Đại biểu Quốc hội băn khoăn liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?
Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội Khoá XV sẽ quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV |
Trình Quốc hội 4 chuyên đề để lựa chọn
Trình bày Tờ trình tóm tắt về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 4 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 2 chuyên đề để giám sát tối cao, 2 chuyên đề còn lại sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức giám sát. Cụ thể như sau:
Chuyên đề 1: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Chuyên đề 2: Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Chuyên đề 3: Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Chuyên đề 4: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng giám sát việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là rất cấp thiết. (ảnh: Quốc hội) |
Quá nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng gây ra sự lúng túng
Thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn TP Hà Nội) cho rằng, cả 4 nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chọn rất đúng, rất trúng từ hàng trăm chuyên đề.
Đại biểu bày tỏ đồng tình lựa chọn giám sát với chuyên đề 3 - việc thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội XIII, Nghị quyết 51 Quốc hội khóa XIV về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
“Tôi thấy đây là một chuyên đề rất nên và rất cấp thiết. Đổi mới chương trình và đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông là nội dung cốt lõi của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông và có tầm quan trọng và ý nghĩa hết sức to lớn.
Tuy nhiên, trên thực tiễn cho thấy cử tri đang rất bức xúc về các chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm không phù hợp. Đặc biệt trong thời gian vừa qua đó là vấn đề dạy và học môn Sử, cực kỳ bức xúc trong toàn xã hội. Sách giáo khoa khi thì in sai, ngôn từ còn nhiều chỗ không phù hợp, hình ảnh chưa được chuẩn mực”, đại biểu nói.
Theo đại biểu, vì quá nhiều bộ sách giáo khoa được đề nghị sử dụng cho nên gây ra sự lúng túng trong việc lựa chọn, không chỉ đối với phụ huynh, thậm chí ở các trường, các sở giáo dục.
Đặc biệt, sách giáo khoa không được sử dụng lại nên hằng năm cả xã hội vẫn phải tốn hàng ngàn tỷ đồng để mua sắm sách mới, gây khó khăn lớn cho các gia đình có con đi học, đặc biệt những gia đình nghèo...
Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa?
Tán thành giám sát tối cao vấn đề sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn TP Đà Nẵng) nhìn nhận, trong 8 năm qua ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết có câu hỏi đặt ra là liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không? (ảnh: Quốc hội) |
Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, như là vấn đề giá sách giáo khoa hay là vấn đề đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổng hợp đặt ra tại kỳ họp này như là việc sắp xếp môn Lịch sử làm môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học phổ thông.
“Có những vấn đề mà báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như là những sai sót trong cả 3 bộ sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam”, đại biểu nói.
Đại biểu dẫn báo cáo trả lời chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã thu hồi để sửa chữa 110.000 cuốn, đồng thời hủy và in lại 38.000 cuốn sách khoa học tự nhiên 6 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Tuy nhiên thực tế không đúng như Bộ trưởng trả lời.
“Những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lựa chọn sách giáo khoa dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục, rồi vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc lựa chọn sách giáo khoa để đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.
Thậm chí cũng còn có câu hỏi đặt ra là liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa hay không? Những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nói.
Bộc lộ nhiều bất cập
Cùng quan tâm đến đề xuất giám sát việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) cho rằng, việc đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông có tầm quan trọng và ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn Thái Bình) phát biểu tại nghị trường. (ảnh: Quốc hội) |
Theo đại biểu, đánh giá từ các báo cáo cho thấy khâu tổ chức biên soạn sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương còn chậm so với tiến độ đề ra, quá trình triển khai thực hiện Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 còn bộc lộ nhiều bất cập, cử tri và dư luận đang có những ý kiến về việc dạy và học môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.
“Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình khi đi tiếp xúc cử tri tại 8 huyện, thành phố, cử tri đều có ý kiến về nội dung này”, đại biểu cho biết.
Mặc dù thời gian qua Ủy ban Văn hóa, Giáo dục và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức một số cuộc giám sát và tọa đàm chuyên gia về nội dung này, nhưng đại biểu nhình nhận, cần phải đưa việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông để giám sát tối cao của Quốc hội.
Từ đó, đưa ra những đánh giá tổng thể, toàn diện và kịp thời, tìm ra những giải pháp thiết thực để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trong những năm tới”, đại biểu đề xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37