Dấu hiệu nhận biết trẻ bị thiếu dinh dưỡng
UNICEF: Chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ không được cải thiện trong thập kỷ qua Bổ sung thừa sắt có thể gây hậu quả gì? |
Đối với một đứa trẻ đang lớn, điều quan trọng hơn hết là phải có một chế độ ăn uống bổ dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng sẽ giúp trẻ đạt được tất cả các mốc phát triển và giảm thiểu các rủi ro về sức khỏe. Thiếu hụt dinh dưỡng dưới bất kỳ hình thức nào ngay từ khi còn nhỏ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau như rối loạn da, các vấn đề tiêu hóa, phát triển xương khiếm khuyết và thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và nhận thức. Do đó, cha mẹ nên điều chỉnh cách ăn uống của trẻ và khuyến khích trẻ có lối sống lành mạnh hơn. Hơn nữa, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng phải được phát hiện kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu dinh dưỡng ở trẻ em.
Trầm cảm hoặc lo lắng
Các chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ và nhận thức. Trẻ em bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể trở nên quấy khóc, hoạt động kém hoặc bị lo âu hoặc trầm cảm mạn tính. Do đó, chúng nên có một chế độ ăn uống đầy đủ protein vì protein có chứa các axit amin giúp não hoạt động tốt. Các sản phẩm từ động vật giàu axit amin hơn và có thể dễ dàng hấp thụ.
Giảm hoặc tăng cân nhanh chóng
Một trong những dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng là sự thay đổi cân nặng đột ngột và nghiêm trọng. Con của bạn có thể tăng nhiều cân hoặc sụt cân nhanh chóng.
Ốm đau thường xuyên
Nếu con bạn bị ốm thường xuyên hơn bình thường, chúng có khả năng bị thiếu chất dinh dưỡng.
Da hoặc tóc khô
Nếu da hoặc tóc của trẻ bị khô, điều đó có nghĩa là trẻ có thể bị thiếu các loại vitamin tan trong chất béo. Vì vậy, cần bổ sung những vitamin này trong chế độ ăn uống của chúng để bảo vệ chúng khỏi sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Năng lượng thấp
Hầu hết trẻ em thiếu dinh dưỡng lành mạnh sẽ thường có mức năng lượng kém và lười vận động hơn. Mức năng lượng thấp cho thấy tình trạng thiếu sắt dẫn đến mệt mỏi và các triệu chứng của sương mù não như thiếu tập trung, hay quên, lú lẫn. Bạn nên cung cấp cho chúng thực phẩm như các loại hạt, các loại đậu, trái cây khô, thịt,... để đáp ứng nhu cầu về lượng sắt trong cơ thể trẻ.
Đau xương
Thiếu hụt vitamin D dẫn đến đau xương, suy giảm sự phát triển, chuột rút và mềm xương. Hãy cung cấp canxi và vitamin D đầy đủ để giúp con bạn có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, ngăn ngừa các vấn đề về xương./.
Theo Lương Trâm/vov.vn
https://vov.vn/suc-khoe/dau-hieu-nhan-biet-tre-bi-thieu-dinh-duong-post911619.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38