Đại biểu đề nghị không áp dụng tình tiết giảm nhẹ với tham nhũng từ hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống Covid-19
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ Vì sao tài sản tham nhũng khó thu hồi? |
Không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ với tham nhũng an sinh xã hội
Đây là kiến nghị của đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) tại phiên thảo luận trực tuyến của Quốc hội về các báo cáo công tác của: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho biết, bà đánh giá rất cao những kết quả đạt được trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đó là, tình hình tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm. Trong đó, có 2 điểm đổi mới nổi trội, đóng góp rất lớn vào kết quả phòng, chống tham nhũng trong năm 2021.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (đoàn Bến Tre) thảo luận tại nghị trường. (Ảnh: VPQH) |
Cụ thể, năm 2021 là năm thứ ba triển khai áp dụng Luật Phòng, chống tham nhũng và năm thứ hai triển khai việc mở rộng phòng, chống tham nhũng tại các doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước. Đồng thời, trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng có thể chuyển ngay cho cơ quan điều tra, không cần chờ đến khi kết thúc thanh tra, góp phần ngăn chặn kịp thời hậu quả tham nhũng và thu hồi tối đa tài sản tham nhũng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, qua báo cáo cho thấy, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số cuộc thanh tra hành chính đã giảm 32%, số cuộc thanh tra và kiểm tra chuyên ngành đã giảm 39%, số tập thể bị kiến nghị xem xét, xử lý hành chính giảm 30%, nhưng mức độ vi phạm về kinh tế thì lại tăng 6% về số tiền vi phạm, tăng 49% về diện tích đất và tăng gần 4% số cá nhân chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý.
Là năm thứ hai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, mở rộng đối tượng đối với dự án, doanh nghiệp, tổ chức, khu vực ngoài Nhà nước, nhưng số cuộc thanh tra, kiểm tra ở khu vực này giảm 74% số đơn vị so với năm 2020, nhưng số vụ việc phát hiện tham nhũng lại tăng.
“Cụ thể, năm 2020 tổ chức 49 đoàn kiểm tra, chỉ phát hiện 2 vụ. Trong năm 2021 chỉ kiểm tra 13 đơn vị nhưng phát hiện dấu hiệu tham nhũng 13 vụ. Số liệu này cũng chưa rõ là có phải mỗi đơn vị một vụ hay không. Nếu đúng như vậy thì phát hiện vi phạm 100% ở đơn vị được kiểm tra với 19 đối tượng vi phạm và 5 đối tượng bị xử lý hình sự” đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy nói.
Bên cạnh đó, về thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án tham nhũng kinh tế được 5% số tiền vi phạm so với tổng số tiền phải thi hành trong tổng số 4.799 số vụ việc phải thi hành. Trong khi trong năm 2020 con số này là 43,42%. Theo đại biểu, báo cáo không thấy đề cập nguyên nhân tại sao việc thu hồi tài sản tham nhũng giảm nhiều như vậy, có phải là do số vụ việc thi hành không đủ điều kiện thi hành hay do nguyên nhân khách quan dịch bệnh không thi hành được?
“Một số vấn đề của cơ quan thẩm tra nêu lên trong các năm trước chưa có dấu hiệu thuyên giảm, cũng chưa có chuyển biến rõ rệt, như việc lót tay trong giải quyết công việc, giải quyết khiếu nại, tố cáo rất lớn nhưng việc xử lý vẫn chủ yếu là hành chính, kỷ luật, ít có kiến nghị xử lý hình sự. Nguy cơ lợi ích nhóm, sân sau tập trung vào một số lĩnh vực. Trình độ, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thanh tra còn hạn chế”, đại biểu nói.
Đáng quan tâm, với việc xử lý những vụ việc và đối tượng tham nhũng liên quan đến hỗ trợ an sinh xã hội và phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xử lý kịp thời, dứt điểm, kiên quyết không áp dụng các tình tiết giảm nhẹ.
Vì, hậu quả của những vi phạm này không chỉ đơn thuần về kinh tế mà còn hậu quả về tinh thần, về ý chí và tác động không nhỏ đến lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ, cử tri đang rất bức xúc. Đồng thời, ảnh hưởng đến việc huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác phòng, chống dịch bệnh, dự báo sẽ còn khả năng diễn biến phức tạp và kéo dài.
Còn vi phạm rất nghiêm trọng chậm được phát hiện
Trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, năm 2021, việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm tham nhũng tại nhiều địa phương có chuyển biến tốt hơn, công tác xét xử tội phạm tham nhũng cơ bản kịp thời, việc xét xử bảo đảm nghiêm minh…
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: VPQH) |
Nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã được Chính phủ tích cực chỉ đạo thực hiện như: Việc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử; chuyển đổi vị trí công tác; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử…
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng xảy ra từ nhiều năm trước nhưng chậm được phát hiện, xử lý, gây ảnh hưởng đến công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ vẫn là khâu yếu. Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ việc, vụ án tham nhũng còn chưa đạt yêu cầu. Kết quả công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế còn thấp.
Việc thực hiện công khai, minh bạch còn có tình trạng công khai thông tin không đầy đủ, công khai trong phạm vi hẹp với lý do “bí mật công tác” hoặc “quy chế phát ngôn” trong cơ quan, đơn vị, tổ chức. Việc tuyển dụng, bổ nhiệm công chức ở một số cơ quan, đơn vị còn có trường hợp chưa bảo đảm; một số trường hợp bổ nhiệm “thần tốc”, thiếu minh bạch, dẫn đến phải thu hồi hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kiến nghị thu hồi quyết định bổ nhiệm.
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39