Từ tranh cổ động đến biểu trưng:

Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 10/8, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, đã diễn ra lễ trao giải Cuộc thi sáng tác tranh cổ động và logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chi tiết 30 địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô Hà Nội: Nhiều hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Công Quang được chọn làm biểu trưng sự kiện 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Cuộc thi sáng tác tranh cổ động, logo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) do thành phố Hà Nội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức; giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa Cơ sở trực tiếp thực hiện.

Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Đỗ Đình Hồng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết: "Công tác tổ chức đã được triển khai kỹ lưỡng, bài bản, từ việc xây dựng kế hoạch đến ban hành thể lệ cuộc thi; từ việc xây dựng tiêu chí đến việc tổ chức chấm chọn các tác phẩm.

Sau hơn 2 tháng phát động, cuộc thi đã thành công rực rỡ. Hội đồng chấm chọn các tác phẩm dự thi đã quy tụ được những tên tuổi có uy tín cao trong ngành Mỹ thuật, đồ họa của cả nước."

Cuộc thi lần này được đánh giá có quy mô lớn nhất với 50 tỉnh thành và các cơ quan, đơn vị hưởng ứng tham gia.

Số lượng tác giả dự thi cũng nhiều nhất với hơn 300 tác giả chuyên nghiệp và không chuyên, trong đó có những tác giả chuyên sáng tác về tranh cổ động, nhiều lần đạt giải cao tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động toàn quốc như: Trần Duy Trúc, Hà Huy Chương, Nguyễn Công Quang, Đỗ Trung Kiên, Phạm Bình Định, Nguyễn Văn Công, Phạm Minh Trang, Nguyễn Duy Thành…

Tác giả lớn tuổi nhất tham gia cuộc thi là họa sỹ Trần Duy Trúc, 80 tuổi, đã nhiều lần đoạt giải thưởng tại các cuộc thi sáng tác tranh cổ động. Tác giả nhỏ tuổi nhất 20 tuổi, là các em sinh viên Khoa Mỹ thuật ứng dụng, Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội. Có tác giả chuyên sáng tác logo như Tô Minh Trang, Trần Hoài Đức, Lê Quý Hải…

Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Ban Tổ chức trao giải Nhất sáng tác logo cho tác giả Nguyễn Công Quang.

Thông qua cuộc thi này, Ban Tổ chức đã tuyển chọn được 1 logo nhận diện và 70 tác phẩm tranh cổ động có chất lượng tốt để phục vụ công tác tuyên truyền và tuyên truyền cổ động trực quan, làm đẹp cảnh quan đô thị tại các vị trí trọng điểm của thành phố, tạo các điểm nhấn thu hút khách tham quan và người dân Thủ đô trong đợt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Thông qua cuộc thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn được 26 tác phẩm tiêu biểu để trao giải: Giải thiết kế logo có 1 giải Nhất; Giải sáng tác tranh cổ động có 3 giải Nhất, 5 giải Nhì, 7 giải Ba, 10 giải Khuyến khích.

Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Ban Tổ chức trao giải Nhất cho các tác giả sáng tác tranh cổ động.

Sự kiện tổ chức Lễ tổng kết, trao giải, khai mạc triển lãm tranh cổ động và logo tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là sự kiện quan trọng, mở đầu cho chuỗi sự kiện thành phố Hà Nội tổ chức từ nay đến ngày 10/10/2024.

Thay mặt Hội đồng xét tặng giải thưởng, ông Nguyễn Nghĩa Phương - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật đồ họa, Hội Mỹ thuật Việt Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đánh giá: "70 tác phẩm tranh cổ động và logo được lựa chọn để trưng bày tại triển lãm thể hiện chất lượng của cuộc thi khá cao.

Cuộc thi nhận được hơn 700 tác phẩm gửi tới, điều đó thể hiện sự quan tâm, tình cảm rất lớn của các tác giả ở các tỉnh thành trên cả nước với dịp đặc biệt, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô thân yêu của đất nước chúng ta".

Dấu ấn sáng tạo kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Các đại biểu tham quan triển lãm.

Xét về mặt nội dung, tất cả các tác phẩm này đều bám sát thể lệ của cuộc thi, trọng tâm là hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tuy nhiên, xung quanh đó cũng có những đề tài khẳng định truyền thống nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, thể hiện những thành tựu mới trong quá trình phát triển của Thủ đô qua 70 năm, đặc biệt là thời gian gần đây.

Những ý nghĩa đó được thể hiện rất sáng tạo, đặc biệt có những điểm rất mới về vấn đề tạo hình. Mặc dù những hình tượng, biểu tượng, tín hiệu đồ họa vẫn là những điều chúng ta thường thấy, nhưng riêng ở cuộc thi này Hội đồng cũng có những nhận xét các tác giả đã có những thay đổi, nhìn nhận mới để khẳng định rằng tranh cổ động, tuyên truyền ngày nay vẫn bám sát với phát triển của khoa học công nghệ.

"Nhiều bộ tranh cổ động có tứ rất lãng mạn như một bài hát, bài ca thiết tha. Đó là những điểm mà Hội đồng thống nhất đánh giá rất cao những điểm mới trong cuộc thi này. Sự đóng góp của các tác giả là rất lớn để tạo nên thành công của cuộc thi", ông Nguyễn Nghĩa Phương nhấn mạnh.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên

Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên

(LĐTĐ) Để các nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên được thực hiện hiệu quả, năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách, quy định; nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác truyền thông; tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ người học...
Thêm bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn thịt chua nhiều năm

Thêm bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng do ăn thịt chua nhiều năm

(LĐTĐ) Nữ bệnh nhân Bùi Thị H (58 tuổi, ở Hòa Bình) tới Phòng khám Đa khoa Medlatec Cầu Giấy khám trong tình trạng ngứa kèm ban mày đay nổi khắp toàn thân. Sau khi kiểm tra sức khỏe bất ngờ phát hiện bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Nguyên nhân nhiễm được xác định là thói quen ăn thịt chua - món ăn chế biến từ thịt lợn chưa được nấu chín.
Phúc Thọ: Biểu dương 37 gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu

Phúc Thọ: Biểu dương 37 gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ đã tổ chức biểu dương, khen thưởng 37 gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu năm 2024.
Hà Nội dành hơn 6 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Lễ Quốc khánh 2/9

Hà Nội dành hơn 6 tỷ đồng tặng quà người có công dịp Lễ Quốc khánh 2/9

(LĐTĐ) Gần 2.900 suất quà sẽ được thành phố Hà Nội dành tặng cho các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng trên địa bàn trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay...
Thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo

Thí sinh phải xác nhận nhập học trực tuyến trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo

(LĐTĐ) Các cơ sở đào tạo không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học hoặc nhập học trước ngày 19/8, và không được kết thúc xác nhận nhập học hoặc kết thúc nhập học trước 17h ngày 27/8 (kể cả đối với các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài).
11 trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mới nhất

11 trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mới nhất

(LĐTĐ) 11 trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo Luật Đất đai 2024, bao gồm: Đầu tư ưu đãi, dự án nhà ở xã hội, hỗ trợ người có công, đồng bào dân tộc, phát triển hạ tầng, đất ở cho hộ gia đình di dời...
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/8: Nền nhiệt giảm nhẹ, nhiều nơi có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/8: Nền nhiệt giảm nhẹ, nhiều nơi có mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/8, khu vực Hà Nội có mây, có lúc mưa rào và dông, nhiệt độ cao nhất 35 độ.

Tin khác

Ấn tượng Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh 2024

Ấn tượng Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh 2024

(LĐTĐ) Tối 9/8, Ủy Ban Nhân Dân (UBND) thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa tổ chức khai mạc Lễ hội Tôm hùm Cam Ranh 2024 với chủ đề “Vịnh xanh bừng sáng” thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự.
Hà Nội: Nhiều hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Nhiều hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội đang sôi nổi với hàng loạt cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật nhằm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Các hoạt động này không chỉ hướng tới việc tôn vinh lịch sử hào hùng của Thủ đô mà còn thực hiện các chương trình, Chỉ thị của Thành ủy về phát triển văn hóa và xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

(LĐTĐ) Lễ Vu Lan diễn ra vào rằm tháng Bảy âm lịch, là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, gợi nhắc mọi người về công ơn cha mẹ và tổ tiên. Nguồn gốc từ câu chuyện Bồ tát Mục Kiền Liên cứu mẹ, lễ này khuyến khích tinh thần tri ân và đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt

Lan tỏa nét đẹp trong văn hóa hiếu đạo của người Việt

(LĐTĐ) Sáng 8/8, Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức họp báo Chương trình nghệ thuật đặc biệt vu lan báo hiếu “Ơn nghĩa sinh thành” năm 2024.
Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Quy tắc ứng xử - chìa khóa xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

(LĐTĐ) Việc triển khai Quy tắc ứng xử (QTƯX) ở huyện Gia Lâm và quận Long Biên đang góp phần hình thành nên lối ứng xử văn minh của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan công sở và người dân tại nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện QTƯX.
"Bản hùng ca bất diệt” - Tri ân anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

"Bản hùng ca bất diệt” - Tri ân anh hùng liệt sĩ tại Quảng Trị

(LĐTĐ) Ngày 11/8, tại tỉnh Quảng Trị sẽ diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Bản hùng ca bất diệt", một sự kiện ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động tri ân, đền ơn, đáp nghĩa năm 2024 và kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam.
Phố thoảng hương nhài

Phố thoảng hương nhài

(LĐTĐ) Nơi phố thị xe cộ tấp nập, những ngả đường trải dài nắng vàng, bất chợt gió đưa hương nhài thơm dịu nhẹ, thuần khiết níu chân người bước chậm lại. Mùi hương thoang thoảng trong gió vừa thân thương vừa trong trẻo như đưa ta trở về với con người ban sơ trong chính mình.
Văn hóa bản địa – nền tảng giúp Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

Văn hóa bản địa – nền tảng giúp Hà Nội đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Với lợi thế sẵn có, Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam cho rằng Hà Nội cần tập trung vào bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, tập trung khai thác và phát huy giá trị của các làng nghề truyền thống… nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của du lịch cộng đồng.
Bài cuối: Động lực cho “Thành phố Sáng tạo” và phát triển công nghiệp văn hóa

Bài cuối: Động lực cho “Thành phố Sáng tạo” và phát triển công nghiệp văn hóa

Trong bối cảnh Hà Nội đang nỗ lực xây dựng hình ảnh một “Thành phố Sáng tạo” và phát triển công nghiệp văn hóa, mô hình Khu phát triển thương mại, văn hóa (BID) đang nổi lên như một động lực quan trọng. BID không chỉ là công cụ quản lý đô thị hiệu quả mà còn là chất xúc tác cho sự hội tụ giữa kinh tế, văn hóa và sáng tạo. Tại Thủ đô nghìn năm văn hiến, BID đang góp phần tạo ra những không gian đô thị năng động, nơi truyền thống và hiện đại hòa quyện, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa. Từ việc tái sinh các khu phố cổ đến việc hình thành các trung tâm văn hóa - sáng tạo mới, BID đang dần khẳng định vai trò then chốt trong việc định hình một Hà Nội vừa giàu bản sắc vừa đổi mới, sáng tạo. Sự thành công của mô hình này không chỉ hứa hẹn mang lại lợi ích kinh tế to lớn mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ các thành phố sáng tạo toàn cầu.
Bài 2: Kinh nghiệm thành công từ các đô thị lớn: Đề xuất cho Thủ đô

Bài 2: Kinh nghiệm thành công từ các đô thị lớn: Đề xuất cho Thủ đô

Hà Nội, Thủ đô nghìn năm văn hiến đang đứng trước cơ hội lớn để cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo tồn di sản văn hóa thông qua mô hình Khu phát triển thương mại, văn hóa (BID). Kinh nghiệm thành công từ các đô thị lớn như New York, London, Tokyo và Singapore cho thấy, BID có thể tạo ra sức sống mới cho cộng đồng và thúc đẩy giá trị thương mại, đồng thời gìn giữ bản sắc văn hóa. Với đặc trưng riêng có, Thủ đô Hà Nội có tiềm năng to lớn để áp dụng cơ chế BID, hướng tới mục tiêu xây dựng các khu thương mại - văn hóa sôi động, vừa bảo tồn được các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, Hà Nội cần có chiến lược cụ thể trong việc xác định điều kiện hình thành, thiết lập cơ chế hoạt động và mô hình quản lý phù hợp với bối cảnh địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động