Để lương y mãi mãi như từ mẫu!

(LĐTĐ) “Lương y như từ mẫu” là câu nói của Bác Hồ dành cho ngành Y, những con người làm công tác “cứu người”, mang lại sức khỏe cho nhân dân. Nghề nào cũng cao quý, nhưng trong xã hội ta, nghề Giáo và nghề Y được tôn vinh nhất. Với nghề Y có bao giấy mực cũng khỏ tả hết công lao của họ trong việc “bảo vệ’ sức khỏe nhân dân. “Những anh hùng mặc Blouse trắng” trong cuộc chiến chống lại Covid-19 là ví dụ sinh động. Tuy nhiên, “con sâu làm rầu nồi canh”- những vụ việc đau lòng xảy ra trong ngành Y tại một số bệnh viện mà báo chí đề cập đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh những “từ mẫu áo trắng”!
Làm rõ thêm những vấn đề cử tri quan tâm Nóng vấn đề quản lý, sử dụng nhà chung cư Nhìn thẳng vào những việc chưa làm được
Để lương y mãi mãi như từ mẫu!
Ảnh minh họa.

Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIV, ngoài vấn đề “thổi giá”, “nâng khống” một số thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh xảy ra ở một số cơ sở Y tế thời gian qua, một số đại biểu đã đề cập và chất vấn về hiện tượng cử tri phản ánh bệnh nhân chữa bệnh bằng bảo hiểm Y tế nhưng vẫn phải bỏ tiền túi mua thuốc theo đơn của bác sĩ điều trị. Trả lời vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhìn nhận là có hiện tượng, song cần phải nhìn nhận đúng nguyên nhân của tình trạng này để có giải pháp khắc phục triệt để.

Phó Thủ tướng cho hay, theo ý kiến của nhiều y bác sĩ một phần là do chính sách thanh toán của bảo hiểm y tế chưa phù hợp. Phó Thủ tướng lý giải: Hiện nay, mệnh giá đóng bảo hiểm y tế trung bình có tăng lên nhưng mới đạt 1,1 triệu đồng/người/năm. So với các nước trong khu vực, chúng ta chỉ bằng 1/3 của Philippines, 1/4 của Thái Lan. Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc nên giá thành cao hơn so với mặt bằng quốc tế. Hiện tại, giá thuốc Việt Nam chỉ rẻ hơn các nước ASEAN 10-15%.

Vì vậy, Bảo hiểm y tế không thể thanh toán tất cả các loại thuốc, mà thường chỉ thanh toán những loại tạm gọi là thông thường. Còn những những loại đắt tiền, thuốc phát minh (thường gọi là biệt dược gốc), người bệnh phải bỏ tiền túi. Cũng theo Phó Thủ tướng, hiện tại hàng năm, chúng ta chi khoảng 120.000 tỷ đồng tiền thuốc, trong đó bảo hiểm Y tế thanh toán khoảng 36-37%.

Theo Phó Thủ tướng, để khắc phục vấn đề này, cần phải tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (hiện là 90,7%) và tăng mệnh giá. Muốn vậy, thu nhập người dân phải tăng lên và phần ngân sách Nhà nước hỗ trợ cũng phải nhiều hơn. Đây là quá trình dài hơi, liên tục và chúng ta phải tiếp tục cố gắng.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho biết, theo nhiều phản ánh của bệnh nhân, là có sự móc nối giữa bác sĩ điều trị và các trình dược viên, công ty thuốc, nhà thuốc. Về vấn đề này, nhiều năm qua ngành y tế đã chỉ đạo quyết liệt và có thể nói rằng có hiện tượng đó nhưng không phải là tất cả.

Và để khắc phục nguyên nhân này, theo Phó Thủ tướng chỉ có một cách là công khai, minh bạch tất cả bằng công nghệ thông tin. Hiện có đến hơn 20.000 loại thuốc và dịch vụ, hàng triệu lượt khám, chữa bệnh một năm. Do đó, không thể nào kiểm soát được nếu không tin học hóa. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế đẩy mạnh tin học hóa, những năm vừa rồi làm rất tốt. “Tới đây, Bộ Y tế sẽ kết nối toàn bộ hệ thống quản lý của các cơ sở y tế, nhà thuốc, làm hóa đơn điện tử, bệnh án điện tử để giải quyết triệt để vấn đề trên”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Thổi giá các trang thiết bị Y tế, “móc ngoặc” với các hãng dược và nhà thuốc, “bệnh ít” nhưng “bắt khám” nhiều như báo chí và người dân phản ánh xét cho cùng chỉ là những mảng tối trong bức tranh sáng của ngành Y, nhất là trong bối cảnh hệ thống bệnh viện cũng phải hoạt động như doanh nghiệp, lợi nhuận cũng là một tiêu chí quan trọng.

Tuy nhiên, bất luận hoàn cảnh nào, tin tưởng chắc chắn rằng, phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành, vinh dự, trách nhiệm và thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”, đội ngũ y, bác sĩ dù đối mặt với khó khăn hay “cám dỗ” vật chất nào vẫn phải phát huy gương “từ mẫu” của mình.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên năm 2024

(LĐTĐ) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), vừa công bố thông tin tuyển sinh vào lớp 10 của Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (KHTN) cho năm học 2024.
Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi vay tiêu dùng?

(LĐTĐ) Vay tiêu dùng là hình thức được nhiều người lựa chọn khi cần vốn nhưng vay tiêu dùng thế nào để tránh nợ xấu là vấn đề không phải ai cũng biết.
Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

Nỗ lực đưa thương hiệu tương truyền thống vươn xa

(LĐTĐ) Với mong muốn giữ nghề truyền thống của quê hương, tạo thêm việc làm cho lao động tại địa phương và đưa thương hiệu tương Việt Hùng (Đông Anh) trở thành sản phẩm uy tín, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Việt Hùng đã chủ động thành lập mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua việc thành lập Tổ liên kết sản xuất tương.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Khai mạc kỳ họp 15 HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

(LĐTĐ) Sáng nay (29/3), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 15), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Đề xuất bổ sung 3 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội, thị trường lao động có nhiều thay đổi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.

Tin khác

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

Gấp rút đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn

(LĐTĐ) Hiện nay các trường đại học, học viện, cao đẳng được thành lập nhiều, các trường cũng được mở thêm nhiều khoa, ngành học mới để đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời cải thiện nguồn thu. Tuy nhiên, những trường chuyên về đào đạo (kỹ sư, lao động chất lượng cao….) thiên về công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chất bán dẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây chính là một trong những “điểm nghẽn” cần phải “khai thông” sớm, nếu chúng ta muốn đi tắt, đón đầu trong cuộc đua tăng tốc kinh tế thời 4.0.
Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

(LĐTĐ) Khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến số khó lường, những căng thẳng địa chính trị khiến thương mại và đầu tư suy giảm thì Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn cũng không tránh khỏi xu hướng bị tác động. Dẫu vậy, Việt Nam đã kiên cường, vững vàng vượt sóng gió để khép lại một năm khó khăn bằng những thành tựu đáng tự hào; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, gấp 1,68 lần mức tăng chung của kinh tế thế giới, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực, ấn tượng…
Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

(LĐTĐ) Cách đây hơn 5 thế kỷ, Thân Nhân Trung làm quan dưới thời hậu Lê đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tiếp bước cha ông, về vấn đề cán bộ, đúc kết những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”.
Xem thêm
Phiên bản di động