Xây dựng Luật Dữ liệu để phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số
Hà Nội: Tích cực xây dựng chính quyền số, công dân số Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số |
Sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu
Tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Thay mặt Chính phủ trình bày tóm tắt Tờ trình dự án Luật Dữ liệu, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, việc xây dựng dự án Luật Dữ liệu nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ, sử dụng hiệu quả dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội; phục vụ phát triển Chính phủ số và cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính; phát triển kinh tế, xã hội; phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia.
Việc định hướng xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia với vai trò là trụ cột dữ liệu chính để tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ số, thúc đẩy kinh tế số và hình thành xã hội số ở nước ta là rất cần thiết.
Từ đó, giúp tạo lập, hình thành các hệ thống dữ liệu tin cậy, ổn định của Nhà nước từ đó triển khai các giải pháp kết nối để chia sẻ, sử dụng lại và phát triển các mô hình/ứng dụng phân tích dữ liệu chuyên sâu để tạo ra nhiều giá trị mới, sản phẩm dịch vụ mới và động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn chuyển đổi số.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. Ảnh: Quốc hội. |
Hiện nay trên cơ sở các quy định pháp luật và khảo sát thực tiễn của Bộ Công an, các bộ ngành, địa phương đã triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý Nhà nước, trong đó có 7 cơ sở dữ liệu quốc gia, gần 100 cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Trong các luật đã rà soát, chỉ có một số luật có quy định về trách nhiệm của cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu trong việc xây dựng, thu thập, quản lý, vận hành, kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu.
Tuy nhiên, tất cả các luật đều không quy định cụ thể, thống nhất về việc xử lý, quản trị dữ liệu (như việc thu thập, số hóa, bảo đảm chất lượng, lưu trữ dữ liệu…); chưa quy định về nền tảng phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong xử lý dữ liệu.
Đồng thời, chưa quy định việc tạo lập cơ sở dữ liệu được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, hoạch định đường lối, chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công, bảo đảm lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Các luật này cũng chưa quy định sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu đang phát triển trên thế giới như sàn giao dịch dữ liệu, dịch vụ trung gian dữ liệu, dịch vụ phân tích, tổng hợp dữ liệu…
Trong khi đó, việc thiết lập thị trường dữ liệu, xây dựng và phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến dữ liệu hiện nay lại có vai trò rất quan trọng, là yếu tố đột phá để từng bước tạo lập và thúc đẩy mở thị trường dữ liệu, lấy thị trường dữ liệu làm động lực phát triển dữ liệu và kích thích, thúc đẩy chuyển đổi số các ngành, các lĩnh vực, tăng năng lực cạnh tranh, bảo đảm cho tiến trình chuyển đổi số.
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Do vậy, việc xây dựng Luật Dữ liệu là hết sức quan trọng, cần thiết, cấp thiết để bảo đảm bao quát đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ mà Chính phủ đã xác định trong công tác chuyển đổi số; tăng cường sử dụng hiệu quả thông tin trong các cơ sở dữ liệu để phục vụ công tác quản lý Nhà nước, vừa khai thác, ứng dụng dữ liệu trong phát triển kinh tế - xã hội, vừa thắt chặt quản lý dữ liệu cá nhân và dữ liệu phi cá nhân, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Chuyển dữ liệu ra nước ngoài cần được cân nhắc
Qua thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban thẩm tra cơ bản nhất trí cần thiết ban hành Luật Dữ liệu với những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Nội dung của dự thảo Luật cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật và tính khả thi.
Tuy nhiên, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đầy đủ quy định của pháp luật có liên quan, trong đó có những dự án luật đang được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới để xác định nội dung chưa phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo và đề xuất phương án xử lý để bảo đảm tính khả thi, đồng bộ và thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Trong đó, về chuyển dữ liệu ra nước ngoài, cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, có ý kiến cho rằng, đây là nội dung mới so với các chính sách đề nghị xây dựng luật nhưng Tờ trình chưa làm rõ sự cần thiết của quy định này.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới. Ảnh: Quốc hội |
Việc quy định chuyển dữ liệu ra nước ngoài cần được cân nhắc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân liên quan đến dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam; cần xác định rõ các loại dữ liệu quan trọng bị cấm hoặc hạn chế chuyển ra nước ngoài, quy định về lưu trữ bản sao dữ liệu quan trọng tại Việt Nam và truy xuất, kiểm soát dữ liệu khi đã chuyển giao.
Đồng thời quy định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra sự cố dữ liệu, quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong việc quyết định việc chuyển giao dữ liệu, tuân thủ quy định về đánh giá dữ liệu để tránh chồng chéo trong quản lý.
Về thành lập Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia, Ủy ban thẩm tra nhất trí cần thiết thành lập Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được hình thành ở Trung ương để huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ việc xây dựng, phát triển dữ liệu quốc gia...
Kết luận nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Dữ liệu, đồng thời đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật của Chính phủ và cơ quan soạn thảo.
Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là dự án luật có tác động sâu sắc đến quá trình chuyển đổi số, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề mới đang hình thành, phát triển, chưa có nhiều cơ sở thực tiễn. Do đó, cần rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đề xuất nội dung cần sửa đổi, bổ sung, nhất là về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, đảm bảo không chồng chéo với các luật khác.
Dự thảo Luật Dữ liệu gồm 7 chương, 67 điều, trong đó quy định về nguyên tắc xử lý và bảo vệ dữ liệu; nội dung quản lý nhà nước về dữ liệu; người làm công tác dữ liệu trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội; hợp tác quốc tế về dữ liệu; các hành vi bị nghiêm cấm; xây dựng, phát triển, xử lý, quản trị, quản lý dữ liệu; ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu; quỹ phát triển dữ liệu quốc gia; cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hoàn thành Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây cũ trong năm 2025
Chưa có tiến triển trong giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ
Năm 2025, xem xét sửa Luật Báo chí, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân
Còn phải thu nợ hơn 800 tỷ đồng quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước của Thành phố
Quận Tây Hồ: Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”
Viettel khai trương Công viên Logistics đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp
Tin khác
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ tiền vé cho người dân đi xe buýt và metro
Tin mới 11/12/2024 12:56
Hưng Yên tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn
Tin mới 10/12/2024 17:08
Tỉnh Ninh Bình giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện, 18 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Tin mới 10/12/2024 14:08
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính của tỉnh Ninh Bình
Tin mới 10/12/2024 09:10
Tạo bước đột phá phát triển kinh tế xã hội, xây dựng Thủ đô phát triển nhanh, bền vững
Tin mới 09/12/2024 11:37
Xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh làm cơ sở để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức
Tin mới 07/12/2024 19:49
Năm 2025 mục tiêu tăng trưởng đạt 8% là bước sẵn sàng để bước vào kỷ nguyên vươn mình
Tin mới 07/12/2024 19:44
Bước tiếp theo trong việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tin mới 07/12/2024 18:46
Nghệ An dự kiến chi 76 tỷ đồng hỗ trợ cho 1.355 cán bộ dôi dư sau sáp nhập
Tin mới 07/12/2024 18:14
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dành thời gian ưu tiên cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Tin mới 07/12/2024 15:57