Dành tất cả tình yêu cho bệnh nhân phong

(LĐTĐ) Bản thân chịu nhiều thiệt thòi, mất mát, thế nhưng, y tá Nguyễn Thị Xuân lại giống như bông hoa sen tỏa hương thơm ngát. Vốn có thể lựa chọn sống cuộc sống an nhàn với nghề nhà giáo, vậy mà bà đã từ bỏ công việc, tình nguyện đến chăm sóc cho các bệnh nhân phong tại trại phong Quả Cảm.
Sống để sẻ chia… Cô giáo Bùi Thị Duyên: Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo và giàu lòng nhân ái!

Quyết định táo bạo của cô giáo mầm non

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Xuân trong lễ tuyên dương "Những gương sáng thầm lặng vì cộng đồng" do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua. Bà Xuân khoác trên mình chiếc áo blouse trắng - đây cũng là niềm tự hào của bà biết bao năm nay. Trò chuyện với bà, chúng tôi mới thấu hiểu hết tấm lòng bao dung, nhân hậu của người phụ nữ dành hơn nửa đời để chăm sóc cho bệnh nhân phong.

Dành tất cả tình yêu cho bệnh nhân phong
Chân dung nữ y tá Nguyễn Thị Xuân – người đã dành nửa đời chăm sóc cho bệnh nhân phong tại trại phong Quả Cảm.

Nữ y tá Nguyễn Thị Xuân sinh ra và lớn lên trong một gia đình có năm chị em tại xã Đại Xuân, huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh). Ngay từ khi còn nhỏ, chị em cô đã thiếu thốn tình cảm gia đình. Theo y tá Xuân, năm lên ba tuổi mẹ cô qua đời; đến năm 10 tuổi thì bố mất, mấy chị em phải nương tựa nhau mà trưởng thành.

Sau quá trình nỗ lực, cố gắng, cô gái trẻ Nguyễn Thị Xuân khi đó được phân công dạy tại một trường mầm non. Công việc tại trường mầm non với những đứa trẻ không quá vất vả nên khi đó cô có nhiều thời gian dành cho gia đình. Cứ vậy cho tới một ngày, cô gái trẻ vô tình đọc được cuốn sách “Lạc quan trên miền thượng”.

Cuốn sách kể về hành trình của một linh mục người Pháp trẻ tuổi đã từ bỏ cuộc sống sung túc để tới huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chăm sóc bệnh nhân phong và thành lập trại phong Di Linh. Từ đó, nữ nhà giáo trẻ bắt đầu có những trăn trở về câu chuyện trên, nhất là khi cô biết được trên địa bàn mình sinh sống cũng có trại phong.

Những tưởng tượng về bệnh nhân phong trong cuốn sách đã thôi thúc nữ giáo viên mầm non tìm đến trại phong Quả Cảm. Bà Xuân nhớ lại, thời điểm đó bà chưa từng nhìn thấy bệnh nhân phong nên cũng tò mò, do đó bà chủ động xin địa chỉ của mọi người để tới thăm những người bệnh. Trong lần đầu tiên tới trại phong, bà Xuân gặp cụ ông 84 tuổi. Cụ nằm trên mấy ván gỗ ghép lại ở góc nhà tối om, mùi thịt thối rữa khiến bà có chút sợ hãi.

Cụ già đau đớn trong cô độc, chỉ mong được gặp con cháu lần cuối nhưng chẳng có lấy một người thân tới thăm nom. Thấy vậy, bà đã động viên, an ủi, tắm rửa, hẹn tuần sau lại lên với cụ Thế nhưng, đến hẹn, bà Xuân quay lại thăm thì cụ đã mất. Lúc cụ đi chỉ có 4 người khiêng cụ chôn dưới chân núi, không con cháu tới viếng, không một vành khăn trắng.

Thấy cụ ông ra đi trong cô độc, cô giáo mầm non lúc đó lại càng thêm cảm thông và chia sẻ với những bệnh nhân phong tại trại phong Quả Cảm. Kể từ ngày đó, cuối tuần nào người ta cũng thấy một người con gái với dáng vẻ hoạt bát, nhanh nhẹn tới trại phong để giúp đỡ bệnh nhân.

Cô chẳng nề hà vất vả, từ việc chăm sóc, tắm rửa, bón cơm cho bệnh nhân, không có việc gì là cô không thể làm. Thời điểm đó, bệnh phong còn được nhắc đến như một căn bệnh quái ác, mọi người đều sợ và không ai dám đến gần những người bệnh. Cũng chính vì đó mà việc bà Xuân tìm đến và chăm sóc bệnh nhân bị phong thường bị người dân đàm tiếu không ngừng.

Tiếp xúc một thời gian với các bệnh nhân ở trại phong Quả Cảm, bà Xuân lại càng thêm thương vì họ phải chịu những đau đớn mà người thường khó có thể chịu được. Cũng như bao người khác, ban đầu khi mới tiếp xúc với những người bệnh, bà cũng thấy sợ. Bà sợ vì ban đầu chưa quen với mùi tanh trên người bệnh khi chân tay họ hoại tử. Chứng kiến những cơn đau dày vò người bệnh, bà lại càng thêm thương cảm và quyết tâm phải thay những người thân của bệnh nhân chăm sóc cho họ.

Bỏ qua những đàm tiếu, những lời lẽ không hay của mọi người, bà Xuân quyết định xin nghỉ việc ở trường mầm non để xin được vào chăm sóc những bệnh nhân tại đây, năm đó, là năm 1987. Ban đầu, người nhà bà Xuân phản đối kịch liệt vì sợ bà vất vả. Thêm nữa, lúc đó bà cũng chưa lấy chồng, sinh con, nếu vào làm việc tại trại phong thì sẽ phải sống độc thân cả đời. Thế nhưng, bà Xuân kiên quyết giữ ý kiến nên các thành viên trong gia đình đã phải đồng ý để bà vào trại phong.

Sau nửa năm lặng lẽ chăm sóc bệnh nhân, lãnh đạo trại phong Quả Cảm đề nghị nhận bà Xuân về làm y tá. Năm 1988, bà Xuân vào Quy Nhơn học trung cấp y. Học xong bà phải chờ hơn một năm mới có quyết định công tác của tỉnh Hà Bắc (tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang trước đây) vì khi đó không ai tin lại có người tình nguyện vào trại hủi. Quyết định về với trại phong Quả Cảm của bà Xuân lúc đó với nhiều người có thể là dị thường, nhưng với bà Xuân, đây lại là quyết định đúng đắn nhất trong cả cuộc đời mình.

Về hưu vẫn muốn gắn bó với bệnh nhân phong

Khi chính thức trở thành y tá, bà Xuân được lãnh đạo trại phong Quả Cảm cấp phòng làm việc. Tuy nhiên, để thuận tiện thăm khám và chăm sóc bệnh nhân, y tá Xuân xin lãnh đạo cho được ở dãy nhà ngay cạnh các bệnh nhân. Công việc hằng ngày của nữ y tá Nguyễn Thị Xuân là vệ sinh vết thương, làm chân tay giả cho người bệnh và hỗ trợ bệnh nhân tập luyện tại phòng tập phục hồi chức năng. Ngoài công việc chuyên môn, nữ y tá còn hỗ trợ người bệnh lớn tuổi tắm giặt, nấu cơm, sửa điện nước, sửa chữa vật dụng hư hỏng…và cả việc khâm liệm cho người đã mất.

Với sự nhiệt huyết của mình, bà Xuân đã nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của mọi người, cũng nhờ đó mà bà đã kêu gọi được nhiều tài trợ, cải thiện đời sống cho bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm. Theo đó, bà Xuân đã đứng lên kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí xây dựng nhà ở cho bệnh nhân, xây mới và sửa sang lại các phòng chức năng tại đây.

Trước khi về trại phong công tác, trong khoảng thời gian chờ quyết định về trại phong Quả Cảm, bà Xuân cũng đã đi khắp các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nam… để tìm các trại phong. Đi đến đâu, bà Xuân cũng nhiệt tình chăm sóc và giúp đỡ bệnh nhân, cũng chính vì vậy, khi nhắc đến y tá Xuân, không ai là không biết. Từ chuyến đi này mà bà thiết lập được đầu mối với trại phong ở các tỉnh. Từ ngày đó đến nay bà đã giúp được các trại phong một số tiền sinh hoạt và tiền học bổng cho con người bệnh từ các cấp nhỏ lên đến đại học, sau đại học.

Bà Xuân chia sẻ, từ năm 1992, bà đã đầu tư cho con các bệnh nhân phong được đi học. Bản thân bà thấy rằng bố mẹ các cháu không may mắn bị tàn tật, phải chịu nhiều đau đớn, vất vả thì các cháu phải được đi học để sau này ra trường có cuộc sống ổn định hơn. Đến giờ đã có nhiều cháu học được đại học, cao học, tiến sỹ…, mỗi khi các cháu về quê đều lên trại phong thăm bà và đem theo những món quà quê, dù không phải là những món quà đắt tiền, thế nhưng với bà, đó lại là những “quả ngọt” mà bà đã dành cả cuộc đời vun đắp, là điều hạnh phúc nhất đối với bà…

Sự hy sinh thầm lặng của nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều bằng khen, giấy khen. Bà Xuân là một trong số 70 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tuyên dương tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2018). Cùng đó, bà cũng được vinh danh là 1 trong 400 tấm gương thầm lặng vì cộng đồng do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức trong năm 2020.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp tri ân thầy cô. Những lời chúc chân thành như món quà tinh thần quý giá, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc và khích lệ thầy cô tiếp tục sự nghiệp trồng người cao quý.
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tối 15/11, tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã Vân Hòa, huyện Ba Vì (Hà Nội), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024.
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024

(LĐTĐ) Với hơn một thập kỷ kinh doanh các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chủ động, đặc biệt là chăm sóc hệ miễn dịch, Care For Việt Nam (CFVN) thấu hiểu tầm quan trọng của việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe từ sớm. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò là nền tảng xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. CFVN cũng xác định tận dụng tối đa những ưu thế, kinh nghiệm và nguồn lực để kiến tạo một cộng đồng người Việt Nam khỏe mạnh.
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ

(LĐTĐ) Trở thành người khuyết tật ở lứa tuổi đẹp nhất, khi mắc căn bệnh xương thủy tinh, Hoàng Thị Dịu (sinh năm 1989, tỉnh Thái Bình) đã không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Cô gái 8X kiên cường còn giúp trẻ em xóm làng gieo mầm tri thức, lan tỏa tình yêu đọc sách với các em nhỏ tại địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động