Đại biểu Quốc hội: Trạm thu phát sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, sáng 12/11, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Đoàn đại biểu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu vấn đề, Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông có đề cập đến việc các doanh nghiệp viễn thông gặp khó khăn khi thực hiện thuê vị trí lắp đặt các trạm thu phát sóng. Tuy nhiên, cử tri phản ánh về việc các doanh nghiệp này đặt quá nhiều trạm thu phát sóng trong các khu dân cư, gây hư hỏng các thiết bị điện tử trong gia đình các hộ dân, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
![]() |
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Vì vậy, đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm rõ, Bộ đã có đánh giá tác động như thế nào về vấn đề này và giải pháp quản lý trong thời gian tới? Làm sao để các doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người dân?
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn đại biểu tỉnh Đắk Lắk) cho biết, theo khảo sát năm 2024, chỉ số hạ tầng viễn thông, internet tăng trưởng khá mạnh trong 2 năm gần đây. Điều này cho thấy người dân và doanh nghiệp ở nước ta đang hưởng lợi nhiều hơn từ các dịch vụ và ứng dụng số.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, việc tiếp cận băng thông rộng di động của người dân hiện nay chưa nhiều, có sự chênh lệch khá rõ giữa các khu vực, các vùng miền, trong đó ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi lại càng khó khăn hơn. Đề nghị Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới, Bộ có chính sách gì để hỗ trợ người dân, thu hẹp khoảng cách tiếp cận băng thông rộng di động giữa các vùng, miền trong cả nước.
![]() |
Đại biểu Đoàn Thị Lê An nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Đặt vấn đề chất vấn, đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng) cho biết, đến hết tháng 9/2024, tỉ lệ phủ sóng đạt 99,8% dân số. Trong Báo cáo của Bộ cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế là hạ tầng viễn thông chưa bền vững khi chịu tác động lớn của bão gây ra, nguyên nhân là do mức độ kiên cố hạ tầng viễn thông chưa cao.
Đại biểu Đoàn Thị Lê An đề nghị Bộ trưởng làm rõ đánh giá trên đã đầy đủ chưa? “Thực tế hiện nay, hầu hết các thôn, xóm tại các tỉnh miền núi, biên giới đã được đầu tư các trạm phát sóng di động, tuy nhiên hiệu quả chưa cao do thường xuyên mất sóng. Riêng tỉnh Cao Bằng có 169 điểm đã được đầu tư, nhưng không đạt yêu cầu do thường xuyên mất sóng. Về vấn đề này, ngành có nắm được không và giải pháp của Bộ trưởng trong thời gian tới như thế nào để khắc phục tình trạng trên, góp phần hoàn thành chỉ, tiêu nhiệm vụ phát triển, nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, đại biểu đặt câu hỏi.
![]() |
Các đại biểu dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng cho biết, riêng về viễn thông, các tiêu chuẩn kỹ thuật đều được quốc tế hóa. Chúng ta cũng dùng các tiêu chuẩn như các quốc gia trên thế giới. Khi một trạm được phát sóng thì phải được các đơn vị đến kiểm định, đạt tiêu chuẩn mới được phát sóng.
Đối với vấn đề phủ sóng internet, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, còn có độ vênh giữa các vùng thành phố với nông thôn về vấn đề này.
Đối với các hộ nghèo, cận nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin: Chúng ta đã thực hiện phủ sóng, có nguồn lực để đầu tư phủ sóng vào những vùng lõm sóng. Trong năm nay, Bộ sẽ ban hành Nghị định để có hướng dẫn cụ thể. Còn về điện thoại di động, Bộ đang xây dựng chương trình, huy động từ Quỹ viễn thông công ích, ngân sách từ chương trình Sóng và máy tính cho em để có đủ máy điện thoại hỗ trợ bà con sử dụng.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Về vấn đề trạm phát sóng không đảm bảo chất lượng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Bộ đã nhận thức về việc này. Điều quan trọng nhất là cần có công cụ đo đơn giản để người dân, sở ban ngành địa phương cũng có thể đo được.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, đã xây dựng và phát triển được công cụ đo. Bộ đã giao trách nhiệm cho các Sở Thông tin và Truyền thông trong việc đánh giá chất lượng mạng lưới ở địa phương mình. Khi chất lượng không đạt yêu cầu theo các quy định thì yêu cầu các nhà mạng khắc phục.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, hàng quý, Bộ tiến hành tổng hợp toàn bộ số liệu đo được của các nhà mạng theo từng địa phương để công bố công khai, để người dân tự do lựa chọn, gia tăng tính cạnh tranh giữa các nhà mạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới
Sự kiện 30/03/2025 21:57

Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV
Sự kiện 29/03/2025 15:56

Dự kiến sau sắp xếp, tỉnh Bình Dương chỉ còn 27 xã
Sự kiện 29/03/2025 09:47

Quy định rõ về phân loại hệ thống trí tuệ nhân tạo
Sự kiện 29/03/2025 09:18

Xếp lương cao phải đi kèm với chất lượng giáo dục
Sự kiện 28/03/2025 19:20

Văn hóa là yếu tố quan trọng trong xây dựng, sắp xếp đơn vị hành chính mới
Sự kiện 28/03/2025 14:14

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 28/03/2025 12:45

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Sự kiện 28/03/2025 08:44

Quy định rõ khi nào được trao đổi, tặng cho dữ liệu cá nhân
Sự kiện 27/03/2025 10:47

Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng
Sự kiện 26/03/2025 16:38