc cách ly, xét nghiệm với người trở về đón Tết khiến người dân lo lắng, bối rối. Điều này đặt ra vấn đề nên thống nhất quy định kiểm soát dịch bệnh tại địa phương trong dịp Tết Nguyên đán.
Người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh băn khoăn chuyện về quê đón Tết Tuy xa nhà nhưng công nhân lao động được đón Tết vui vẻ, đầm ấm
Nhiều địa phương siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đảm bảo an toàn khi người dân về quê ăn Tết. Ảnh: Đức Hùng  
Nhiều địa phương siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm đảm bảo an toàn khi người dân về quê ăn Tết. Ảnh: Đức Hùng

Mỗi nơi quy định một kiểu

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là sắp đến Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ban hành thêm các quy định để kiểm soát người đến từ vùng cam, vùng đỏ. Trong đó, một số địa phương yêu cầu thực hiện biện pháp cách ly người về từ vùng đỏ và vùng cam. Đơn cử, tại Hải Phòng người từ vùng vàng và vùng xanh về phải tự theo dõi sức khỏe trong 7-14 ngày. Còn tại Thanh Hóa, người về từ vùng đỏ phải cách ly tại nhà 7 ngày, theo dõi y tế 7 ngày…

Đặc biệt, để hạn chế dịch bệnh lây lan ra cộng đồng, mới đây, gần 30 hộ dân xã Thiệu Phú (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã bị chính quyền xã cử người đến khóa cổng nhà do có người từ tỉnh ngoài về quê dịp trước Tết gây bức xúc trong dư luận. Sau khi báo chí phản ánh, huyện đã chỉ đạo “mở hết ổ khóa” cho người dân.

Một số nơi yêu cầu người đến từ tỉnh, thành có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ. Đơn cử, tỉnh Hưng Yên yêu cầu người ở địa phương khác trở lại tỉnh, người từ vùng dịch về địa bàn, người từ địa phương khác về quê ăn Tết, phải có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ hoặc test nhanh ngay khi về đến địa phương.

Còn tỉnh Ninh Bình yêu cầu những trường hợp có nhu cầu đến/về Ninh Bình phải khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú và làm xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc test nhanh nếu âm tính mới được trở về gia đình.

Tỉnh Phú Thọ yêu cầu người dân trở về từ các xã, phường thuộc cấp độ 1, cấp độ 2 chủ động tự theo dõi sức khỏe 7 ngày, khuyến khích tự thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên. Nếu trở về từ địa phương thuộc cấp độ dịch 3 và 4, người dân phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Tương tự, tỉnh Bắc Giang yêu cầu người đến từ tỉnh, thành phố có ca nhiễm cộng đồng vào địa bàn phải có kết quả test nhanh âm tính trong 48 giờ hoặc giấy xét nghiệm PCR âm tính trong 72 giờ. Với Bắc Ninh, người từ những nơi có cấp độ dịch 3 và 4 chỉ cần xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, nếu âm tính thì không phải cách ly. Tỉnh Hà Nam chỉ cách ly y tế với người đến từ vùng dịch cấp độ 4 hoặc vùng đang cách ly y tế. Các khu vực khác, người dân chỉ cần khai báo y tế.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh, khuyến khích người lao động ở lại ăn Tết và tiêm mũi thứ 3. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu tất cả cơ quan, địa phương, đơn vị động viên người lao động không về quê ăn Tết, không ra khỏi địa bàn, đồng thời có biện pháp tăng cường chống dịch dịp Tết. Còn với Thái Nguyên yêu cầu giấy xét nghiệm với người đến, về địa phương. Theo đó, người dân vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập và làm việc ngoại tỉnh không đi, về thành phố Thái Nguyên từ nay đến dịp Tết.

Chấn chỉnh việc áp dụng biện pháp phòng dịch không phù hợp

Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, các địa phương khó có thể áp dụng biện pháp hành chính để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, làm việc và sinh hoạt là rất quan trọng trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt. Hạn chế đi lại hay cách ly người về từ vùng dịch là biện pháp chống dịch của quá khứ, không nên mang để áp dụng lúc này. Một địa phương đặt thêm các quy định giữ an toàn cho tỉnh mình là không còn phù hợp.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế cho rằng, thay vì vận động hoặc ra quy định “làm khó” người dân, chính quyền các địa phương có thể xây dựng một thông điệp khác có ý nghĩa hơn nhiều. Đó chính là thông điệp "đón Tết an toàn".

Thực hiện điều này, người lao động vừa thấy an lòng khi có quê hương ở phía sau, vừa truyền cảm xúc tích cực, người dân sẽ ý thức, trách nhiệm tự bảo vệ mình và người thân trước dịch. Và điều quan trọng nhất “đón Tết an toàn” là hoàn toàn phù hợp với Nghị quyết 128 của Chính phủ là thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 trong điều kiện bình thường mới.

Theo chuyên gia y tế, thay vì “vận động” người dân không về quê đón Tết các địa phương nên yêu cầu họ thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch. Đó là thực hiện nghiêm quy định 5K, khai báo y tế đầy đủ, thông tin cho chính quyền địa phương, chủ động xét nghiệm khi về quê để tăng ý thức phòng dịch cho cả bản thân lẫn người nhà, không tổ chức ăn uống linh đình, hạn chế thăm nom, tụ tập đông người... Những thông điệp này chắc chắn sẽ là dịp truyền cảm xúc tích cực cho người dân trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, hướng dẫn của Bộ Y tế về quy định cách ly người về từ các tỉnh, thành phố phải cách ly từ 7-14 ngày (tùy mức độ dịch) hiện không còn phù hợp. Bởi tỷ lệ tiêm vắc xin Covid-19 ở nước ta hiện rất cao, đã lên đến 168.960.116 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.618.347 liều, tiêm mũi 2 là 72.437.514 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 17.904.255 liều. Khi độ bao phủ vắc xin cả nước đã ở tỷ lệ cao, nếu cứ sợ, thì chẳng lẽ đợi ngày Zero Covid-19 mới về quê ăn Tết chăng? Hay việc ra quy định như thế này là "làm khó" người dân về quê dịp Tết sẽ tạo ra tiền lệ không hay…

Trước việc một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp hay việc trạm y tế tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vaccine Covid-19, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chấn chỉnh biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp. Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc điều tra, nếu có vi phạm yêu cầu xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật hoặc chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan công an để xem xét, xử lý.

Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định. Bộ Y tế cũng lưu ý các địa phương kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Hiện, mỗi địa phương đã đưa ra một số quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho người dân trong việc quay trở về quê đón Tết. Tuy nhiên, những lời kêu gọi kiểu thư ngỏ, văn bản vận động người dân hạn chế về quê dịp Tết không tạo cảm xúc tích cực cho xã hội, còn có thể gây tâm lý kỳ thị người ở xa về với cộng đồng tại địa phương. Điều đó có thể khiến người dân bức xúc khi chính quyền vô cảm với nỗi nhọc nhằn của lao động xa quê.

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội (Viện Social Life)

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến ngày 16/1, cả nước có 33 tỉnh, thành vùng xanh (cấp độ dịch 1); 23 tỉnh vùng vàng (cấp độ dịch 2); 7 tỉnh vùng cam (cấp độ dịch 3), không có tỉnh, thành thuộc vùng đỏ. Trong đó, vùng xanh là vùng có mức độ bình thường mới trong phòng chống dịch Covid-19. 23 tỉnh, thành phố thuộc vùng vàng gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Hà Nội, Gia Lai, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, thành phố Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai. 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng cam gồm: Bình Phước, Bình Định, thành phố Hải Phòng, Hậu Giang, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh và Vĩnh Long.

Theo Trần Thảo/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/de-nguoi-dan-ve-que-don-tet-can-thong-nhat-quy-dinh-kiem-soat-dich.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

Thời tiết ngày 17/7: Khu vực Hà Nội có nơi mưa rất to

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 17/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, ngày có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động mọi nguồn lực cho phát triển

(LĐTĐ) Với tinh thần "không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương… nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy khí thế đang có, tiếp tục "giữ lửa", triển khai thực hiện ngay các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) một cách thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực, rõ ràng…
Xem thêm
Phiên bản di động