Đại biểu đề xuất quy định lộ trình giảm cấp phó sau sắp xếp tổ chức bộ máy

Đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị trong thời gian không quá 5 năm, các cơ quan có số lượng cấp phó vượt quá quy định phải thực hiện lộ trình giảm cấp phó bằng các hình thức như tinh giản biên chế, điều chuyển công tác hoặc không bổ nhiệm mới khi có vị trí trống.
Ổn định tổ chức, thực hiện hiệu quả việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Cần làm rõ nguyên tắc xử lý

Một trong các nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 là dự thảo Nghị quyết nhằm xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Thảo luận về Nghị quyết này, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng.

Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) đồng tình với việc ban hành Nghị quyết nhằm xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, đại biểu băn khoăn về việc dự thảo Nghị quyết không làm rõ nguyên tắc xử lý, sẽ dẫn đến cách hiểu khác nhau khi áp dụng. Đồng thời, quy định về thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức năng có thẩm quyền chưa nêu rõ tiêu chí và điều kiện cụ thể để thực hiện. Điều này có thể gây lúng túng hoặc thiếu nhất quán.

Bên cạnh đó, có nhiều hình thức sắp xếp như chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhưng lại không quy định nguyên tắc và điều kiện để thực hiện dễ dẫn đến tình trạng vận dụng khác nhau giữa các cấp, các ngành.

Đại biểu đề xuất quy định lộ trình giảm cấp phó sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh). Ảnh: Quốc hội

Vì vậy, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị quy định rõ việc thành lập mới, tổ chức lại bao gồm chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Trong quá trình thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nếu phát sinh vấn đề chưa được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành, trừ Hiến pháp thì việc xử lý phải dựa trên nguyên tắc pháp quyền, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan; có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện.

Đại biểu Thạch Phước Bình cũng đề cập đến quy định chậm nhất sau 5 năm phải giảm số lượng cấp phó theo đúng quy định. “Tuy nhiên, dự thảo luật chưa đề cập đến các biện pháp cụ thể để thực hiện, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng dư thừa nhân sự”, đại biểu nói.

Vì vậy, cần sửa đổi quy định về số lượng cấp phó, theo đó trong thời gian không quá 5 năm các cơ quan có số lượng cấp phó vượt quá quy định phải thực hiện lộ trình giảm cấp phó bằng các hình thức như tinh giản biên chế, điều chuyển công tác hoặc không bổ nhiệm mới khi có vị trí trống.

Đồng thời, bổ sung cơ chế phối hợp giữa cơ quan cũ và cơ quan tiếp nhận. Theo đó, trong thời gian 12 tháng sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ quan cũ có trách nhiệm phối hợp chuyển giao hồ sơ, tài liệu và hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ quan tiếp nhận để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động quản lý nhà nước.

Đại biểu đề xuất quy định lộ trình giảm cấp phó sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn thành phố Huế). Ảnh: Quốc hội

Tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan cũ và cơ quan mới

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu (Đoàn thành phố Huế) tán thành đối với thời gian Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/3/2025. Tuy nhiên, nữ đại biểu cho rằng, đối với lực lượng công an hiện đang thực hiện không tổ chức công an cấp huyện. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về hình sự, lực lượng công an là cơ quan trực tiếp đầu tiên thực hiện hoạt động tố tụng.

Nếu nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/3/2025 thì thời gian còn rất ngắn để các cơ quan Viện Kiểm sát, Tòa án thực hiện công việc tiếp theo và sẽ khó có sự điều chỉnh phù hợp với việc giải thể công an cấp huyện. “Vì vậy, đề nghị đối chiếu đối với hiệu lực nghị quyết cần có cơ chế đặc thù riêng ở hoạt động tố tụng”, đại biểu đề nghị.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) đề cập đến thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sau khi thay đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền để thực hiện xử phạt.

Đại biểu đề xuất quy định lộ trình giảm cấp phó sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Quốc hội

Theo đại biểu, việc này nên giao cho Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác xử phạt vi phạm hành chính đảm bảo đúng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hoặc hiện nay Chính phủ chưa ban hành văn bản kịp thời để xử lý khi thay đổi chức năng xử phạt của từng chức danh thì nên giao cho Chánh Thanh tra các cấp, hoặc Tổng Thanh tra Chính phủ quy định, hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp để xử phạt vi phạm hành chính.

Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam) cho rằng, dự thảo Nghị quyết chưa có quy định rõ quy trình bàn giao công việc đang xử lý, không có hướng dẫn chi tiết về quy trình bàn giao, không có cơ chế kiểm soát hồ sơ, thủ tục đang xử lý có bị trì hoãn hoặc thất lạc hay không và dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan cũ và cơ quan mới.

Vì vậy cần yêu cầu cơ quan lập danh sách hồ sơ công việc đang xử lý trước khi bàn giao, danh sách cần bàn giao, gồm trạng thái xử lý của từng công việc, xác định rõ cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm xử lý từng công việc còn tồn đọng.

Đại biểu đề xuất quy định lộ trình giảm cấp phó sau sắp xếp tổ chức bộ máy
Đại biểu Trần Văn Khải (Đoàn tỉnh Hà Nam). Ảnh: Quốc hội

Đồng thời quy định về thời gian bàn giao hồ sơ cụ thể. Ví dụ trong vòng 30 ngày kể từ ngày quyết định sắp xếp có hiệu lực thì toàn bộ hồ sơ phải được bàn giao, hồ sơ chưa hoàn tất phải kèm theo hướng dẫn cụ thể để tiếp tục thực hiện.

Bên cạnh đó, thiết lập hệ thống giám sát công việc bàn giao, giao Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tiến độ bàn giao hồ sơ giữa các cơ quan. Cơ quan tiếp nhận có quyền yêu cầu cơ quan cũ cung cấp tài liệu bổ sung (nếu cần).

Đại biểu Trần Văn Khải cũng đề xuất ràng buộc trách nhiệm cá nhân trong quá trình chuyển giao công việc, trước khi sáp nhập lãnh đạo cơ quan phải phê duyệt danh sách công việc đang xử lý và phân công người phụ trách; nếu có sai sót trong chuyển giao, cá nhân phải chịu trách nhiệm và bị xem xét kỷ luật theo quy định.

Cùng với đó, bổ sung quy định về việc cơ quan cũ hỗ trợ xử lý công việc trong thời gian quá độ. Ví dụ như trong 6 tháng sau khi sắp xếp tổ chức, cán bộ từ cơ quan cũ phải có trách nhiệm hỗ trợ giải quyết hồ sơ công việc ở cơ quan mới, tránh tình trạng cơ quan cũ “phủi tay” sau khi sáp nhập.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Giá USD trong nước tăng

Tỷ giá USD hôm nay (17/3): Tỷ giá trung tâm bắt đầu tuần mới với 24.779 đồng/USD
Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Giá xăng dầu hôm nay (17/3): Dầu thế giới tiếp tục tăng phiên đầu tuần

Hôm nay 17/3, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, dự báo tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cũng bị cắt giảm do ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 67,19 USD/thùng, tăng 0,95%, giá dầu Brent ở mốc 70,65 USD/thùng, tăng 1%.
Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Dương: Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Dương).
Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025: Khép lại mùa giải thành công

Trải qua 2 ngày thi đấu với 407 trận cầu căng thẳng và hấp dẫn, Giải Pickleball Báo Kinh tế & Đô thị lần thứ I - 2025 đã chính thức bế mạc.
Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Thêm bệnh nhân tử vong vì ngộ độc nấm dại

Theo các chuyên gia y tế, các loại nấm tự nhiên đều khó có thể phân biệt bằng mắt thường là có độc hay không có độc, trừ mộc nhĩ. Người dân không thể tự nhận biết được, thậm chí, chuyên gia cũng có thể nhầm. Để phòng tránh ngộ độc nấm, người dân không tự ý hái các loại nấm hoang dại để ăn.
Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Hà Nội mở rộng thí điểm học bạ số ở các nhà trường

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học năm 2025. Theo đó, Sở sẽ triển khai thí điểm học bạ số cho 100% học sinh học tại các cơ sở giáo dục cấp trung học và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025.
Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội biểu dương 36 nữ CNVCLĐ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Ngày 16/3, Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 60 năm phong trào “Ba đảm đang”; biểu dương nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024.

Tin khác

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Quy định rõ chế độ, chính sách với người tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc là lực lượng của các nước thành viên Liên hợp quốc được cử tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm mục đích duy trì, gìn giữ hòa bình, an ninh ở quốc gia và khu vực đã tạm ngừng xung đột, có thỏa thuận ngừng bắn hoặc thỏa thuận hòa bình.
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật về tình trạng khẩn cấp

Chiều 14/3, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 43, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Tình trạng khẩn cấp, do Bộ Quốc phòng chủ trì soạn thảo.
Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Vừa qua, Bộ Tư pháp đã tiến hành họp triển khai nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ

Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương, Nguyễn Hồng Diên làm việc với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson L. Greer. Đây là cuộc làm việc quan trọng, trực tiếp và chính thức đầu tiên ở cấp Bộ trưởng giữa hai nước kể từ khi Hoa Kỳ có chính quyền mới.
Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Xây dựng cơ chế đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật

Ngày 13/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để tạo đột phá trong xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong Kỷ nguyên mới”. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Hội thảo khoa học kỷ niệm 105 năm Ngày sinh Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Ngày 15/3, tại thành phố Bến Tre, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Nguyễn Thị Định”. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15/3/1920 - 15/3/2025) - Nữ tướng anh hùng, người cán bộ lãnh đạo có uy tín của Đảng và cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre.
Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Nghiên cứu, hoàn thiện quy định về bỏ hình phạt tử hình đối với một số tội; nghiên cứu hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại theo các hướng đã dự kiến, mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại...
Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức các hoạt động văn học, nghệ thuật đặc sắc, chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), sáng 13/3, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài làm Trưởng đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Sớm ban hành nghị định, thông tư để luật đi vào cuộc sống

Sớm ban hành nghị định, thông tư để luật đi vào cuộc sống

Tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 11/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định khối lượng công việc lớn, đảm bảo thận trọng, chặt chẽ. Chính phủ và các bộ ngành cần sớm ban hành nghị định, thông tư để các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động