Đặt thành công máy tạo nhịp tim cứu sống bệnh nhân 88 tuổi mắc nhiều bệnh nền
Bệnh nhân là ông N.P.I (88 tuổi, ở Hà Nội) vào viện trong tình trạng bị ngã đập mặt xuống nền cứng, choáng và ngất, hai mắt bầm tím. Qua hỏi bệnh người nhà cho biết bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường typ 2 từ nhiều năm nay.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Trước khi vào viện 3 ngày bệnh nhân xuất hiện các cơn choáng, ngất kéo dài từ 10 - 15 giây gọi hỏi không biết, không co giật, đau đầu, cơ thể suy nhược. Bệnh nhân được chỉ định chụp XQ; cộng hưởng từ sọ não và làm các xét nghiệm cơ bản. Sau khi có kết quả bệnh nhân được chuyển vào Khoa Tim mạch điều trị nội trú.
Quá trình nằm viện 1 ngày bệnh nhân có các cơn vắng ý thức ngắn 5 - 7 giây. Bệnh nhân được xử trí đeo thiết bị theo dõi điện tim 24 giờ, ghi nhận có block nhĩ thất độ cao, khoảng ngưng tâm thất 34 giây. Ngay khi có kết quả theo dõi điện tim 24 giờ, các bác sĩ đã quyết định đặt máy tạo nhịp tim 1 buồng cho bệnh nhân.
Sau đặt 7 ngày can thiệp bệnh nhân không có cơn vắng ý thức, các thông số kỹ thuật của máy ổn định tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tiến triển tốt.
Bác sĩ Chuyên khoa II Đỗ Hữu Nghị - Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết: Đây là trường hợp rất đặc biệt, bệnh nhân cao tuổi, nhiều bệnh lý nền kèm theo. Nếu không sớm tiến hành đặt máy tạo nhịp tim kịp thời, tình trạng sẽ tiến triển nặng hơn và nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, nhịp tim đều có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Kỹ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn được triển khai thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ nhiều năm nay. Nhờ ứng dụng triển khai hiệu quả kỹ thuật này mà nhiều bệnh nhân bị rối loạn nhịp chậm (hội chứng nút xoang bệnh lý, block nhĩ thất); bệnh nhân mắc các hội chứng rối loạn nhịp di truyền (hội chứng QT kéo dài bẩm sinh, hội chứng brugada…) hoặc những bệnh nhân suy tim nặng có mất đồng bộ giữa các buồng tim… tránh được biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ đột tử và giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống về sau cho người bệnh.
Bác sĩ Nghị khuyến cáo, trong trường hợp người dân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó thở, chóng mặt hoa mắt, đau ngực, ngất xỉu, nhịp tim chậm dưới 60 lần/phút, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09