Dán tem truy xuất nguồn gốc, hiệu quả đôi đường
29 đặc sản xứ Nghệ được dán tem truy xuất nguồn gốc Sau thịt, rau... đến lượt trứng gia cầm được dán tem truy xuất nguồn gốc |
Từ trước đến nay, nguồn gốc của các loại thực phẩm, nông sản luôn là vấn đề nóng được người tiêu dùng quan tâm. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, bên cạnh những hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng vẫn còn có những sản phẩm không rõ nguồn gốc được bày bán tại các khu chợ đầu mối, chợ cóc và các chợ dân sinh. Vấn đề an toàn thực phẩm cũng chỉ dựa trên sự tin tưởng giữa người mua và người bán.
Không để bản thân rơi vào thế bị động, từ nhiều năm nay, chị Lê Thị Loan (phường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) đã thay đổi thói quen mua hàng. Thay vì đi chợ mua thực phẩm, chị Loan tìm đến các cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị để mua các loại rau củ hữu cơ có dán tem truy xuất nguồn gốc.
Chia sẻ với phóng viên, chị Loan cho biết, chị lựa chọn mua thực phẩm tại siêu thị và các cửa hàng thực phẩm vì thông qua việc quét mã QR Code chị biết rõ xuất xứ, quy trình chăm sóc của các loại rau. Hơn nữa, các loại rau được bày bán ở đây đều được trồng theo hướng hữu cơ nên rất an toàn.
Rau an toàn Hợp tác xã Ba Chữ được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi tới tay người tiêu dùng. |
Để tránh việc làm giả thương hiệu, tạo sự yên tâm cho khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ gia đình, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố đã dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong cho biết: Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong được thành lập vào năm 2017 và sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi liên kết. Hiện tại, Hợp tác xã đang trồng một số loại cây ăn quả như: Táo, bưởi, mít, nhiều nhất phải kể đến ổi lê Đài Loan. Các sản phẩm của Hợp tác xã đều được giám sát chặt chẽ từ khâu trồng, chăm sóc tới khâu đóng gói sản phẩm đưa ra thị trường. Khi tới kỳ thu hoạch, các sản phẩm nông sản sẽ được đóng gói và dán tem QR Code để người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, chất lượng thông qua điện thoại, máy tính bảng có kết nối internet.
“Ngay từ khi bắt đầu sản xuất, Hợp tác xã đã định hướng sản xuất sản phẩm an toàn. Để chứng minh điều đó với người tiêu dùng, đầu năm 2018, Hợp tác xã đăng ký dán truy xuất nguồn gốc QR Code để khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trong quá trình sử dụng, việc cập nhập quá trình chăm sóc vào hệ thống rất dễ dàng, không có hạn chế. Việc đăng ký dán tem QR Code cũng là hình thức quảng bá và giới thiệu tới người tiêu dùng, chứng minh được sự an toàn của sản phẩm”, anh Lâm cho hay.
Không chỉ có Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Khánh Phong, việc dán tem truy xuất nguồn gốc cũng được nhiều hợp tác xã trên địa bàn Thành phố áp dụng và đã đưa lại hiệu quả cao. Một trong những Hợp tác xã sản xuất các sản phẩm nông sản tại huyện Đông Anh đã và đang triển khai tốt việc dán tem truy xuất nguồn gốc phải kể đến Hợp tác xã Ba Chữ (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Theo đó, Hợp tác xã Ba Chữ được thành lập từ năm 2016, quy tụ 145 thành viên. Ban đầu, Hợp tác xã có diện tích 35 ha diện tích trồng rau, trong đó có 21 ha sản xuất rau an toàn đã được chứng nhận chất lượng rau an toàn.
Từ năm 2018, Hợp tác xã Ba Chữ đã dán tem truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Theo đó, các loại rau ăn lá sau khi thu hoạch sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc trước khi đến tay người tiêu dùng để tránh việc hàng giả, hàng nhái, người dùng yên tâm sử dụng. Không những vậy, việc dán tem truy xuất được hỗ trợ hoàn toàn chi phí nên các xã viên cũng cũng phần nào yên tâm sản xuất mà không quá lo lắng về đầu ra.
Nhận thấy những lợi ích không nhỏ từ việc dán tem truy xuất nguồn gốc, thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh đã thường xuyên phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan để triển khai chương trình hỗ trợ thiết kế, dán tem truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm của các hợp tác xã, hộ gia đình có đăng ký sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể thuộc huyện, Ủy ban nhân dân 18/18 xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu các đơn vị sản xuất tham gia thực hiện sử dụng mã QR Code truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm và người dân trên địa bàn huyện sử dụng các sản phẩm có tem, nhãn mác và mã QR Code. Cùng đó, hướng dẫn các cơ sở tăng cường công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ, giải pháp để minh bạch thông tin, đảm vảo việc dán tem truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn đạt hiệu quả bền vững.
Kết quả, đến nay trên địa bàn huyện Mê Linh đã có 28 cơ sở là các hợp tác xã và hộ gia đình có đăng ký kinh doanh tham gia thực hiện việc dán tem truy xuất nguồn cho 95 sản phẩm hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn. Trong đó, số lượng các hộ sản xuất, hợp tác xã được cấp thành phố, huyện hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc có trên 5 cơ sở và nhiều hộ sản xuất, hợp tác xã tự bỏ kinh phí dán tem truy xuất nguồn gốc.
“Việc ứng dụng phần mềm hệ thống quản lý thông tin, sử dụng mã QR Code truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm đã giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản, khuyến khích kinh doanh tiêu thụ trên môi trường mạng đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh tế đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản”, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh Phạm Thành Đô khẳng định.
Mặc dù đem lại hiệu quả cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, thế nhưng nhiều hộ sản xuất và hợp tác xã vẫn còn “ngó lơ”. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên là do kinh phí đầu vào tăng, việc truy xuất nguồn gốc vẫn bằng hình thức nhập thủ công, vừa tốn nhiều công lao động vừa băn khoăn về tính trung thực của dữ liệu, dễ phát sinh nhầm lẫn. Mặt khác, người tiêu dùng chưa có thói quen quét mã QR Code để truy xuất nguồn gốc khi mua sản phẩm thực phẩm. Khi mua thực phẩm người tiêu dùng phải mất thời gian quét mã; bên cạnh đó, mỗi sản phẩm lại có nhiều loại tem mác, khác nhau về hình dạng, kích thước nên chưa phân biệt đâu là tem tích hợp thông tin chính xác nhất.
Để phát huy hiệu quả của việc dán tem truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian tới, ông Phạm Thành Đô -Trưởng phòng Kinh tế huyện Mê Linh cho biết: Huyện sẽ tiếp tục duy trì, phát triển Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông lâm thủy sản, nâng cao tỷ lệ ứng dụng hệ thống phần mềm thông tin điện tử trong truy xuất nguồn gốc tập trung vào sản phẩm nguy cơ cao như rau, củ, quả, trái cây, thịt, thủy sản.
Cùng đó, huyện sẽ tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức về các lợi ích khi tham gia Hệ thống truy xuất nguồn gốc và cách nhận biết, sử dụng các thiết bị điện tử khi khai thác thông tin từ việc quét mã QR Code gắn trên sản phẩm hàng hóa để người tiêu dùng được biết và ứng dụng. Đồng thời, có cơ chế khuyến khích hỗ trợ liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn có truy xuất, nhằm tăng cường khả năng phân phối hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55