Đấu tranh phòng, chống tham nhũng: Không có vùng cấm, không có ngoại lệ
Nâng cao năng lực giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa tham nhũng Khẩn trương xây dựng các quy định phòng ngừa để “không thể tham nhũng" Chống tham nhũng phải có bản lĩnh và dũng khí |
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng chống tham nhũng
Trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, mặc dù có nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp nhưng công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả quan trọng... qua đó gắn PCTN với công tác tổ chức cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định về kỷ luật của Đảng, Nhà nước và xử lý hình sự; đồng thời khẳng định quyết tâm mạnh mẽ, “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh PCTN.
Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê Thanh Long trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021. |
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, thực hiện theo Quy định số 32-QĐ/TW được Bộ Chính trị ban hành ngày 16/9/2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực, Ban Chỉ đạo đã sâu sát, quyết liệt, chỉ đạo toàn diện công tác PCTN; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, nâng cao hiệu quả công tác thu hồi tài sản; phát huy ngày càng hiệu quả cơ chế chỉ đạo, xử lý các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Công tác xây dựng, hoàn thiện chể chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN được tiếp tục quan tâm.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN đã xây dựng, hoàn thành nhiều Đề án, nhiệm vụ quan trọng theo Kết luận và Chương trình công tác của Bộ Chính trị; chú trọng chỉ đạo sơ kết, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả công tác PCTN; chỉ đạo tổng kết công tác PCTN trên phạm vi toàn quốc và tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020, qua đó khẳng định những kết quả đạt được, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện PCTN trong giai đoạn mới, lan tỏa quyết tâm đấu tranh PCTN trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân…
Bộ trưởng Bộ Tư pháp khẳng định, công tác PCTN đã đạt được những kết quả quan trọng trong năm 2021 về nhiều mặt như: Lãnh đạo, chỉ đạo về PCTN; xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội và hợp tác quốc tế trong PCTN; kiện toàn tổ chức, đẩy mạnh hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường PCTN tại các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng sẽ không có vùng cấm, không có ngoại lệ. |
Đối với việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về PCTN, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, thực hiện Luật PCTN năm 2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát hiện, xử lý những sơ hở, bất cập, dễ bị lợi dụng để tham nhũng; tăng cường kiểm tra việc ban hành các văn bản dưới luật; hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN; tiếp tục hoàn thiện cơ chế phòng ngừa tham nhũng nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như đầu tư xây dựng, đấu thầu, thu chi ngân sách, quản lý, sử dụng tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, quản lý vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan…
Tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp gây bức xúc trong xã hội
Báo cáo tóm tắt thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, năm 2021, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác PCTN vẫn tiếp tục được đẩy mạnh với quyết tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ và đạt được nhiều kết quả tích cực; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, có chiều hướng thuyên giảm, qua đó góp phần củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Về xây dựng, hoàn thiện thể chế PCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu rõ, năm 2021, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế về PCTN tiếp tục được quan tâm; nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội và PCTN tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới; đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở chính trị, pháp lý đồng bộ, khả thi để PCTN hiệu quả. Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn hạn chế; tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục triệt để. Một số văn bản quy phạm pháp luật còn sai về thẩm quyền hoặc có nội dung quy định chưa phù hợp, gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga. |
Đề cập về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhận thấy, năm 2021, các cấp, các ngành, cơ quan chức năng đã tích cực tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; hình thức tuyên truyền có nhiều đổi mới, sáng tạo nhằm phù hợp với điều kiện giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh ở một số địa phương… Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng chỉ rõ, công tác này trong một số trường hợp còn chưa thực sự chuyển biến. Người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa nhận thức sâu sắc mức độ nghiêm trọng của tình hình tham nhũng; chưa thực sự gương mẫu, nói chưa đi đôi với làm, còn nể nang, né tránh, thậm chí bao che cho cán bộ, đảng viên vi phạm...
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số bộ, ngành, địa phương, vẫn còn có những hạn chế; việc thực hiện công khai, minh bạch còn có tình trạng công khai thông tin không đầy đủ, công khai trong phạm vi hẹp với lý do “bí mật công tác” hoặc “quy chế phát ngôn” trong cơ quan, đơn vị, tổ chức; việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng còn có những hạn chế, vướng mắc; vi phạm việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp còn xảy ra ở nhiều cơ quan, đơn vị; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả…
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, trong năm 2021, tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng có chiều hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ “lợi ích nhóm”, “sân sau”, tập trung vào một số lĩnh vực như đấu thầu, đấu giá, cổ phần hoá, tín dụng, ngân hàng, y tế, giáo dục... Đã phát sinh một số tội phạm tham nhũng liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra trên nhiều lĩnh vực; tình hình tội phạm tham nhũng trong cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan có nhiệm vụ PCTN vẫn còn.
Chủ nhiệm Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, tạo chuyển biến rõ rệt hơn công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các bộ, ngành, địa phương, nhất là việc tự kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ; xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; tập trung hơn vào những lĩnh vực nổi cộm, đang gây bức xúc trong dư luận gần đây như lĩnh vực y tế, giáo dục, việc tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hỗ trợ và phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc huy động các khoản đóng góp của nhân dân để hoạt động từ thiện…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 10/9: Vàng thế giới nhích nhẹ, vàng nhẫn điều chỉnh giảm
Cảnh báo lũ khẩn cấp trên hệ thống sông tại khu vực Bắc bộ
Hướng dẫn phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Phong Châu
Bão lũ đi qua, tình người ở lại
Chuẩn bị ngân sách khắc phục hậu quả bão số 3
Hà Nội: Cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Trung Hà
Sự cố sập cầu Phong Châu xảy ra do đâu?
Tin khác
Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ
Tin nóng 09/09/2024 07:51
Thông tin mới nhất về vụ việc xảy ra tại cơ sở Mái ấm Hoa Hồng
Tin nóng 07/09/2024 18:50
Hà Nội: Xử phạt người đàn ông đăng tin sai sự thật về công tác phòng chống lũ lụt của Thủ đô
Tin nóng 07/09/2024 08:50
Xử phạt người phụ nữ lập fanpage "Tạp chí Nhà đầu tư"
Tin nóng 07/09/2024 07:32
Bắt nhóm đối tượng lừa đảo mua bán phần mềm theo dõi, định vị điện thoại trên facebook
Tin nóng 07/09/2024 07:32
Điều tra thêm hành vi lừa đảo chiếm đoạt tại Mái ấm Hoa Hồng
Tin nóng 05/09/2024 18:39
Trả giá vì thủ đoạn cài ma túy đẩy người khác vào vòng lao lý
Tin nóng 05/09/2024 14:03
Bộ Công an đưa 388.389 biển số ô tô ra đấu giá
Tin nóng 04/09/2024 20:51
Hà Nội: Thu giữ 9 tấn thực phẩm phục vụ Tết Trung thu không rõ nguồn gốc
Tin nóng 04/09/2024 20:50
16.425 tài xế bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh
Tin nóng 04/09/2024 07:39