Đa dạng cách thức dạy lịch sử

(LĐTĐ) Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Vấn đề đặt ra để học sinh yêu sử, có lòng tự tôn dân tộc, điều quan trọng phải đa dạng hóa cách học và dạy lịch sử.
Dạy Lịch sử qua phần mềm điện tử Thầy giáo dạy Lịch sử bằng thơ xác lập Kỷ lục Việt Nam

Tầm quan trọng của lịch sử

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh, lịch sử xét đến cùng là những gì đã đi qua, được con người hiện tại thống kê, thể hiện lại. Lịch sử của mỗi quốc gia có số phận riêng được quyết định bởi đặc điểm địa lý nhân văn và bản lĩnh của dân tộc đó. Lịch sử là “kho chứa”, là sự tích hợp các giá trị và cũng vì thế, lịch sử trở thành một trong những điểm tựa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên con đường phát triển.

Đa dạng cách thức dạy lịch sử
Các nhà trường đã và đang triển khai nhiều phương pháp giảng dạy môn Lịch sử phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Về tầm quan trọng và những giá trị của lịch sử, sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài diễn ca “Lịch sử nước ta” gồm hơn 200 câu lục bát trình bày lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước đến năm 1941. Ngay từ những câu đầu tiên, Bác đã khẳng định vị trí quan trọng của lịch sử dân tộc: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam/Kể năm hơn bốn ngàn năm/Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hoà”.

Trân trọng lịch sử, tự hào về truyền thống giữ nước của dân tộc, Bác đã dùng những từ ngữ phổ thông, dân dã, dễ hiểu, dễ nhớ để ca ngợi, tri ân, vinh danh các triều đại vua chúa, các đấng anh hùng có tài trị quốc an dân, phát triển đất nước, diệt giặc ngoài thù trong… Bác đã chọn lọc, xác định giới thiệu những nhân vật, những sự kiện chân thực khách quan đủ để khôi phục chính xác bức tranh hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc với những nét cơ bản về truyền thống yêu nước, đấu tranh giành độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Tác phẩm là một cách truyền tải lịch sử phù hợp trong điều kiện phần lớn người Việt Nam lúc bấy giờ đều không biết đọc, biết viết. Chính từ những vần thơ ấy, chính hiểu rõ được lịch sử của dân tộc mà lớp lớp người Việt Nam tự nguyện hiến dâng thân xác của mình đi theo cách mạng, đi theo Bác làm nên những thắng lợi mang ý nghĩa thời đại sâu sắc.

“Lịch sử là quá khứ, nhưng quá khứ là một hợp phần tất yếu của hiện tại, không có quá khứ thì cũng không có tương lai. Lịch sử là niềm kiêu hãnh, là khúc tráng ca, là cả những đau đớn và thật sự là bài học kinh nghiệm để thế hệ sau nhận rõ những cạm bẫy, chông gai để không mắc phải sai lầm của thế hệ đi trước… Những bài học lịch sử rất có ích để thế hệ mai sau tỏ lòng kính trọng các thế hệ cha ông đã có công dựng xây Tổ quốc, là cơ sở để các em học sinh tiếp nối niềm tự hào dân tộc nhằm mạnh mẽ hơn trong xây dựng đất nước hiện nay”, Nhà nghiên cứu văn hóa Phùng Hoàng Anh bày tỏ.

Thay đổi cách thức dạy và học Lịch sử

Lịch sử là môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách, tư tưởng và tinh thần của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay, môn Lịch sử chưa thật sự được coi trọng. Nhiều học sinh chưa hứng thú đối với môn học, thái độ học tập mang tính đối phó, nặng về ghi nhớ máy móc, không hiểu bản chất của sự kiện... Thực trạng trên đặt ra vấn đề mỗi người dạy cần thay đổi một cách tích cực, hướng tới việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời giúp học sinh phát huy năng lực của bản thân, trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống.

Có thể nói, một dân tộc vững mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào nền văn hóa tự cường của họ. Và truyền thống văn hóa có vững mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào tình yêu sử, tình yêu dân tộc nước nhà. Lịch sử là quá khứ, nhưng tồn tại song song với thực tại. Khi chúng ta nhìn về quá khứ, giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, chúng ta có thể viết nên những trang mới cao đẹp hơn, một tương lai sáng lạn hơn với mọi nét văn hóa truyền thống được bảo tồn bằng một tình yêu lịch sử.

Theo ghi nhận, thời gian qua, các đơn vị, trường học đã và đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử. Cùng đó, các nhà trường cũng kết hợp các nội dung liên quan đến lịch sử trong nhiều bộ môn khác dưới những hình thức khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh.

Chẳng hạn, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi (quận Hà Đông, Hà Nội), các thầy cô giảng dạy bộ môn Lịch sử đã có kế hoạch chuẩn bị bài giảng công phu, chu đáo cả về nội dung lẫn đồ dùng dạy học. Đặc biệt, các thầy cô luôn đổi mới phương pháp dạy học thông qua những sự kiện, mẩu chuyện, hình ảnh minh hoạ giúp học sinh lắng nghe và hiểu tường tận kiến thức, từ đó yêu thích bộ môn Lịch sử một cách tự nhiên.

Cùng đó, nhà trường cũng tổ chức tìm hiểu kiến thức lịch sử qua các tiết chào cờ, sinh hoạt, giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giáo viên tìm hiểu, quan tâm đến học sinh trong lớp, nắm được tâm sinh lý lứa tuổi để có sự ứng xử cho phù hợp, biết lắng nghe và thấu hiểu các em, biết khen đúng lúc để kích thích sự ham học của học sinh, tránh gây áp lực cho các em…

“Mỗi bài dạy là một nội dung, một sự kiện, một nhân vật lịch sử, cũng có thể là nhiều nội dung, nhiều sự kiện lịch sử. Qua các sự kiện lịch sử, giáo viên nên liên hệ thực tế để giáo dục học sinh, gắn học đi đôi với hành, giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung bài học. Nhà trường cũng tổ chức các hoạt động tự học, tự nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Thầy cô giao các dự án học tập; hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập, ghi chép bài. Bên cạnh đó, giáo viên thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá kết hợp với học sinh tự đánh giá lẫn nhau để tăng hiệu quả học tập môn Lịch sử”, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi Nguyễn Thị Xinh chia sẻ.

Với lợi thế nằm tại trung tâm quận Ba Đình (Hà Nội), mảnh đất linh thiêng hào hoa, giàu truyền thống lịch sử, thầy và trò Trường Trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương may mắn có nhiều cơ hội lớn lên cùng với những không gian văn hóa lịch sử quan trọng của cả nước ngay trên địa bàn của mình như: Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, Khu Di tích Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh... Đó là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện một cách sáng tạo chủ trương giáo dục truyền thống lịch sử địa phương trong trường phổ thông. Những buổi trải nghiệm đầy ý nghĩa tại Bảo tàng Hồ Chí Minh hay tham gia những không gian văn hóa qua những chương trình tại Hoàng thành Thăng Long, Cột cờ Hà Nội, Lăng Bác, Tòa nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, tham quan tại nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà Đại tướng Nguyễn Chí Thanh...

Những hoạt động kể trên không chỉ mang đến cho các học sinh mà còn cả với đội ngũ giáo viên những trải nghiệm về văn hóa, lịch sử dân tộc tuyệt vời, qua đó nhà trường đã thực hiện tốt sứ mệnh giáo dục của mình để những giá trị lịch sử bền vững muôn đời được trao truyền đến các học sinh theo nhiều cách thức mới mẻ khác nhau và được các em đón nhận một cách tự nhiên nhất, trân trọng nhất.

Dân tộc Việt Nam có bề dày lịch sử hào hùng. Lịch sử tạo nên cốt cách, hình hài của người Việt. Nhờ vào lịch sử, dựa chính vào lịch sử, tôn trọng lịch sử mà dân tộc ta đứng vững không bị đồng hóa và thôn tính. Bởi vậy, đừng để lịch sử bị lãng quên./.

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Xem thêm
Phiên bản di động