Đào tạo “Chuyển đổi số báo chí” cho các cơ quan báo chí
Xử lý dứt điểm vấn đề phát sinh trong thực hiện chuyển đổi số ở Hà Nội Hà Nội: Truyền cảm hứng cho thanh niên khởi nghiệp sáng tạo |
Ngày 21/9, tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình đào tạo “Chuyển đổi số báo chí” do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Công ty Google tổ chức.
Tham dự khóa đào tạo có đại diện Bộ thông tin và Truyền thông, đại diện Công ty Google tại Việt Nam, cùng đai diện nhiều cơ quan báo chí Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, bà Mai Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Báo chí nhấn mạnh đến hai "nỗi trăn trở" của các cơ quan báo chí trong thời gian gần đây là chuyển đổi số báo chí và kinh tế báo chí. Cục Báo chí và Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xác định hai vấn đề này là trọng tâm trong năm nay và những năm tiếp theo.
Bà Mai Hương Giang, Phó Cục trưởng Cục Báo chí phát biểu khai mạc chương trình đào tạo. |
Nhằm góp phần thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ chuyển đổi số báo chí, Cục Báo chí đã hợp tác với Google để triển khai chương trình “Sáng kiến Tin tức Google” (Google News Initiative - GNI) ở Việt Nam.
Kể từ khi ra mắt, GNI đã hỗ trợ hơn 6.000 cơ quan báo chí ở 118 quốc gia trên toàn cầu, tập trung vào 4 hoạt động chính nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, cải tiến các mô hình kinh doanh, hỗ trợ các tòa soạn thông qua đổi mới công nghệ và gắn kết cộng đồng báo chí toàn cầu.
Tại Việt Nam, hiện số lượng cơ quan báo chí có phiên bản điện tử là 248/807 cơ quan, trong đó: Báo và tạp chí thực hiện 1 loại hình in và điện tử là 221 cơ quan, báo chí điện tử độc lập là 27 cơ quan. Ngoài ra còn có 224 cơ quan báo chí cả trung ương và địa phương đã thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, trong đó có cả những cơ quan báo chí đã có loại hình điện tử.
Phó Cục trưởng Cục Báo chí cho hay đây là lần đầu tiên một chương trình đào tạo chuyển đổi số báo chí được triển khai ở Việt Nam nhằm giúp các cơ quan báo chí Việt Nam chuyển đổi số thành công và tăng cường hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực báo chí ở Việt Nam.
Chương trình gồm 3 khóa đào tạo tổng quan với sự tham gia của hơn 200 cơ quan báo chí, cung cấp kỹ năng số theo 4 chủ đề: phát triển độc giả, xây dựng và khai thác dữ liệu, tối ưu hóa doanh thu quảng cáo, và xây dựng doanh thu từ độc giả.
Tiếp sau các khóa tổng quan sẽ là 2 khóa đào tạo chuyên sâu trong tháng 10 và tháng 11/2022 tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến dành cho đại diện từ 60 cơ quan báo chí, để trao đổi sâu hơn 4 chủ đề trên.
Các chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ tập trung vào 4 vấn đề chính: Phát triển độc giả, xây dựng dữ liệu, tối ưu hóa doanh thu quảng cáo và xây dựng doanh thu từ độc giả. Trong đó, chương trình chuyển đổi số lần này tập trung cải tiến các mô hình kinh doanh. Qua đó xây dựng các kỹ năng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh số, phát triển bền vững.
Bốn giảng viên sẽ đồng hành xuyên suốt khóa đào tạo là Tiến sĩ Đỗ Anh Đức, Trưởng Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông; ông Káp Thành Long, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Tri thức trực tuyến, chuyên gia báo chí; ông Trương Trí Vĩnh, chuyên gia báo chí; và ông Nguyễn Hoàng Nhật, Phó Tổng Biên tập Báo điện tử VietnamPlus.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Quản lý Hợp tác chiến lược ngành Tin tức và Xuất bản Đông Nam Á (Google) cho biết, là đơn vị có kinh nghiệm phối hợp với nhiều tổ chức sản xuất tin tức trên khắp thế giới, Google muốn chia sẻ một số chiến lược chuyển đổi số đã có hiệu quả để cơ quan báo chí tại Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng phù hợp với tổ chức của mình.
Chương trình chuyển đổi số báo chí bền vững sẽ tập trung xây dựng chiến lược để chuyển đổi số thành công; xây dựng văn hóa “lấy độc giả làm trung tâm”; xây dựng nền tảng để chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng dữ liệu.
Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ tập trung chia sẻ các giải pháp phát triển và tăng cường tương tác với độc giả; xây dựng doanh thu từ quảng cáo và tối ưu hóa doanh thu từ quảng cáo; các yếu tố then chốt để thành công khi triển khai mô hình doanh thu từ độc giả; đổi mới mô hình kinh doanh báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số…
Theo các chuyên gia, vấn đề lớn nhất của các tờ báo không chỉ là doanh thu mà là độc giả. Các tòa soạn phải trả lời câu hỏi về phân khúc độc giả, thị hiếu và thời điểm thích hợp để đáp ứng. Các cơ quan báo chí cần phân tích dữ liệu độc giả như lượng truy cập, khu vực truy cập…, để biết được độc giả quan tâm gì rồi mới lên kế hoạch xây dựng chiến lược nội dung và phát triển sản phẩm phù hợp, từ đó phục vụ độc giả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Xã hội 21/11/2024 15:46
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Xã hội 21/11/2024 13:52
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu
Xã hội 20/11/2024 07:58
Quy định mới quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng
Chuyển đổi số 12/11/2024 07:41
iHaNoi giúp thu hẹp khoảng cách chính quyền với người dân
Chuyển đổi số 11/11/2024 14:27
Sắp diễn ra Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II
Xã hội 10/11/2024 07:11
Hiệu quả từ số hóa lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Chuyển đổi số 07/11/2024 06:05
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
Chuyển đổi số 05/11/2024 14:41
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Hà Nội: Chuyển đổi số hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Infographic 23/10/2024 20:35