Đại biểu lo ngại việc lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng
Thống nhất trình Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế tính giá điện linh hoạt theo giờ, vị trí, nguồn cấp |
Cần quy định cụ thể về bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư
Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ) cho rằng, hiện nay tình trạng lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có những quy định cụ thể về bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng.
Chính vì vậy, dự thảo Luật lần này cần quy định rõ về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp bảo mật như mã hóa, xác thực 2 yếu tố, bảo vệ bức tường lửa, việc sử dụng công nghệ Blockchain, công nghệ chuỗi khối hay hiểu đơn giản là công nghệ giúp mã hóa tất cả các dữ liệu thành phần, đồng thời kết nối chúng lại thành một chuỗi dài và bảo đảm thông tin dữ liệu.
“Cần phải có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo mật dữ liệu, theo đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu dữ liệu cá nhân bị rò rỉ hoặc bị đánh cắp do sơ suất trong quá trình bảo mật”, ông Nghĩa đề nghị.
Đại biểu Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ). Ảnh: Quốc hội |
Qua tiếp xúc cử tri, đại biểu cho biết, cử tri cũng rất quan tâm đến tình trạng dữ liệu cá nhân bị lộ lọt, bị khai thác, mua bán trái phép nhưng chưa được kiểm soát, hệ thống thông tin còn các lỗ hổng bảo mật hoặc việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia với dân cư vẫn còn khó khăn. Do vậy, đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu, khắc phục các vấn đề trên.
Đồng thời, đại biểu Đào Chí Nghĩa cũng đề nghị quy định về việc kết nối liên thông các kho dữ liệu quốc gia để hình thành trung tâm dữ liệu nguồn mở, từ đó vận hành cơ chế 1 cửa duy nhất trong truy cập và khai thác dữ liệu; có giải pháp chú trọng, đẩy mạnh phát triển sản phẩm trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ truyền thông dữ liệu, công nghệ Internet vạn vật, công nghệ dữ liệu lớn và các công nghệ hiện đại.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) lại đề nghị cân nhắc việc thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, vì hầu hết các nội dung chi của quỹ đã được đảm bảo từ ngân sách nhà nước.
“Dữ liệu quốc gia là phạm vi trách nhiệm của Nhà nước phải chi từ ngân sách. Ngoài ra, nhiệm vụ chi của quỹ cũng trùng lắp với một số quỹ khác. Nếu thành lập quỹ sẽ phát sinh bộ máy và biên chế, tăng áp lực tài chính bổ sung cho quỹ của người dân và nhất là của doanh nghiệp phải tham gia đóng góp tự nguyện”, đại biểu phân tích.
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc). Ảnh: Quốc hội |
Đại biểu Trần Văn Tiến (Đoàn tỉnh Vĩnh Phúc) đề cập đến quy định về công khai dữ liệu. Dự thảo quy định "dữ liệu được công khai có điều kiện, gồm dữ liệu liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân được công khai trong trường hợp được người đồng ý, dữ liệu liên quan đến bí mật gia đình được công khai trong trường hợp được các thành viên đồng ý".
Đại biểu đề nghị làm rõ thế nào là "bí mật đời sống riêng tư", đồng thời cân nhắc quy định về bí mật đời sống riêng tư, hiện nay pháp luật hiện hành chỉ quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
Dẫn quy định của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật Hình sự năm 2015, đại biểu Trần Văn Tiến nhấn mạnh, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên của gia đình đồng ý. Do đó, cần rà soát quy định tại dự thảo Luật để đảm bảo tính thống nhất với Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Giao cho Chính phủ quy định chi tiết về sàn giao dịch dữ liệu
Đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn tỉnh An Giang) cho rằng, dữ liệu rất quan trọng nên các loại tội phạm đều tìm mọi cách có được để thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức và kể cả quốc gia.
Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát thật kỹ, nghiên cứu và bổ sung thêm, nhất là những hành vi có thể phát sinh trong tương lai, bởi vì hiện nay tội phạm đã phát triển rất đa dạng và tinh vi.
Đại biểu Trình Lam Sinh (Đoàn tỉnh An Giang). Ảnh: Quốc hội |
“Bản thân tôi trong thời gian vừa qua cũng nhiều lần bị lừa đảo, không hiểu vì sao họ lại có đầy đủ những thông tin cá nhân, số điện thoại, công việc, chức vụ của tôi để đe dọa rất nhiều lần, kể cả việc tôi thanh toán tiền điện, tiền nước qua App cho gia đình ba mẹ tôi họ cũng biết, gọi ra để đe dọa. Đó là vấn đề có thể dữ liệu đã bị lọt ra ngoài”, đại biểu chia sẻ.
Đại biểu Trình Lam Sinh cũng góp ý về sàn giao dịch dữ liệu. Đây là một vấn đề đã được một số nước triển khai, tuy nhiên lại khá mới ở nước ta. Nếu chúng ta đưa dữ liệu lên sàn giao dịch thì dữ liệu sẽ trở thành 1 loại hàng hóa, là một loại hàng hóa đặc biệt.
Đại biểu bày tỏ đồng tình với quy định này, bởi khi lên sàn thì dữ liệu sẽ cung cấp cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu những thông tin và thông số quan trọng, đầy đủ, chính xác, giúp ích rất nhiều cho các quan hệ sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường, giảm chi phí về tiền bạc, thời gian, thủ tục và tối ưu hóa hoạt động của bên giao dịch mong muốn, đồng thời hình thành một thị trường tiềm năng phát triển mạnh.
Để sàn giao dịch dữ liệu được an toàn và phát triển, hướng đến loại hình thị trường phục vụ cho hoạt động kinh tế, đại biểu đề xuất quy định việc thành lập, quản lý sàn cũng như là các loại hình sản phẩm, phương thức trao đổi, mua bán, giá giao dịch... theo cơ chế khung.
Đồng thời, giao cho Chính phủ quy định chi tiết điều này, vì đây là một vấn đề rất mới, cần có thực tiễn để kiểm nghiệm và nên giao cho Chính phủ điều hành để kịp thời đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn đặt ra.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Sự kiện 18/11/2024 21:15