Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án tại Kỳ họp và nhấn mạnh thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.
Quốc hội xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư sân bay Long Thành Quốc hội đặt mục tiêu phấn đấu GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tránh điều chỉnh Nghị quyết nhiều lần

Sáng 13/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thảo luận ở tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.

Thảo luận tại tổ Hà Nội, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhất trí điều chỉnh chủ trương đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhất trí điều chỉnh, kéo dài thời gian thực hiện Dự án, xây thêm đường cất cánh số 3 như Chính phủ trình.

Đại biểu cho biết, Dự án này đã được sửa đổi nhiều lần, gần như 1, 2 năm lại điều chỉnh. Điều này cho thấy, việc Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia nhưng quy định những vấn đề quá chi tiết, sẽ dẫn đến thường xuyên phải trình Quốc hội điều chỉnh.

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy phát biểu thảo luận.

Vì vậy, cần nghiên cứu Quốc hội quyết định những nội dung gì, vấn đề gì giao Chính phủ, các bộ, ngành quyết định cho linh hoạt, tránh phải điều chỉnh nhiều lần, gây lãng phí thời gian, công sức.

Về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, đây là thời điểm chín muồi để đầu tư. Theo đại biểu, trong Nghị quyết, cần cân nhắc ghi nhận những vấn đề gì, Quốc hội xem xét dự án tổng thể, số liệu đưa ra không nên quá chi tiết, không nhất thiết phải đi quá sâu vào vấn đề mang tính kỹ thuật, tạo thuận lợi cho Chính phủ. Đồng thời, Quốc hội nâng cao trách nhiệm giải trình, giám sát, có thể yêu cầu báo cáo, giải trình khi nào thấy cần thiết.

Nêu rõ tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là dự án chưa có tiền lệ, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cho rằng, nên có cơ chế đặc thù, đặc biệt để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp thì giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất. Vì vậy, thẩm quyền này nếu giao cho Chính phủ thì không phù hợp.

Về Dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Phương Thủy nhất trí với nhiều ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế.

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Đoàn thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ.

Theo đại biểu, Luật Đất đai vừa có hiệu lực, bây giờ đưa ra 1 nghị quyết thí điểm thực ra là bổ sung quy định của Luật Đất đai. Vì vậy, cần có quy định những đề xuất gì đưa ra Quốc hội không được thông qua thì phải thời gian bao lâu mới trình tiếp.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy cũng băn khoăn vì trước tình trạng sốt đất, giá tăng phi mã không giải thích được và chưa có giải pháp nào giải quyết, bây giờ cho phép thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, liệu có tạo nên 1 cơn sóng về sốt đất với các loại đất này nữa hay không? Vì vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị phạm vi thí điểm nên gọn lại ở một vài địa phương để đánh giá hiệu quả.

Thời điểm thích hợp để đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao

Đại biểu Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội (Đoàn thành phố Hà Nội) thống nhất cần thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự án. Tại thời điểm hiện nay dù chậm so với mong muốn nhưng là thời điểm thích hợp, hội tụ đủ các điều kiện.

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Đại biểu Nguyễn Phi Thường thảo luận tại tổ.

Đại biểu nhìn nhận, đường sắt tốc độ cao khi đưa vào khai thác sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương, vùng miền, khi đó sẽ có ý nghĩa quan trọng trong phân bổ dân cư, giảm áp lực với hạ tầng các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhấn mạnh dự án có nguồn vốn đầu tư rất lớn, mỗi năm hơn 6 tỷ USD, mang tính động lực phát triển, đại biểu bình luận, nếu triển khai tốt sẽ giúp cho phát triển đất nước trong tương lai, nhưng nếu có rủi ro thì sẽ đem lại nhiều hệ lụy.

Theo ông Thường, việc đề xuất 19 nhóm cơ chế chính sách đặc thù, vượt trội cho việc triển khai dự án xuyên suốt từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến đưa vào khai thác sử dụng là cần thiết. Đồng thời, đại biểu đề nghị bổ sung toàn bộ các cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện mô hình TOD đã được nêu trong Luật Thủ đô sửa đổi, cũng như cập nhất các cơ chế chính sách mới đặc biệt hơn, nổi trội hơn để áp dụng với dự án này, làm cơ sở cho các địa phương thực hiện.

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng cho rằng, việc chuyển giao công nghệ không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao làm chủ khai thác vận hành, mà phải bao gồm cả sản xuất lắp đặt các trang thiết bị. Phí chuyển giao công nghệ cần được xác định trong dự án.

Đồng thời, các công ty nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên doanh với nhà thầu trong nước, hoàn tất đàm phán chuyển giao công nghệ với các công ty trong nước và ký hợp đồng chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh trước khi đấu thầu, nếu không sẽ bị loại trực tiếp khỏi đấu thầu.

“Thời gian xây dựng đường sắt cao tốc tại Nhật Bản khoảng 38-103km/năm, tại Pháp là 56-59km/năm, Đức là 28km/năm và Trung Quốc khoảng 150-180km/năm. Với đề xuất hiện nay, dự kiến 140-150km/năm đã tiệm cận với mức cao đã và đang triển khai tại Trung Quốc”, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.

Đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao: Hiện nay là thời điểm thích hợp!
Đại biểu Nguyễn Anh Trí phát biểu thảo luận.

Cùng thảo luận về dự án này, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là hết sức cần thiết, là nguyện vọng của đại đa số nhân dân, để phục vụ cho đời sống, giao thương.

Cho biết rất mong đợi dự án, nhưng khi tiếp cận tài liệu, đại biểu bày tỏ nhiều điều băn khoăn. Cụ thể như các ga hành khách nên ở nội đô, vì nếu ở ngoài nội đô sẽ tốn nhiều đường giao thông kết nối. Với nguồn vốn đầu tư lớn, sau khi làm, phải khai thác thế nào cho thật hiệu quả.

Đại biểu tin tưởng, với nhu cầu phát triển đường sắt nội đô của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, thì ngành công nghiệp đường sắt sẽ phát triển, đem lại công ăn việc làm cho nhiều lao động...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ thành phố Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

LĐLĐ thành phố Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập Công đoàn cơ sở, nhất là trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Điểm nhấn tại Festival nông nghiệp, làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024

Điểm nhấn tại Festival nông nghiệp, làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024

(LĐTĐ) Sau 5 ngày diễn ra (từ 29/11 - 3/12), Festival Sản phẩm nông nghiệp và Làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 đã đạt tổng doanh thu gần 30 tỷ đồng. Trong đó, riêng hoạt động của sinh vật cảnh có doanh thu lên đến trên 25 tỷ đồng với số lượng tác phẩm giao dịch là 420 tác phẩm, sản phẩm cây cảnh.
Gần 5.000 học sinh ở Đồng Nai vi phạm Luật giao thông trong 11 tháng

Gần 5.000 học sinh ở Đồng Nai vi phạm Luật giao thông trong 11 tháng

(LĐTĐ) Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, trong 11 tháng năm 2024, toàn tỉnh xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh điều khiển xe máy, khiến 28 người chết và 23 người bị thương.
Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ

Đồng Nai: Dịch sởi ghi nhận tăng 3.333 ca so cùng kỳ

(LĐTĐ) Trước tình hinh số ca bệnh sởi ngày càng tăng cao, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã thành lập khu thu dung và điều trị sởi riêng nhằm đảm bảo các hoạt động chữa trị cho bệnh nhân và chống lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hà Nội triển khai đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, chiều 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong quán triệt chuyên đề về “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí

Chất lượng giáo dục phải tương xứng với mức thu học phí

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3997/UBND-KGVX triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/2024/NQ-HĐND ngày 4/10/2024 của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố.
LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá

LĐLĐ quận Hà Đông: Kiểm tra, đánh giá đơn vị đạt chuẩn văn hoá

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hà Đông cho biết đã phối hợp kiểm tra, đánh giá cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá.

Tin khác

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

Dự kiến tháng 10/2025 tổ chức Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị lần thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ngày 4/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong trình bày Tờ trình nội dung về Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy.
Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

Tổng thu ngân sách năm 2024 của Hà Nội tăng 19,6%

(LĐTĐ) Tại Hội nghị thứ 20 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 4/12, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải đã báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố năm 2024 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đáng chú ý, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) của Hà Nội đạt khoảng 492 nghìn tỷ đồng, ước đạt 120,5% dự toán, tăng 19,6% so với 2023.
Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

Triển khai công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn trong tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (4/12), tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tinh gọn tổ chức Công đoàn. Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì và trực tiếp quán triệt nội dung tại Hội nghị.
Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

Hạ tầng số - nền tảng thúc đẩy kinh tế số và phát triển bền vững

(LĐTĐ) Báo cáo về kinh tế số năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, chỉ số phát triển kinh tế số của Hà Nội là 17,5%, trong đó, chỉ số kinh tế số lõi là 11,9%, như vậy, xét về kinh tế số Hà Nội đã triển khai khá tốt.
Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

Cử tri quận Thanh Xuân mong muốn cải tạo, chỉnh trang đô thị

(LĐTĐ) Ngày 2/12, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai cùng các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 7) đã tiếp xúc cử tri quận Thanh Xuân trước Kỳ họp thứ 20 HĐND Thành phố.
Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

Dữ liệu - nguồn lực cốt lõi để thúc đẩy Hà Nội phát triển thành đô thị thông minh

(LĐTĐ) Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Việt Hùng, mục tiêu của Hà Nội là phát triển Thủ đô hài hòa, theo hướng “Văn hiến - Văn minh - Xanh - Thông minh - Hiện đại” vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; xây dựng nền tảng chính quyền số minh bạch, hiệu quả; xây dựng nền tảng hạ tầng thông tin đô thị thông minh…
Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị thông minh, kinh tế số bền vững

(LĐTĐ) Với chủ đề xuyên suốt: “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”, hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2024 là diễn đàn lớn để Hà Nội và các địa phương khác tại Việt Nam và quốc tế cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ các giải pháp chuyển đổi số và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, hướng đến một tương lai đô thị thông minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

Siết chặt kỷ luật, kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật

(LĐTĐ) Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết Kỳ họp, với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, Quốc hội đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

Luật Điện lực (sửa đổi): Quy định chung về quy hoạch phát triển điện hạt nhân

(LĐTĐ) Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với 439/463 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, bằng 91.65% tổng số đại biểu, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi).
Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo

Vinh danh 23 công trình, giải pháp, sản phẩm sáng tạo

(LĐTĐ) Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo” khu vực miền Bắc được tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 29 và 30/11, với sự tham gia của các tỉnh, thành đoàn cụm: Tây Bắc bộ, Đông Bắc bộ, Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Hồng và Đoàn trực thuộc.
Xem thêm
Phiên bản di động