Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới

(LĐTĐ) Những ngày này, khắp các con phố Hà Nội rộn ràng cờ hoa chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). 70 năm qua đi, ngày nay Hà Nội đã mang một diện mạo hoàn toàn mới, vừa bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống, vừa mạnh mẽ bừng sáng với một tư thế mới, diện mạo mới bước vào kỷ nguyên hiện đại, phát triển.
Quy hoạch phát triển đôi bờ sông Hồng: Chờ những diện mạo mới Nông thôn mới, sức sống mới, diện mạo mới Phố Tràng Tiền chờ đón diện mạo mới

Vẹn nguyên những giá trị văn hóa

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Sự hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội không chỉ thể hiện qua lối sống sinh hoạt hàng ngày mà nó còn được thể hiện qua phong cách sống, phong cách sinh hoạt.

Nếu người Huế kín kẽ, người Sài Gòn phóng khoáng thì người Hà Nội lại nổi tiếng với sự thanh lịch, hào hoa.

Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới

Đường phố Hà Nội trang hoàng rực rỡ trong những ngày kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Trong những năm tháng chiến tranh và thời kỳ bao cấp, người Hà Nội vẫn giữ được sự thanh lịch trong lời ăn tiếng nói, trong trang phục và trong cách cư xử. Người dân Thủ đô vẫn ý thức gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống, đặc biệt những nét văn hóa truyền thống như lễ hội, kiến trúc.

Hình ảnh những người phụ nữ thướt tha bên tà áo dài, người đàn ông lịch lãm trong chiếc áo sơ mi trắng bên hồ Hoàn Kiếm vẫn là biểu tượng của nét đẹp Hà Nội.

Sau 70 năm kể từ Ngày Giải phóng Thủ đô, Hà Nội đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh đến thời kì bao cấp và mở cửa, hội nhập quốc tế. Đặc biệt, sau khi mở cửa nền kinh tế và hội nhập vào thế giới từ những năm 1986, Hà Nội đã dần chuyển mình và trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước.

Người Hà Nội hôm nay nhanh nhạy nắm bắt, không ngừng học hỏi để hòa nhịp trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và dù trải qua nhiều năm tháng, nhiều sự thay đổi, nhưng người Hà Nội vẫn giữ được phong thái tinh tế, thanh lịch. Văn hóa, giáo dục tri thức vẫn luôn được coi trọng trong đời sống hàng ngày.

Các di sản văn hóa như Tháp nước Hàng Đậu, chợ Đồng Xuân, Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, phố cổ Hà Nội với 36 phố phường, những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm, những làng nghề và những nét đẹp văn hóa truyền thống luôn là niềm tự hào của người Hà Nội, được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

Tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới

Vượt qua những khó khăn, thử thách, sau 70 năm, đến nay Hà Nội đã trở thành một Thành phố lớn của cả nước với cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, trung tâm công nghiệp hiện đại với nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các trung tâm công nghệ cao; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới
Trải qua thời gian, ngày nay người Hà Nội vẫn đã và đang gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống.

Sự thay đổi của Hà Nội đã đem đến niềm tự hào cho mỗi công dân Thủ đô. Ông Nguyễn Hữu Nghĩa (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nên tôi cảm nhận sự khác biệt rõ rệt của Thủ đô. Năm 1954, cơ sở hạ tầng bị thiệt hại nặng nề, đa số người dân sống trong các khu nhà cấp bốn thì nay đã được thay thế bằng các tòa nhà cao tầng, chung cư hiện đại, khu biệt thự liền kề. Giao thông thời đó chủ yếu là xe đạp, xe lam, đường phố nhỏ hẹp chủ yếu là đường đất thì nay các công trình, dự án giao thông hiện đại như đường Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4 đang thi công, đường sắt Cát Linh - Hà Đông,… Những sự thay đổi đó đã tạo nên diện mạo hoàn toàn mới cho Thủ đô”.

Ngày 16/7/1999, thành phố Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược phát triển đô thị của Thành phố. Song song với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội đã định hướng phát triển theo mô hình thành phố sáng tạo, thúc đẩy các dự án liên quan đến công nghệ, giáo dục, văn hóa.

Ngoài ra, Thành phố cũng chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, đẩy mạnh phát triển giao thông xanh và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại phù hợp với nhu cầu của người dân.

Bà Nguyễn Thị Hòa (phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng) cho hay: “Ngày nay, Hà Nội không chỉ phát triển về quy mô mà còn thay đổi về hạ tầng đô thị. Bên cạnh các trung tâm như Ba Đình, Hoàn Kiếm với nhiều công trình vẫn giữ được nét cổ kính thì các một số quận như Cầu Giấy, Hà Đông, Đông Anh lại phát triển thành những khu đô thị hiện đại. Quản lý đô thị, trật tự xã hội có nhiều chuyển biến, như hệ thống công viên, vườn hoa, cây xanh tạo cảnh quan đồng bộ cho các tuyến đường, cửa ngõ Thủ đô.

Các mô hình thôn, xã thông minh đã đưa các thôn, xã trở thành “miền quê đáng sống”, đời sống của nhân dân được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao”.

Hà Nội bừng sáng với tư thế mới, diện mạo mới, sức sống mới
Múa rồng - nét đẹp văn hóa của vùng đất Thăng Long.

Song song với quá trình hiện đại hóa, hội nhập và phát triển, Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, di sản văn hóa. Các công trình cổ kính như Hồ Gươm, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được đầu tư phát triển, trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách mỗi khi ghé thăm Thủ đô.

Những hoạt động văn hóa như lễ hội truyền thống, các buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian, triển lãm giới thiệu các làng nghề, nghề thủ công đều được duy trì và khôi phục, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo ra nét đặc trưng riêng có của Hà Nội.

Sự phát triển của Hà Nội không chỉ nằm ở những con số của kinh tế, mà còn hướng tới xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, nơi mà con người được hưởng một cuộc sống an toàn, trong lành.

Trong thời gian tới, ngoài hệ thống các giải pháp đã triển khai, Hà Nội sẽ chú trọng đến việc phân bố hài hòa các không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các lĩnh vực, góp phần tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô. Song hành với đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển, mở rộng hệ thống giao thông công cộng gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với giao thông xanh,…

Những thành tựu mà Hà Nội đã đạt được có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước. Nhìn lại quá trình trong 70 năm qua, Thủ đô đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực, đổi mới sáng tạo, là biểu tượng của sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, sự hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại, giữa những nét truyền thống và sự đỏi mới, sáng tạo.

Hà Nội ngày xưa, bây giờ và mãi về sau, sẽ luôn phát huy được bản lĩnh, khí phách của Thủ đô ngàn năm văn hiến và anh hùng.

N.Hoa - N. Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Không có khó khăn trong xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thủ đô (sửa đổi)

Không có khó khăn trong xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp chưa nhận đươc phản ánh, kiến nghị nào của các bộ, ngành, cũng như của thành phố Hà Nội phản ánh khó khăn trong việc xây dựng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Ký ức tự hào ngày trở về tiếp quản Thủ đô

Ký ức tự hào ngày trở về tiếp quản Thủ đô

(LĐTĐ) 70 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày tiếp quản Thủ đô vẫn mãi rực sáng trong tim mỗi chiến sĩ năm xưa. Hòa vào dòng chảy bất diệt của lịch sử dân tộc, những ký ức đó như một dấu son không bao giờ phai nhòa, mãi là những minh chứng sống động giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về những ngày thu lịch sử tháng 10/1954.
Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, huyện Thanh Trì tổ chức lễ gắn biển công trình cấp Thành phố với Trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi và trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

Hôm nay 10/10, xe buýt 2 tầng phục vụ miễn phí du khách tham quan Hà Nội

(LĐTĐ) Sở Du lịch Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tiếp tục tổ chức chương trình "Tinh hoa áo dài" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình diễn ra vào ngày 10/10, người dân và du khách mặc áo dài sẽ được trải nghiệm đi xe buýt 2 tầng miễn phí tham quan thành phố.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng gần 20% so với cùng kỳ

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng gần 20% so với cùng kỳ

(LĐTĐ) Trong tháng 9, thị trường chứng khoán có nhiều phiên tăng, giảm điểm đan xen. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.061,97 ngàn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm trước; tương đương 69,1% GDP năm 2023.
Công đoàn cơ sở: Cầu nối giữa lợi ích người lao động và sự phát triển của ngành Ngân hàng

Công đoàn cơ sở: Cầu nối giữa lợi ích người lao động và sự phát triển của ngành Ngân hàng

(LĐTĐ) Hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam (NHVN) đã không ngừng xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh; xứng đáng là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên và người lao động (NLĐ) trong ngành Ngân hàng. Đặc biệt tại cấp Công đoàn cơ sở (CĐCS), sự nhiệt tâm và sáng tạo của các Chủ tịch CĐCS đã truyền giữ ngọn lửa nhiệt huyết của NLĐ trong quá trình phát triển nghề nghiệp, góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành Ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024

Ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm 2024, mới đây, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 277/KH-UBND tổ chức các hoạt động nhân Ngày chuyển đổi số quốc gia, Ngày chuyển đổi số thành phố Hà Nội năm 2024.

Tin khác

Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

Thanh Trì gắn biển công trình cấp Thành phố mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, huyện Thanh Trì tổ chức lễ gắn biển công trình cấp Thành phố với Trường Trung học cơ sở Ngọc Hồi và trao Bằng công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TRỰC TUYẾN: Trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) 9h sáng nay (10/10), Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) long trọng tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

Sẻ chia giấc mơ an cư từ ngôi nhà đại đoàn kết

(LĐTĐ) Với tinh thần “tương thân tương ái" nhằm góp phần động viên các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, chiều 9/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm tổ chức bàn giao nhà đại đoàn kết cho hộ gia đình bà Nguyễn Thị Tính, tổ dân phố Yên Nội 2, phường Liên Mạc.
Quận Đống Đa gắn biển công trình “dân vận khéo” chào mừng Giải phóng Thủ đô

Quận Đống Đa gắn biển công trình “dân vận khéo” chào mừng Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), chiều 9/10, Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội và quận Đống Đa đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “dân vận khéo” công trình Cải tạo, nâng cấp vườn hoa Đại học Công đoàn.
Phố phường Hà Nội náo nức đón ngày Giải phóng Thủ đô

Phố phường Hà Nội náo nức đón ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thời điểm này, Hà Nội đang bước vào cao điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Thành phố Hà Nội đã trang trí các tuyến phố với hàng loạt băng rôn, tranh cổ động đầy ý nghĩa. Bên cạnh đó, người dân cũng nô nức mong chờ nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật chuẩn bị diễn ra nhân dịp này.
Huyện Mỹ Đức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Huyện Mỹ Đức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng nay (9/10), Ủy ba nhân dân (UBND) huyện Mỹ Đức tổ chức Lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và đón Bằng công nhận Trường Mầm non Lê Thanh B đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.
Những chứng tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Những chứng tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) 70 năm đã trôi qua từ Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, nhiều địa danh nổi tiếng như Bắc Bộ phủ, Cột cờ Hà Nội, Nhà hát Lớn, cầu Long Biên, ga Hà Nội, chợ Đồng Xuân… đã có nhiều đổi khác song vẫn đóng vai trò như "chứng nhân" lịch sử giúp gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.
Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”

Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”

(LĐTĐ) Nằm trong các hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 8/10, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội, Câu lạc bộ Ảnh báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Hà Nội phát triển - đổi mới - hội nhập”.
Thực hiện hiệu quả công tác dân vận từ những mô hình hay

Thực hiện hiệu quả công tác dân vận từ những mô hình hay

(LĐTĐ) Những năm qua phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm được quan tâm, chú trọng. Nhiều cách làm hay, sáng tạo, nhiều mô hình dân vận khéo đã xuất hiện tại các địa bàn dân cư mang lại hiệu quả thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động