Để mỗi công dân Thủ đô là "đại sứ" văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 19/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội xung quanh vấn đề này.
Nâng cao nhận thức về văn hóa ứng xử, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Chú trọng đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Phóng viên: Thưa ông, ông có chia sẻ gì về việc Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ, Chính quyền Thủ đô đặt ra trong nhiều nhiệm kỳ qua. Theo tôi, đây là một hướng tiếp cận đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nội - mảnh đất là trái tim của Tổ quốc, nơi hội tụ và tỏa sáng những giá trị văn hóa của dân tộc, đồng thời cũng là nơi giữ nhịp đập, điều tiết cho sự phát triển chung của đất nước.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: “Nói đến Thủ đô Hà Nội, trong lòng mỗi người con đất Việt đều xúc động, tự hào về mảnh đất ngàn năm văn hiến và anh hùng, hào hoa và thanh lịch, Thủ đô của lương tri, phẩm giá con người, thành phố vì hoà bình, để rồi “dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội”.

Như vậy, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chính là để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Thủ đô, cũng như để người Hà Nội trở thành những tấm gương sáng, đẹp đẽ nhất, đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Để mỗi công dân Thủ đô là
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Việc Hà Nội tiếp tục ban hành Chỉ thị về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” chứng tỏ đây là một nhiệm vụ quan trọng, cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, với sự tập trung cao, nỗ lực lớn và hành động quyết liệt, để nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô trong việc phát huy những phẩm chất của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, làm cho những giá trị đó thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, trong gia đình và từng người dân.

Phóng viên: Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong Chương trình công tác lớn của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ liên tiếp và luôn coi đây là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”. Ông có thể nói rõ thêm, vì sao Thành phố lại đặc biệt quan tâm vấn đề này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Xét cho đến cùng, con người là đích đến của mọi sự phát triển về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ... Chăm lo cho con người cũng là chăm lo cho sự phát triển bền vững đất nước. Hà Nội có một vị trí vô cùng đặc biệt trong lịch sử đất nước. Trong số những giá trị đặc biệt ấy, nguồn lực con người chính là động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Được hỗ trợ bởi bệ đỡ ngàn năm lịch sử, thương hiệu “dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” và là trung tâm lớn nhất của truyền thống hiếu học của đất nước, giờ đây, chúng ta thấy Hà Nội vẫn tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc tụ hội, thu hút và tỏa sáng tài năng con người Việt Nam.

Là mảnh đất có nhiều trường đại học, trung tâm nghiên cứu, với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đông đảo nhất cả nước, khi chúng ta biết cách phát huy nguồn lực to lớn này, chắc chắn Hà Nội sẽ có một cơ hội tuyệt vời để phát triển Thủ đô theo cách năng động, sáng tạo và bền vững, phù hợp với xu thế lớn của sự phát triển trên thế giới, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với định hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế sáng tạo dựa trên nguồn lực văn hóa dồi dào của Thủ đô.

Phóng viên: Trong Chỉ thị, Thành ủy Hà Nội đã thẳng thắn nhìn nhận, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đi vào thực chất, bền vững, còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Điều đó có nguyên nhân khách quan song nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Ý kiến của ông về nhận định này?

Để mỗi công dân Thủ đô là
Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nguồn lực, động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh -Hiện đại”.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Như tôi đã nói, đây là một nhiệm vụ quan trọng nhưng rất khó khăn, phức tạp. Vì vậy, chúng ta có thể thấy công tác xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh tiến triển còn chậm, kết quả chưa tương xứng với yêu cầu phát triển văn hóa Thủ đô. Một số giá trị con người Thủ đô đang bị mai một. Nhiều thói xấu của người dân như lối sống xô bồ, hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong gia đình, nhà trường, xã hội, khi tham gia giao thông, các biểu hiện coi thường luật pháp, xả rác thải bừa bãi nơi công cộng… đang ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đẹp của con người Hà Nội và văn hóa Hà Nội.

Theo tôi, sở dĩ còn có tình trạng này vì chúng ta vẫn chưa định hình được hệ giá trị nhân cách với các chuẩn mực rõ ràng về đạo đức, lối sống con người Hà Nội. Các tiêu chí xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh còn chung chung. Việc cụ thể hóa để dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện chậm và lúng túng. Việc triển khai, cụ thể hóa việc thực hiện các chuẩn mực, tiêu chí con người thanh lịch, văn minh cho từng đối tượng cụ thể ở một số ngành, đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức.

Bên cạnh đó, một bộ phận dân cư, nhất là lớp trẻ có xu hướng bắt chước lối sống lai căng, thực dụng, buông thả, không có lý tưởng; thiếu ý thức tu dưỡng cá nhân; vô trách nhiệm với sự phát triển của gia đình, cộng đồng, xã hội. Giáo dục đạo đức, lối sống cho tầng lớp thanh thiếu niên chưa đáp ứng được yêu cầu.

Ngoài ra, những ảnh hưởng bên ngoài từ quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là thông tin tiêu cực từ mạng xã hội với nhiều mặt trái, hệ lụy, đã làm phức tạp thêm nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phóng viên: Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là nhiệm vụ kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, lâi dài. Trong Chỉ thị, Thành ủy đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp, ông tâm đắc với nhiệm vụ nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Tôi thấy nhiệm vụ nào cũng rất quan trọng, và chúng ta cần thực hiện đồng bộ tất cả giải giáp để có thể có những chuyển biến thực sự. Tuy nhiên, để lựa chọn, tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu từ những việc nhỏ, có thể thực hiện được bởi từng người.

Vì thế, tôi mong rằng, chúng ta có thể thực hiện tốt nhiệm vụ: Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh. Mỗi công dân Thủ đô trong sinh hoạt, hoạt động đầu tư, cần giữ gìn, có văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, đề cao lòng tự trọng, gìn giữ và lan tỏa chữ “tín” với các đối tác trong và ngoài nước; để Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước.

Để mỗi công dân Thủ đô là
Để Hà Nội trở thành một “đô thị đáng sống”, điểm đến hấp dẫn về lịch sử, văn hóa và con người đối với du khách trong và ngoài nước.

Phóng viên: Với tư cách là đại biểu Quốc hội, chuyên gia và nhà nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá, ông có "hiến kế" gì cho Hà Nội để Chỉ thị này sớm đi vào cuộc sống?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Để Chỉ thị sớm đi vào cuộc sống tôi nghĩ, thứ nhất, các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp ở Thủ đô cần quán triệt sâu sắc Chỉ thị quan trọng này. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị thành hành động cụ thể của cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị.

Thứ hai, chúng ta cần nêu cao vai trò gương mẫu về đạo đức, phong cách, lối sống của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức Thành phố Hà Nội, như những tấm gương cho nhân dân noi theo về xây dựng và thực thi các giá trị văn hóa, giá trị con người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thứ ba là phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tăng cường phổ biến việc giáo dục giá trị rộng rãi trên mọi phương tiện truyền thông truyền thống (báo chí, phát thanh, truyền hình) và truyền thông mới (website, mạng xã hội trên Internet...) kết hợp với các kênh truyền thông khác (panô, áp-phích, các điểm công cộng, phương tiện giao thông)... Chú trọng đa dạng hóa các hình thức thông tin, truyền thông, gương người tốt việc tốt trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu, rộng về các sản phẩm, di sản văn hoá truyền thống. Hoặc tổ chức các cuộc thi sáng tác về chủ đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở nhiều loại hình nghệ thuật, trong nhiều cộng đồng khác nhau.

Thứ tư là phải phát huy vai trò của gia đình trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cần củng cố các giá trị trong gia đình qua nền nếp, gia phong, truyền thống gia đình, qua tấm gương ông bà, cha mẹ đối với con, cháu; không phó mặc, “khoán trắng” cho nhà trường và xã hội. Khai thác và phát huy những giá trị của gia đình Hà Nội truyền thống bên cạnh việc bổ sung, tiếp thu những giá trị mới của gia đình hiện đại.

Thứ năm là phát huy vai trò của nhà trường trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, bằng việc tiếp tục, hoàn thiện việc đưa nội dung giáo dục giá trị con người Hà Nội thanh lịch, văn minhở các cấp phổ thông, trong chương trình giáo dục địa phương. Tăng cường thời lượng giảng dạy, bổ sung một số chuyên đề: bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhân cách, văn hóa giao tiếp, ứng xử, tôn trọng pháp luật cho học sinh trong bộ tài liệu. Lồng ghép nội dung giáo dục giá trị vào các môn học: ngữ văn, lịch sử với phương pháp giảng dạy sinh động, hấp dẫn. Để hướng tới phát triển con người Hà Nội toàn diện, cần chú trọng giáo dục trí, đức lồng ghép với giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất.

Thứ sáu, phát huy vai trò của môi trường xã hội trong việc triển khai thành các hoạt động cụ thể, phù hợp trong thực tiễn ngành, giới, địa phương, đơn vị mình về xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Cần triển khai hệ giá trị chung thành những bộ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, tiêu chí văn hóa thích hợp để thực hiện.

Thứ bảy là phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh: Chú trọng phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật, của đội ngũ văn nghệ sĩ trong xây dựng con người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Khuyến khích sáng tác các tác phẩm hướng con người tới khát vọng chân, thiện, mỹ, giúp con người thanh lọc tâm hồn, tự hoàn thiện bản thân, xây dựng các giá trị mới của thời đại, khiến cho văn hóa thực sự “soi đường cho quốc dân đi”.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

"Nghiên bút còn thơm" hội tụ hàng trăm tác phẩm thư pháp đẹp mắt

(LĐTĐ) Ngày 31/8, Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã khai mạc triển lãm thư pháp quốc ngữ "Nghiên bút còn thơm", mang đến cho công chúng cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật thư pháp Việt Nam.
4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

4.500 du khách Ấn Độ và câu chuyện quảng bá du lịch Việt Nam

(LĐTĐ) Trong bối cảnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ngành du lịch nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng. Minh chứng rõ nét nhất là sự kiện "Star Club" do Tập đoàn Sun Pharmaceutical Industries Limited - công ty dược phẩm lớn nhất Ấn Độ - tổ chức tại Hà Nội vừa qua, với sự tham gia của 4.500 nhân viên xuất sắc.
Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam giành ngôi Á quân VTV Cup 2024

(LĐTĐ) Tối 31/8, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã để thua 0-3 trước đội Korabelka (Nga) tại chung kết, qua đó giành ngôi Á quân VTV Cup 2024. Mặc dù thi đấu nỗ lực, các cô gái Việt Nam vẫn không thể vượt qua đối thủ mạnh đến từ Nga.
Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

Các bị cáo trong đường dây cho vay lãi hơn 2.000%/năm lĩnh án

(LĐTĐ) Người bị xác định là chủ mưu, cầm đầu hiện đang bị truy nã; trong khi đó những mắt xích trong đường dây cho vay lãi nặng hơn 2.000%/năm đã lần lượt lĩnh án.
Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Gìn giữ văn minh đô thị: Đồng lòng việc khó cũng thành công

Xây dựng văn minh đô thị đang trở thành phong trào lan tỏa sâu rộng tại các địa phương trên toàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những “điểm sáng” trên báo cáo vẫn còn đó những tồn tại mà nếu không có sự chuyển biến từ căn bản thì mọi phong trào, mọi nỗ lực sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Ghi nhận thực tế trên địa bàn quận Đống Đa về sự đồng sức, đồng lòng người dân và chính quyền địa phương với mục tiêu thay đổi nhận thức trong việc giữ gìn văn minh đô thị.
Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

Ký thoả thuận hợp tác nâng cao phúc lợi cho đoàn viên

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn và người lao động, mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần thực phẩm Việt Nam.
Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

Sơn Tây: Sắp diễn ra Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây thông tin, Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra từ 4 - 6/10 tại thị xã Sơn Tây. Đây mà một trong những hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do thị xã Sơn Tây chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhạc sỹ Việt Nam, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức.

Tin khác

Đẩy mạnh tuyên truyền về năm học mới và kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Đẩy mạnh tuyên truyền về năm học mới và kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 30/8, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản chủ trì Hội nghị thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 9/2024.
Tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 29/8, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội đổi mới sáng tạo Thủ đô lần thứ II năm 2024. Đã có 23 gian hàng quảng bá các sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ và sản phẩm chủ lực, kết nối đến người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian tới; hỗ trợ phát triển thị trường khoa học và công nghệ của thành phố Hà Nội.
Cải cách hành chính liên tục, không để xảy ra tình trạng “năm nay cao, sang năm lại thấp”

Cải cách hành chính liên tục, không để xảy ra tình trạng “năm nay cao, sang năm lại thấp”

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long đề nghị Hà Nội tiếp tục hoàn thiện việc sắp xếp bộ máy, đẩy mạnh phân cấp phân quyền phù hợp với năng lực và điều kiện của cơ quan tổ chức; thực hiện tốt các chính sách mới về cải cách công vụ công chức, đẩy mạnh mô hình chính quyền đô thị, nhất là đề xuất các mô hình về chế độ công vụ ở Hà Nội với những đặc thù.
Huyện Thanh Oai: Trao tặng 158 đảng viên Huy hiệu Đảng dịp 2/9

Huyện Thanh Oai: Trao tặng 158 đảng viên Huy hiệu Đảng dịp 2/9

(LĐTĐ) Ngày 29/8, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Oai tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu Đảng dịp 2/9. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà tham dự buổi lễ.
Tập trung cao điểm thực hiện các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tập trung cao điểm thực hiện các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại phiên họp lần thứ hai.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại quận Ba Đình

(LĐTĐ) Ngày 29/8, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ trao Huy hiệu 80, 75, 70 năm tuổi Đảng đợt 2/9 tặng các đảng viên lão thành đang sinh hoạt tại Đảng bộ quận Ba Đình.
Từ 1/10, Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID

Từ 1/10, Hà Nội thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội giao Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu việc chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về thực hiện thí điểm cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID từ ngày 1/10/2024 đến hết 30/6/2025 trên địa bàn.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hà Nội - Thành phố hòa bình - Thành phố rồng bay”, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô sẽ diễn ra lúc 20h ngày 10/10/2024 tại Sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
832 đảng viên quận Đống Đa vinh dự nhận Huy hiệu Đảng đợt 2/9

832 đảng viên quận Đống Đa vinh dự nhận Huy hiệu Đảng đợt 2/9

(LĐTĐ) Ngày 28/8, Quận ủy Đống Đa tổ chức Lễ trao Huy hiệu 80 năm, 75 năm và 70 năm tuổi Đảng đợt 2/9 tặng các các đảng viên lão thành. Tới dự buổi lễ có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản.
Hà Nội: Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng

Hà Nội: Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng

(LĐTĐ) Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã ký ban hành Chương trình hành động số 34-CTr/TU thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TƯ ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Xem thêm
Phiên bản di động