Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay

(LĐTĐ) Đám cưới Việt Nam qua các thời kỳ đã trải qua nhiều biến đổi, từ nghi lễ phức tạp truyền thống đến sự pha trộn hiện đại. Dù có thay đổi, cốt lõi vẫn là tình yêu và sự gắn kết giữa hai con người, là minh chứng cho tình cảm bền chặt trong gia đình và xã hội.
Có ai còn nhớ đám cưới đầu thập niên 90? Hà Nội: Sẽ tổ chức lễ cưới tập thể cho 30 cặp đôi Điểm sáng trong việc cưới xin văn minh

Tháng cuối năm luôn là thời điểm cao điểm cho mùa cưới tại Việt Nam, khi người người nhà nhà nhộn nhịp trong không khí chuẩn bị lễ cưới, từ đặt cỗ, chụp ảnh, gửi thiệp mời đến mừng cưới. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ, khi chỉ trong vòng 2 tuần đã tham dự tới 6 đám cưới.Và giữa những tất bật ấy, chúng ta có cơ hội để nhìn lại, chiêm nghiệm về những biến đổi sâu sắc trong tục lệ cưới từ xưa tới nay.Dù thời gian trôi qua, xã hội thay đổi, một điều luôn bất biến - đó chính là hạnh phúc và sự gắn kết giữa hai con người trong hôn nhân.

Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay
Ảnh tư liệu về một đám cưới trên phố Hàng Bạc, Hà Nội năm 1955. Cô dâu mặc áo dài trắng, cầm hoa lay ơn, chú rể mặc vét. Ảnh: Đỗ Quốc Khánh.

Đám cưới xưa: Hôn nhân là câu chuyện của gia đình và lễ nghi

Trước thế kỷ 20, hôn nhân tại Việt Nam không chỉ là câu chuyện riêng của cô dâu, chú rể, mà còn là sự kiện trọng đại của cả gia đình, dòng họ. Các nghi lễ cưới hỏi thời đó rất phức tạp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Hoa, và được gọi chung là “Lục lễ”. Quá trình này có thể kéo dài tới ba năm, gắn bó với màu đỏ - biểu tượng của sự may mắn.

Nạp thái: Đây là bước khởi đầu, khi nhà trai nhờ bà mối hỏi ý định gả con của nhà gái; Vấn danh: Đây là công đoạn xem xét ngày tháng năm sinh của đôi trai gái, chọn ngày lành tháng tốt cho hôn lễ; Nạp cát: Nhà trai mang lễ vật đính ước chính thức hỏi cưới cô gái; Nạp chinh/Nạp tệ: Ngày nay được gọi là ăn hỏi, nhưng trước đây thường đi kèm với “thách cưới.”; Thỉnh kỳ: Hai bên gia đình gặp nhau để thống nhất ngày cưới; Thân nghinh: Đón dâu về nhà chồng trong không khí trang trọng.

Trong xã hội truyền thống, cô dâu và chú rể thường chưa từng gặp mặt trước ngày cưới, vì hôn nhân là sự sắp đặt của gia đình. Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương, Trưởng Bộ môn Lịch sử Văn hóa tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, giải thích: “Hôn nhân xưa là sự liên kết không chỉ của hai người, mà còn của hai gia đình, thậm chí hai dòng họ lớn. Điều này bảo đảm sự ổn định trong xã hội cũng như sự phát triển của gia tộc.”

Phong tục “thách cưới” và “ăn sêu” cũng là một phần quan trọng của nghi lễ. “Sêu” là lễ vật định kỳ mà chàng trai phải mang tới nhà gái trước khi kết hôn, như một sự đền bù công dưỡng dục cô dâu. Thách cưới thì là thỏa thuận về lễ vật mà chú rể cần có để được cưới cô dâu. Những nghi lễ như vậy từng rất phổ biến và mang ý nghĩa thử thách, đánh giá phẩm hạnh của chàng rể từ phía gia đình nhà gái.

Ngoài ra, lễ tổ tiên, một nghi thức không thể thiếu, đảm bảo sự kính trọng và ghi nhớ công ơn bậc trước.Cô dâu và chú rể đều phải thực hiện nghi lễ ở cả hai bên nhà, thể hiện lòng hiếu thảo và đạo nghĩa.

Đám cưới thời bao cấp - đơn giản nhưng gắn bó.Sang thế kỷ 20, Việt Nam trải qua nhiều biến động lịch sử, ảnh hưởng mạnh mẽ đến đám cưới truyền thống.Dưới cái bóng của thời bao cấp, các lễ cưới vẫn diễn ra nhưng với hình thức đơn giản hơn, mặc dù ý nghĩa thiêng liêng vẫn được giữ gìn.

Ông Quang, một cư dân Đống Đa, Hà Nội, kể lại đám cưới vào năm 1968 với vợ quen nhau tại nơi làm việc. Dù thiếu thốn, các nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu đều được thực hiện đầy đủ. Tất cả đều đơn giản vì hạn chế của tem phiếu - từ bánh kẹo, thuốc lá cho đến những chiếc chiếu, tấm chăn màn - đều được phân phối nhanh chóng và có giới hạn.

“Vợ chồng tôi khi ấy phải thuê trang phục cưới - vest cho tôi và áo dài trắng với hoa lay-ơn cho cô dâu,” ông Quang nhớ lại. “Đám cưới chỉ gói gọn trong 1 ngày và không phải mời nhiều khách, chi phí cho một buổi lễ không nhiều nhưng rất đáng nhớ,” bà Thủy, cưới năm 1975, bổ sung.Mọi người thời đó thường mừng cưới bằng hiện vật hay những khoản tiền nhỏ nhưng rất quý. Những tấm ảnh cưới, dù không nhiều, nhưng là những kỷ vật quý giá.

Đổi thay trong đám cưới hiện đại.Bước vào thế kỷ 21, đám cưới đã chuyển mình mạnh mẽ, mang nét hiện đại, phóng khoáng. Nhiều gia đình chọn tổ chức đám cưới tại các trung tâm tiệc cưới, thay vì tại gia, phần do diện tích nhà ở hạn chế, phần vì nhu cầu về tính thẩm mỹ và tiện lợi. Các nghi lễ cơ bản như lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, và lễ cưới vẫn được duy trì nhưng có sự thay đổi về khoảng cách và thời gian tổ chức, giúp phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại bận rộn.

Ngay từ những năm 1990 -2000, làn sóng văn hóa Hồng Kông đã làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách đám cưới Việt Nam.Chiếc váy cưới phương Tây, nhất là kiểu tùng phồng lộng lẫy đã trở thành xu hướng phổ biến cho hầu hết các cô dâu.“Những bộ phim Hồng Kông nổi tiếng đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người trẻ vào thời điểm ấy, từ cách trang điểm cho đến trang phục trong ngày trọng đại,” cô Quỳnh Mai, người đã kết hôn năm 2001, chia sẻ.

Các nghi lễ truyền thống vẫn được giữ nguyên, nhưng khoảng cách thời gian giữa các nghi lễ thường chỉ còn khoảng một tháng. Những nghi thức như cúng tổ tiên tại nhà trai và nhà gái vẫn được duy trì, thể hiện lòng kính trọng với cội nguồn của cả hai dòng họ.

Những thay đổi rõ rệt nhất có lẽ là ở khâu tổ chức tiệc cưới. Ngày nay, tiệc cưới cầu kỳ hơn với các yếu tố hiện đại như trang trí hoa tươi, ánh sáng đẹp mắt, và các nghi thức trao nhẫn, cắt bánh cưới hay uống rượu vang theo phong cách phương Tây. Sự pha trộn giữa văn hóa Đông - Tây đã giúp tạo nên một diện mạo mới mẻ cho đám cưới ở Việt Nam.

Xu hướng kết hợp truyền thống và hiện đại

Trong dòng chảy của sự đổi thay, không ít các cặp đôi chọn cách kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một bản sắc đặc biệt cho hôn lễ của mình.Thảo và chồng, vốn là người dân tộc Dao và Giáy, đã lựa chọn ba bộ trang phục cưới khác nhau để lưu giữ lại kỷ niệm cho ngày trọng đại của mình."Chúng tôi muốn lưu giữ lại nét đẹp truyền thống của từng dân tộc trong bộ trang phục cưới, để tôn vinh cội nguồn," Thảo nói.

Nhiều cặp đôi khác cũng chọn cách tái hiện văn hóa xưa trong ảnh cưới của mình, từ áo Giao Lĩnh, áo Nhật Bình đến áo dài truyền thống - tất cả đều được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, nhận được nhiều lời khen ngợi và chúc phúc. Những bộ ảnh này không chỉ làm sống lại những giá trị văn hóa đẹp đẽ của dân tộc mà còn góp phần nhắc nhở, bảo tồn cho thế hệ mai sau.

Mặc dù xã hội thay đổi, các nghi lễ cưới có sự biến đổi và cách tân để phù hợp với nhịp sống hiện đại, nhưng đám cưới vẫn giữ được cốt lõi của nó: Là minh chứng cho tình yêu, sự hòa hợp giữa hai con người. Như Tiến sĩ Nguyễn Hoài Phương nhận định, văn hóa vừa là sự tiếp nhận, vừa là sự sáng tạo và chọn lọc những gì phù hợp. Qua hơn một thế kỷ, đám cưới Việt Nam đã chứng kiến những đổi thay lớn lao, từ ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đến sự gia tăng về mặt kinh tế, nhưng điều không thay đổi chính là sự gắn kết giữa con người với con người, giữa các thế hệ trong gia đình. Ngày nay, mỗi đám cưới vẫn là một dịp để khẳng định tình yêu và mối liên kết bền chặt trong cộng đồng, một minh chứng cho việc tình cảm giữa hai người vẫn luôn là điều quan trọng nhất, bất kể lễ nghi có biến đổi ra sao.

Kim Quyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng Đảng bộ phường Thụy Khuê trong sạch, vững mạnh

Xây dựng Đảng bộ phường Thụy Khuê trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 16 - 17/1, Đảng bộ phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ lựa chọn làm Đại hội điểm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức Đại hội đại biểu cấp phường trên địa bàn.
Đoàn viên, người lao động quận Nam Từ Liêm phấn khởi đón "Tết sum vầy” 2025

Đoàn viên, người lao động quận Nam Từ Liêm phấn khởi đón "Tết sum vầy” 2025

(LĐTĐ) Trong không khí rộn ràng của những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025, chiều ngày 17/1, nhiều đoàn viên và người lao động quận Nam Từ Liêm đã hào hứng tham gia chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức. Đồng chí Nguyễn Chính Hữu, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã đến dự và chỉ đạo chương trình.
Hà Nội yêu cầu không đào đường, vỉa hè dịp Tết

Hà Nội yêu cầu không đào đường, vỉa hè dịp Tết

(LĐTĐ) Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Giao thông vận tải Hà Nội yêu cầu tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn bắt đầu từ ngày 22/1.
Bí thư Thành ủy Hà Nội tặng quà tại huyện Quốc Oai, Chương Mỹ

Bí thư Thành ủy Hà Nội tặng quà tại huyện Quốc Oai, Chương Mỹ

(LĐTĐ) Chiều 17/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà tại hai huyện Quốc Oai, Chương Mỹ.
Ấm lòng người lao động huyện Thạch Thất trong chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”

Ấm lòng người lao động huyện Thạch Thất trong chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng”

(LĐTĐ) Ngày 17/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025 với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.
Công đoàn ngành Công Thương Nghệ An tích cực, đổi mới trong triển khai các hoạt động

Công đoàn ngành Công Thương Nghệ An tích cực, đổi mới trong triển khai các hoạt động

(LĐTĐ) Chiều 17/1, Công đoàn ngành Công Thương Nghệ An tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Nhiều dấu ấn trong hoạt động Công đoàn huyện Thạch Thất năm 2024

Nhiều dấu ấn trong hoạt động Công đoàn huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (17/1), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thạch Thất tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024, triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.

Tin khác

Amway Việt Nam lần thứ 12 vinh dự nhận giải thưởng sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng

Amway Việt Nam lần thứ 12 vinh dự nhận giải thưởng sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng

(LĐTĐ) Amway Việt Nam - thương hiệu toàn cầu về sức khỏe và sắc đẹp lần thứ 12 được vinh danh tại giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khoẻ cộng đồng”.
Thanh Trì bàn giao nhà tình nghĩa tri ân gia đình liệt sĩ dịp Tết

Thanh Trì bàn giao nhà tình nghĩa tri ân gia đình liệt sĩ dịp Tết

(LĐTĐ) Huyện Thanh Trì phối hợp với Hội doanh nghiệp huyện vừa tổ chức Lễ bàn giao nhà tình nghĩa cho gia đình vợ - con liệt sỹ Đặng Văn Thưởng tại thôn Tranh Khúc, xã Duyên Hà.
Các vườn mai tại TP.HCM tất bật vào Tết

Các vườn mai tại TP.HCM tất bật vào Tết

(LĐTĐ) Chỉ còn hơn 2 tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Vào thời điểm này, các vườn mai tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang tất bật chuẩn bị cho ra vườn những sản phẩm độc đáo nhất, đẹp nhất, rực rỡ sắc vàng mang đặc trưng Nam Bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô tại vườn mai nổi tiếng Phương Bình và một số điểm bán mai khác tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM.
Vì sao năm nay không có ngày 30 Tết?

Vì sao năm nay không có ngày 30 Tết?

(LĐTĐ) Không chỉ năm nay mà từ năm 2025 đến năm 2032, ngày 30 Tết sẽ không xuất hiện trong lịch âm của Việt Nam. Hiện tượng này bắt nguồn từ cách tính lịch âm dương, dựa trên sự vận động của Mặt Trăng và Mặt Trời, kết hợp với quy luật phân chia tháng đủ (30 ngày) và tháng thiếu (29 ngày) trong lịch âm.
Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân

Làng đào Nhật Tân, quất Tứ Liên tất bật vào vụ, phục vụ nhu cầu chơi Tết của người dân

(LĐTĐ) Những ngày này trên các cánh đồng trồng đào Nhật Tân và trồng quất cảnh Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội), người dân đang tích cực chăm sóc, chuẩn bị từng công đoạn nhằm tạo ra những cây có dáng thế đẹp, độc đáo, phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Ngân hàng Chính sách xã hội trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở Nghệ An

Ngân hàng Chính sách xã hội trao 200 suất quà Tết cho hộ nghèo, gia đình chính sách ở Nghệ An

(LĐTĐ) Sáng ngày 8/1, Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) và chi nhánh NHCSXH tỉnh Nghệ An đã trao 200 suất quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn tại xã Tiền Phong, huyện Quế Phong và xã Châu Thắng, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí

Khi GenZ biến livestream bán hàng thành nghệ thuật giải trí

(LĐTĐ) Tại workshop "Thực hành livestream bán hàng một cách chuyên nghiệp", nhiều KOC (Key Opinion Consumer - người tiêu dùng có ảnh hưởng) nổi tiếng đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu.
Cảnh giác trước dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán

Cảnh giác trước dịch vụ đổi tiền trên mạng xã hội dịp cận Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Thời điểm này, nhu cầu đổi tiền lẻ (tiền mới) để lì xì hoặc chuẩn bị cho các hoạt động tiêu dùng trong dịp Tết đã tạo cơ hội cho các dịch vụ đổi tiền online xuất hiện. Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng thời cơ, đánh vào tâm lý, nhu cầu của người dân để thực hiện hành vi lừa đảo với những thủ đoạn hết sức tinh vi.
TP.HCM: Phòng chống tệ nạn xã hội trong công nhân, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2025

TP.HCM: Phòng chống tệ nạn xã hội trong công nhân, người lao động dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Công đoàn các cấp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ phối hợp với Công an Thành phố về việc tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Duy trì phong trào vệ sinh môi trường, tạo tiền đề xây dựng khu dân cư văn minh

Duy trì phong trào vệ sinh môi trường, tạo tiền đề xây dựng khu dân cư văn minh

(LĐTĐ) Với sự đồng thuận và chung tay của các tầng lớp nhân dân, phong trào xây dựng Thủ đô “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trên địa bàn quận Tây Hồ đang ghi nhận những bước chuyển biến tích cực.
Xem thêm
Phiên bản di động