Đẩy mạnh công tác quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thanh tra, giám sát, kiểm tra các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, thị trường bảo hiểm và thực hiện sát sao công tác quản lý dự trữ nhà nước, công tác thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Hà Nội: Tiếp tục rà soát, điều chỉnh khung giá nước sạch theo hướng dẫn của Bộ Tài chính Bộ Tài chính cảnh báo các rủi ro trên thị trường chứng khoán Bộ Tài chính trả lời kiến nghị điều chỉnh chi phí kinh doanh xăng dầu

Tăng cường thanh tra, kiểm tra

Đối với thị trường chứng khoán, tính đến ngày 31/3, chỉ số VNIndex đạt 1.492,15 điểm, tăng 0,1% so với cuối tháng 2 và giảm 0,41% so với cuối năm 2021. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 449,62 điểm, tăng 2,1% so với cuối tháng trước và giảm 5,1% so với cuối năm 2021. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đạt khoảng 7.877 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với cuối năm 2021, tương đương 93,8% GDP. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 7.729 nghìn tỷ đồng, giảm 1,8% so với cuối năm 2021, tương đương gần 91% GDP.

Về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, công ty đại chúng và tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Từ đầu năm đến nay, đã ra quyết định xử phạt, đăng công khai đối với 55 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền phạt khoảng 6.841 triệu đồng.

Đối với thị trường bảo hiểm, thị trường bảo hiểm duy trì được tốc độ tăng trưởng tích cực trong 3 tháng đầu năm 2022, cụ thể: tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 54.186 tỷ đồng (tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021), tổng tài sản ước đạt 729.096 tỷ đồng (tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2021), đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 596.163 tỷ đồng (tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2021).

Công tác quản lý dự trữ Nhà nước, lũy kế từ đầu năm đến nay, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã thực hiện xuất cấp khoảng 57.858 tấn gạo cho các địa phương; đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp 220.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia kế hoạch năm 2022 của 22 Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

Bộ Tài chính đẩy mạnh công tác quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính
Ảnh minh họa

Về thanh tra, kiểm tra, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong quý I, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị có chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 11.406 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 251.650 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan; kiến nghị xử lý tài chính gần 10.807 tỷ đồng (trong đó: kiến nghị thu hồi nộp khoảng 2.960 tỷ đồng; kiến nghị xử lý tài chính khác khoảng 7.121 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính khoảng 725 tỷ đồng); số tiền đã thu nộp ngân sách nhà nước là 1.992,3 tỷ đồng.

Cơ quan Hải quan đã thực hiện 168 cuộc thanh tra, kiểm tra (trong đó kiểm tra sau thông quan là 147 cuộc), xử lý thu vào ngân sách nhà nước 44,7 tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bắt giữ 3,7 nghìn vụ vi phạm với giá trị hàng hóa 1,28 nghìn tỷ đồng, xử lý thu vào ngân sách nhà nước 69 tỷ đồng.

Giám sát chặt chẽ hoạt động chứng khoán

Theo kế hoạch trong tháng 4 và quý II, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục triển khai hoạt động tuyên truyền và xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Chứng khoán 2019 theo kế hoạch; đẩy nhanh tiến độ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ;

Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty kiểm toán được chấp thuận trên cơ sở kế hoạch đã được điều chỉnh; Thẩm định hồ sơ chào bán, phát hành theo quy định; giám sát chặt chẽ hoạt động sau chào bán, bảo đảm tuân thủ theo quy định; đặc biệt là các trường hợp tăng vốn nhanh, phát hành riêng lẻ nhưng đồng thời tạo thuận lợi, phục vụ cho doanh nghiệp; Giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với các Sở Giao dịch chứng khoán để có đánh giá, phân tích; Xem xét hồ sơ công ty đại chúng để hướng dẫn, yêu cầu thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường theo quy định;

Tăng cường giám sát tình hình hoạt động, tài chính của các doanh nghiệp niêm yết, các công ty đại chúng, kịp thời cảnh báo nhà đầu tư khi có những biến động lớn về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh; Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán đối với các doanh nghiệp niêm yết, công ty đại chúng, chú ý đối với các doanh nghiệp có khách hàng có báo cáo tài chính sai lệnh hoặc có nhiều sai sót; Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là phát hành không có tài sản bảo đảm....

Cùng với đó, phối hợp với Văn phòng Chính phủ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành hoặc cho ý kiến chỉ đạo đối với các đề án: Cơ chế tiền lương của các Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2018/NĐ-CP về phát hành công cụ nợ của Chính phủ; Nghị định thay thế Nghị định số 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược; Thành lập Tổng công ty lưu ký bù trừ chứng khoán Việt Nam; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại Ngân hàng chính sách xã hội và cấp bù lãi suất và phí quản lý để Ngân hàng chính sách xã hội cho vay theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; Quyết định về cho vay đối với cho vay học sinh, sinh viên để mua máy tính phục vụ học tập trực tuyến do ảnh hưởng bởi của dịch bệnh Covid-19...

Đồng thời, hoàn thiện dự án Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2022, trên cơ sở Chiến lược tài chính 2021-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2021-2030; Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp cho giai đoạn sau năm 2021.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

Lối đi nào cho Hãng phim truyện Việt Nam?

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ quý I và nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhiều vấn đề nóng ...
Tiền có mua được sức khỏe?

Tiền có mua được sức khỏe?

(LĐTĐ) Đêm trong bệnh viện thật tĩnh lặng. Chỉ có tiếng “tít tít” của các thiết bị y tế trợ giúp người bệnh, tiếng trao đổi nho nhỏ của bác sĩ, ...
Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

Chạm mây trên đỉnh Nhìu Cồ San

(LĐTĐ) Vài năm trở lại đây, Nhìu Cồ San - ngọn núi cao thứ 9 tại Việt Nam trở thành điểm đến thu hút du khách đam mê chinh phục. “Cuối ...
Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

Hơn một tháng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị: Kiên trì giữ vỉa hè văn minh

(LĐTĐ) Sau hơn một tháng toàn Thành phố ra quân triển khai thiết lập trật tự đô thị, nhìn chung đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để ...
Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

Để trẻ em không mắc bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng tốt nhất

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, hiện nhiều trẻ em mắc lao nhưng không được phát hiện kịp thời. Trong khi, nguy cơ biến chứng của bệnh lao không được ...
Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng yêu cầu rà soát các dự án bất động sản, chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, chủ trì, phối hợp chặt chẽ với nhau, ...
Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

Quyết liệt xử lý việc chậm đóng BHXH

(LĐTĐ) Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, một trong những điểm mới của công tác thanh tra liên ngành đối với đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã ...

Tin khác

Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

Việt Nam ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế

(LĐTĐ) Tại Paris, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tổ chức Lễ ký Hiệp định đa phương về hỗ trợ hành chính thuế (MAAC) (Hiệp định MAAC) cho Việt Nam. Ông Cao Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính đã thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký Hiệp định MAAC.
Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

Khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

Thành phố Hồ Chí Minh: Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đầu tư công cũng như thực hiện chủ đề năm 2023: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành Chương trình hành động về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.
Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

Thanh tra đột xuất để tránh rủi ro

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri Hà Nội về thanh tra, kiểm tra các ngân hàng trong phát hành, tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã thanh tra đột xuất và có kết luận thanh tra tại 11 tổ chức tín dụng liên quan đến trái phiếu.
Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

Năm nhóm đối tượng không phải nộp quyết toán thuế cá nhân

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế cũng nêu rõ một số trường hợp sẽ không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo Điểm d Khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 636/TCT-DNNCN.
Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

Triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

Không bắt buộc xếp hạng tín nhiệm: Kích thích thị trường trái phiếu phục hồi

(LĐTĐ) Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định 08 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa có hiệu lực thi hành với một số điểm mới được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa khơi thông thị trường.
Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

Khơi thông “dòng chảy”, củng cố niềm tin

(LĐTĐ) Nghị định 08/2023/NĐ-CP (Nghị định 08) sửa đổi về trái phiếu doanh nghiệp (thay thế Nghị định 65) của Chính phủ mới ban hành như một liều thuốc khơi thông “dòng chảy” cho thị trường tài chính vốn đã bị tắc thời gian qua, đồng thời cũng cố thêm niềm tin cho các nhà đầu tư.
Từ hôm nay (6/3), các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi

Từ hôm nay (6/3), các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, từ ngày 6/3, các ngân hàng thương mại đã đồng thuận giảm lãi suất tiền gửi.
Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Ngày 5/3, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động