Sửa Luật Đầu tư công cần rà soát, đối chiếu với Luật Thủ đô năm 2024
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội |
Rà soát để tránh tạo ra thêm những mâu thuẫn, vướng mắc khác
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật bày tỏ thống nhất cao với việc cần khẩn trương sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đầu tư công để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện thể chế, pháp luật về đầu tư công, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; đáp ứng yêu cầu khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển đất nước trong tình hình mới…
Theo đại biểu, Luật Đầu tư công sau khi được ban hành đã được sửa đổi, bổ sung tổng cộng 5 lần, song vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, hạn chế cần được tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả đầu tư công, làm động lực dẫn dắt đầu tư chung của toàn xã hội.
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn thành phố Hà Nội). Ảnh: Quốc hội |
Cơ bản nhất trí với 5 nhóm chính sách mà Chính phủ đề xuất, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần được rà soát, đánh giá một cách chặt chẽ, thận trọng, có đối chiếu với quy định trong các luật khác có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất và tránh việc tạo ra thêm những mâu thuẫn, vướng mắc khác làm ảnh hưởng để hiệu quả thi hành pháp luật.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng nhất trí với chủ trương cũng như nhiều đề xuất sửa đổi trong dự thảo Luật liên quan đến việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Tuy nhiên, cùng với việc giao quyền cho các cơ quan cấp dưới, đặc biệt là cho địa phương để thực hiện đúng chủ trương mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội đã đề cập nhiều lần là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” thì cần phải bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư.
Về đề nghị chuyển thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương từ Hội đồng nhân dân sang cho Ủy ban nhân dân các cấp, đại biểu cho rằng, việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư nên giao cho 2 cơ quan khác nhau thực hiện để đảm bảo yêu cầu giám sát và kiểm soát quyền lực.
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, thay mặt người dân quyết định việc sử dụng ngân sách của địa phương và thực hiện quyền giám sát nên việc Hội đồng nhân dân quyết định chủ trương đầu tư, sau đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định và tổ chức triển khai dự án đầu tư là một quy trình rất hợp lý.
“Ví dụ thực tiễn của thành phố Hà Nội, qua thống kê, từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026 cho đến nay, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khoảng 20 kỳ họp (bình quân 6 kỳ họp/1 năm; trung bình 2 tháng tổ chức một kỳ họp).
Khi Ủy ban nhân dân có yêu cầu, Hội đồng nhân dân đều chủ động sắp xếp, bố trí lịch họp trong thời gian sớm nhất có thể để thực hiện các thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trong đó có Luật Đầu tư công, chứ không chờ đến các kỳ họp định kỳ để giải quyết các công việc phát sinh”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật dẫn chứng.
Mặt khác, đại biểu Nguyễn Phương Thủy phân tích, khi đưa nội dung này ra xem xét, thảo luận và quyết định tại Hội đồng nhân dân thì việc chuẩn bị hồ sơ dự án sẽ phải cẩn trọng hơn, việc công khai, minh bạch về quy trình cũng như nội dung dự án đầu tư cũng được bảo đảm tốt hơn, là điều kiện quan trọng để các cơ quan và người dân có thể giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước...
Vì vậy, nữ đại biểu đề nghị không nên sửa nội dung quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương như đề xuất trên.
Toàn cảnh Kỳ họp. Ảnh: Quốc hội |
Cần rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Thủ đô
Đáng quan tâm, nữ đại biểu đoàn Hà Nội đề cập đến mối quan hệ giữa dự thảo Luật này với các quy định của Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Luật Thủ đô là một đạo luật có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có cả những chính sách về đầu tư công (như về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư…).
Khoản 2 Điều 50 của Luật cũng yêu cầu các bộ, ngành khi xây dựng dự án luật có trách nhiệm rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Thủ đô, xác định cụ thể nội dung thực hiện theo quy định của Luật Thủ đô hoặc nội dung cần thực hiện theo luật đang được xây dựng.
“Tuy nhiên, trong hồ sơ về dự án Luật này chưa thấy có nội dung rà soát, đánh giá nêu trên. Sơ bộ đánh giá, tôi nhận thấy một số quy định của Luật Thủ đô sẽ không thể thực hiện được nếu dự thảo Luật này được Quốc hội thông qua.
Ví dụ như nếu giao Ủy ban nhân dân quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương thì quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 của Luật Thủ đô sẽ không còn phù hợp”, đại biểu cho biết.
Do đó, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần chỉ đạo các cơ quan khẩn trương tiến hành rà soát, đánh giá tác động, ảnh hưởng của các quy định trong dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) (cũng như trong các dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật trong lĩnh vực đầu tư và tài chính sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này) đối với việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô để đề xuất việc sửa đổi hoặc có quy định phù hợp về việc áp dụng luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Chủ động chăm lo để người lao động Dầu khí đều được đón Tết đầm ấm
Hơn 30 tác phẩm đạt giải tại cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” năm 2024
Lật tẩy "chiêu trò" của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ/m2 tại Sóc Sơn
LĐLĐ quận Long Biên tiếp tục đổi mới hoạt động
Cần đồng bộ nhiều giải pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hà Nội được vinh danh là Thành phố hạ tầng, dịch vụ công thông minh
Triển khai công tác đảm bảo an toàn giao thông tới cán bộ Công đoàn Thủ đô
Tin khác
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững
Thời sự 02/12/2024 22:19
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị
Sự kiện 02/12/2024 19:04
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh
Thời sự 02/12/2024 13:59
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững
Thời sự 02/12/2024 11:04
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
Sự kiện 02/12/2024 06:19
Chính phủ chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh
Sự kiện 30/11/2024 20:01
Quốc hội cho thí điểm làm nhà ở thương mại trên toàn quốc với 4 trường hợp
Sự kiện 30/11/2024 16:36
Quốc hội yêu cầu không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô
Sự kiện 30/11/2024 16:34
Quốc hội đồng ý lập Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc Bộ Công an
Sự kiện 30/11/2024 16:30
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân
Sự kiện 30/11/2024 15:17