Đại biểu Quốc hội chất vấn việc sử dụng Quỹ khoa học, công nghệ bất hợp lý
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, ngày 7/6, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) nêu ý kiến về việc quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển khoa học, công nghệ quốc gia còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Đại biểu Dương Minh Ánh nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
Theo đại biểu Dương Minh Ánh, đến nay là gần 10 năm thành lập quỹ nhưng tình trạng thiếu tiền, thừa quỹ, tồn quỹ đến hàng chục nghìn tỷ đồng, trong khi nguồn lực dành cho khoa học, công nghệ còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp không mặn mà với việc trích lập và sử dụng quỹ, cơ cấu chi của quỹ còn bất hợp lý.
“Chi chủ yếu dành cho tổ chức chương trình, đề tài, dự án chiếm tới 84,4%, trong khi đó, các khoản chi cho hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ tại doanh nghiệp đến nay chỉ chiếm 14,5%, mặc dù đây là nội dung chi thiết thực gắn với các doanh nghiệp”, đại biểu đoàn Hà Nội nói và đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Cùng nêu nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) cho rằng các doanh nghiệp cũng không mặn mà với quỹ phát triển khoa học, công nghệ. Theo báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ thì hằng năm chỉ có trên, dưới 200 doanh nghiệp tham gia vào quỹ này.
Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu câu hỏi chất vấn. (Ảnh: QH) |
“Phải chăng chính sách hỗ trợ của Nhà nước thời gian qua chưa đủ nên doanh nghiệp không mặn mà tham gia quỹ, đặc biệt là doanh nghiệp FDI rất giàu mà họ không tham gia. Tôi đề nghị Bộ trưởng cũng chia sẻ nội dung này để cho doanh nghiệp có sự yên tâm đầu tư khoa học, công nghệ tăng năng suất lao động và tăng chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh sản phẩm của họ trên thị trường”, đại biểu Phạm Văn Hòa nói.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, theo quy định của luật thì Quỹ phát triển khoa học công nghệ ở doanh nghiệp được thành lập và được quyền trích kinh phí của mình cho quỹ này. Nếu như các doanh nghiệp ngoài nhà nước khuyến khích nhưng đối với doanh nghiệp nhà nước thì bắt buộc tỷ lệ phải từ 3 - 10%, sứ mệnh là nhiệm vụ của doanh nghiệp sử dụng quỹ như thế nào thì tôi xin không trao đổi ở đây mà chỉ xin trao đổi về hiệu quả, khó khăn cũng như giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn. (Ảnh: QH) |
Lý giải số liệu thống kê giải ngân đầu tư cho khoa học, công nghệ đến nay mới chỉ đạt 60% trên số tiền 23.000 tỷ mà các doanh nghiệp đã trích lập, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, chỉ các doanh nghiệp lớn thì trích quỹ mới có giá trị tương đối lớn, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc trích quỹ rất khó khăn.
Về nguồn lực cũng như phương thức sử dụng quỹ này thế nào cho hiệu quả, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, các quy định chúng ta còn vướng mắc, khó khăn, không thu hút được các doanh nghiệp thiết lập quỹ, ngay cả các doanh nghiệp FDI họ rất có điều kiện để trích lập quỹ nhưng họ thấy tính hấp dẫn chưa cao, cho nên đến nay các tập đoàn lớn chỉ sử dụng theo cách thức riêng, không thiết lập quỹ, kể cả các trung tâm của Samsung, Panasonic, LG…
“Nguyên nhân là do việc sử dụng quỹ hiện nay rất khó. Ví dụ, vấn đề mua sắm trang thiết bị để phục vụ cho đổi mới công nghệ, phục vụ cho quá trình nâng cao năng suất, hiệu quả và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp đều rất khó”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói.
Quang cảnh phiên chất vấn. (Ảnh: QH) |
Mặc dù vừa rồi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành những thông tư theo chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội. Tuy nhiên, 2 thông tư đó ban hành cho đến thời điểm này chưa có tính hấp dẫn cao, chưa thu hút thêm được nhiều doanh nghiệp trích lập quỹ.
“Thời gian sắp tới chúng tôi cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ và Quốc hội để làm thế nào có những cơ chế, chính sách thu hút được các doanh nghiệp trích lập quỹ cũng như là sử dụng hiệu quả quỹ của mình. Đặc biệt là tiếp tục cho triển khai việc cho phép các doanh nghiệp sử dụng quỹ để mua sắm trang thiết bị, máy móc để đổi mới công nghệ cũng như phục vụ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh của đơn vị đó”, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55