Đánh thức tiềm năng “thành phố sông Hồng”
Hà Nội khởi công xây dựng cầu 2.538 tỷ đồng vượt sông Hồng Khát vọng thành phố bên sông |
Cuộc dịch chuyển của bất động sản
Tại diễn đàn “Quy hoạch đô thị ven sông Hồng chuyên đề 2: Điểm sáng phía Đông”, với vai trò là nhà phân phối bất động sản cũng như là nhà đầu tư đã hoạt động ở thị trường phía Đông Hà Nội hơn 10 năm qua, ông Hoàng Đình Khiêm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Kinh doanh và Phát triển địa ốc Vietstarland cho biết: Thị trường đã chứng kiến những cuộc dịch chuyển mạnh mẽ chưa từng có từ khu phố cổ sang các phố mới, tạo ra những thành phố kinh doanh thương mại sầm uất đa chiều.
Ảnh minh họa. |
Những nhà kiến tạo như VinGroup với đại đô thị Vinhome Ocean Park 1, 2, 3 tổng diện tích lên tới 1.200 ha, hay nhà sáng lập Ecopark, sẽ tạo ra các đại đô thị, các bất động sản “sống” có thể neo đậu trước mọi biến cố thị trường. Đơn cử như tại Vinhome Ocean Park 1, chỉ trong 4 năm đã tạo ra một quần thể với 45.000 cư dân. Có lẽ chưa một quần thể nào có thể lấp đầy với tốc độ nhanh như thế. Rất nhiều bước chân của cư dân, của khách du lịch đã đến đây.
Cùng với việc phục hồi sau đại dịch, xu hướng trong vòng 5 năm tới, các chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sẽ dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam tại Bắc Giang, Bắc Ninh,… Với thành phố hai bên bờ sông Hồng được quy hoạch, các đường vành đai 3, 4 và trục cao tốc 5B, trục tam giác Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Móng Cái - Vân Đồn,... các đại đô thị sẽ tạo mặt tiền mới cho Thủ đô Hà Nội.
Cuộc đại dịch chuyển đó sẽ là xu thế tất yếu. Bởi các nhà đầu tư sẽ không sống được tại những thành phố không vận hành, những thành phố không tạo ra bước chân của khách du lịch, không có kinh tế đêm. Các đại đô thị sẽ hấp dẫn và tạo ra dòng dịch chuyển đến thành phố mới. Và trong tương lai, với việc phát triển thực sự về bất động sản, quy hoạch sông Hồng sẽ biến Hà Nội thành điểm đến của các du khách quốc tế và các nhà đầu tư. Bất động sản ở đây sẽ không ảnh hưởng bởi lạm phát và sự phát triển không ổn định của thị trường.
“Trên cương vị là một nhà đầu tư, tôi nhận định bất động sản là một kênh trú ẩn an toàn của dòng tiền. Bất động sản - nhất là những bất động sản có giá trị thực sẽ luôn là tấm khiên vàng giúp bất động sản chống đỡ mọi biến cố của thị trường. Đặt vào bối cảnh kinh tế vĩ mô còn diễn biến khó dự đoán, bất động sản sẽ vừa mang lại nguồn thu từ các lợi ích trực tiếp, vừa duy trì giá trị trong dài hạn nhờ khả năng giữ giá sinh lời và tiềm năng tăng giá trong tương lai, trở thành rào chắn trước mọi ảnh hưởng nếu có từ lạm phát cho các nhà đầu tư.
Nhìn nhận từ thị trường, giá trị của bất động sản tăng theo thời gian, càng để lâu càng tăng giá, đặc biệt ở những khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn được quy hoạch tổng thể, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng. Đây chính là giai đoạn vàng để nhà đầu tư có thể chọn được hàng tốt cho những chiến lược đầu tư bền vững”, ông Hoàng Đình Khiêm nhận định.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản cho biết, từ ý kiến của các chuyên gia cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước, với vai trò của những người làm bất động sản, ông đánh giá công tác quy hoạch là cực kỳ quan trọng.
“Có quy hoạch thì mới tạo ra việc sử dụng đất có hiệu quả, tạo ra các khu kinh tế và hệ thống hạ tầng xã hội. Việc hiện thực hóa các quy hoạch mang đến ý nghĩa về phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các hệ thống bất động sản”, ông Nguyễn Văn Đính khẳng định.
Trung tâm chuỗi cung ứng kinh tế
Theo các chuyên gia kinh tế, phía Đông Hà Nội với tâm điểm là sông Hồng sở hữu yếu tố không gian hiện đại để trở trành trung tâm của chuỗi cung ứng dịch vụ hỗ trợ, hoạt động thương mại, sản xuất công nghiệp giá trị gia tăng cao.
Ông Bùi Trung Nghĩa - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định, hiệu quả và chất lượng của quá trình phát triển hệ thống đô thị vùng sẽ lan toả và có tính quyết định đến sự phồn vinh của một vùng và quốc gia.Vùng thủ đô Hà Nội, với vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng bậc nhất, là trung tâm của cả nước giữ vai trò động lực đầu tàu của thị trường bất động sản cả nước.
Đặc biệt, ngày 5/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm cần tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước.
Nghị quyết cũng nêu rõ: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hoà hai bên sông của Hà Nội. Bên cạnh đó, nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; tập trung hình thành một số cực tăng trưởng mới; từng bước tạo ra chùm đô thị, các đô thị vệ tinh.
Ông Bùi Trung Nghĩa khẳng định, vùng Thủ đô Hà Nội còn có thể nói là đầu tàu của thị trường bất động sản cả nước. Và đầu tàu ấy, sắp tới hứa hẹn sẽ tăng tốc mạnh mẽ hơn nữa khi rất nhiều doanh nghiệp nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước đang rất kỳ vọng quy hoạch đô thị sông Hồng được thực hiện. Theo đó, hạ tầng đồng bộ, định hướng quy hoạch trục cảnh quan hai bên bờ sông Hồng tạo môi trường sống thuận lợi với những đại đô thị đầy đủ tiện ích đang là xu hướng đặc biệt tại thị trường địa ốc Thủ đô.
Với lợi thế là vị trí điểm đầu kết nối vùng vùng Thủ đô, Phó Chủ tịch VCCI nhận định: Phía Đông Hà Nội với tâm điểm Sông Hồng là nơi thích hợp nhất và hiện cũng đang sở hữu những yếu tố không gian hiện đại để trở trành trung tâm của chuỗi cung ứng dịch hỗ trợ, hoạt động thương mại, sản xuất công nghiệp giá trị gia tăng cao, thu hút hàng vạn chuyên gia, nhân sự cao cấp và người lao động cùng với các dịch vụ hỗ trợ đi kèm.
Cùng đó, các dự án nhà ở, nổi trội là khu vực phía Đông sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ việc di dân từ khu vực nội đô lịch sử tới các quận giáp ranh sinh sống với việc đi lại thuận tiện và điều kiện hạ tầng tốt hơn, cùng giải pháp quy hoạch xây dựng, đầu tư hệ thống mới, xây dựng nhà ở với chi phí hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mở rộng không gian xanh, nâng cao chất lượng môi trường sống trong đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái./.
Tháng 3/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở), với quy mô gần 11.000 ha, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. Đây là bước khởi đầu nhằm hiện thực hóa giấc mơ “thành phố hai bên bờ sông”. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Thị trường 15/12/2024 16:51
Giảm giá, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có khả năng mua nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 17:42
Cú hích cho tỉnh Lâm Đồng cất cánh
Thị trường 12/12/2024 12:47
Các nhà đầu tư cần quan tâm hơn đến nhà ở xã hội
Thị trường 12/12/2024 10:49
Bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội ngày càng “tăng nhiệt”
Bất động sản 11/12/2024 21:32
Giá nhà trong ngõ ở Hà Nội tăng cao dịp cuối năm
Thị trường 10/12/2024 16:42
Sắp đấu giá khu đất quận nội thành Hà Nội, giá khởi điểm từ 86 triệu đồng/m2
Thị trường 10/12/2024 06:50
Chọn thời điểm phù hợp đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản
Thị trường 08/12/2024 19:21
Nghịch lý 5 năm giá bất động sản tăng 60%!
Thị trường 06/12/2024 06:35
KN Cam Ranh ký kết chiến lược với 7 đối tác lữ hành dự án CaraWorld
Thị trường 05/12/2024 20:57