Dạy Lịch sử qua phần mềm điện tử

“Trong khi học sinh đang không có hứng thú với môn Lịch sử, phần mềm này rất hiệu quả bởi ngoài sách vở, các tư liệu đưa vào giảng dạy như một cuốn phim khiến học sinh hứng thú, không nặng về đọc chép”.
day lich su qua phan mem dien tu Thầy giáo dạy Lịch sử bằng thơ xác lập Kỷ lục Việt Nam
day lich su qua phan mem dien tu Dạy lịch sử trên phố: Râu ông cắm cằm bà

Trên đây là nhận xét của một số giáo viên trực tiếp giảng dạy “Giáo án điện tử môn Lịch sử” - giải pháp được giới thiệu tại “Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ 4” của Hà Nội vừa qua.

"Giáo án điện tử môn Lịch sử"

Ghi nhận của chúng tôi, phần mềm "Giáo án điện tử môn Lịch sử" được “trình làng” lần này, cập nhật các ứng dụng công nghệ thông tin mới hiện nay.

Bộ giải pháp này gồm ba trọng tâm chính: Phần mềm soạn giáo án; Hệ thống giáo án điện tử môn lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12; Thư viện số về Lịch sử (tư liệu, video, hình ảnh, bản đồ, lược đồ…).

day lich su qua phan mem dien tu
Phần mềm được giới thiệu tại "Ngày hội CNTT lần thứ 4" của Hà Nội.

Phần mềm soạn giáo án

Giáo viên có thể dễ dàng soạn và giảng dạy trực tiếp trên phần mềm soạn giáo án với sự hỗ trợ về tư liệu và học liệu đa phương tiện từ “Thư viện số về lịch sử”.

Mỗi bài học Lịch sử giờ đây không chỉ có kiến thức đơn thuần mà còn được tích hợp các video, hình ảnh, bản đồ - lược đồ Lịch sử… nhằm làm sinh động và đa dạng trong việc truyền tải các nội dung kiến thức của bài học đến các em học sinh

Phần mềm soạn giáo án cho phép giáo viên chỉnh sửa các bài giáo án mẫu hoặc tạo ra các bài giáo án mới với sự hỗ trợ của thư viện số.

Giáo án điện tử môn Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12

Giáo án điện tử mở được thiết kế theo hướng tổ chức các hoạt động học tập và đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, bao gồm: hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập (củng cố), hoạt động vận dụng, mở rộng.

Hệ thống kiến thức dựa theo đúng trình tự sách giáo khoa Lịch sử và chương trình giảng dạy môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hướng dẫn chi tiết từng hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng bài học, đáp ứng yêu cầu giảng dạy của mọi giáo viên.

Gợi ý hướng dẫn tiến trình tổ chức các hoạt động trong bài giảng cho cả giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục tiêu của bài học.

Mỗi giáo án đều được tích hợp các học liệu đa phương tiện như video, hình ảnh, lược đồ, hiệu ứng, đồ họa sinh động.

day lich su qua phan mem dien tu
Nếu trước đây, có những bài học phải mất 20 phút để kể lại, ở đây chỉ chiếu như trên đây trong vòng 5 phút mà học sinh không bị nhầm lẫn.

Thư viện số về lịch sử

Thư viện số về lịch sử phục vụ mục đích tra cứu, giảng dạy và học tập dành cho giáo viên, học sinh.

Nội dung tư liệu được chia làm hai phần chính: Tư liệu gắn với bài học từ lớp 4 đến lớp 12 và tư liệu mở rộng theo từng thời kì lịch sử, bao gồm: video, hình ảnh, bản đồ - lược đồ lịch sử, tư liệu lịch sử theo bài học.

Hệ thống kiểm tra đánh giá khoa học, thiết thực và hiệu quả theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và phát triển phẩm chất năng lực học sinh của Chương trình giáo dục phổ thông.

Học sinh có thể tham gia các bài kiểm tra đánh giá do giáo viên tạo ra hoặc luyện thi với các bộ đề thi được tuyển chọn theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông qua đó rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi làm bài kiểm tra và làm đề luyện thi.

Giáo viên thích thú

Chia sẻ với PV, cô Mỹ - giáo viên Lịch sử, Trường THCS Tô Hoàng (Hà Nội) cho biết, trong khi học sinh đang rất chán môn Lịch sử, phần mềm này rất hiệu quả bởi ngoài sách vở, các tư liệu đưa vào giảng dạy như một cuốn phim khiến học sinh hứng thú, không nặng về đọc chép, tạo cho học sinh sự tự do sáng tạo.

Cô cho hay, nếu trước đây, có những bài học phải mất 20 phút để kể lại, ở đây chỉ chiếu trong vòng 5 phút mà học sinh không bị nhầm lẫn.

“Hiện nhà trường có khối 6, khối 7 đang được giáo viên áp dụng “Giáo án điện tử môn Lịch sử” bởi phần lịch sử cận đại sau này có nhiều tư liệu trên mạng Internet hơn phần sử cổ đại.

Qua những bài đã giảng, tôi thấy hệ thống tư liệu lịch sử được soạn cẩn thận, phong phú. Do đó, việc soạn giáo án cũng rút ngắn thời gian.

Trước đây, việc soạn giáo án (tùy từng giáo viên) nhưng trung bình một bài lâu nhất mất tầm 1- 2 tiếng đồng hồ thì nay chỉ mất 20-30 phút. Thậm chí giáo viên nào không cầu toàn, có thể để nguyên giáo án đã soạn sẵn.

Chỉ có điều đáng ngại nhất, nếu trường nào chưa có mạng Internet, giáo viên phải tải tư liệu bài giảng về máy tính để giảng. Hoặc ở một số trường cơ sở vật chất chưa tốt, chưa có các máy chiếu hoặc không có ti vi, việc áp dụng phần mềm này rất khó khăn”, cô Mỹ cho biết.

Theo một giáo viên Trường THCS Cầu Giấy, phầm mềm này rất tiện ích bởi kiến thức phần cổ đại thường rất thiếu thì nay được chiếu phong phú qua hình ảnh 3D.

Thứ hai, hệ thống bài tập của học sinh sẽ được kiểm tra thường xuyên và tương tác tốt giữa phụ huynh - giáo viên - học sinh, qua các tài khoản.

“Hiện tại việc dạy Lịch sử rất khó khăn do học sinh không thích. Việc áp dụng phần mềm này thu hút học sinh hứng thú với môn học do bài giảng rất đẹp, kho bài giảng và lượng kiến thức rất phong phú.

Tuy nhiên, ở các trường không có Internet hoặc máy chiếu như ở nông thôn, miền núi rất khó khăn. Đồng thời, giáo viên và học sinh phải được hướng dẫn để quen với CNTT mới tương tác tốt”, giáo viên này cho hay.

day lich su qua phan mem dien tu
Kiến thức lịch sử cổ đại được thiết kế 3D khiến học sinh thích thú.

Trao đổi với PV, PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ (Chủ tịch Hội giáo dục Lịch sử, thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), Chủ tịch Hội đồng thẩm định Khoa học “Giáo án điện tử môn Lịch sử” cho biết, phần mềm này đã được thẩm định bởi Hội đồng gồm 15 người, họp từ ngày 12/ 1 đến 16/1 năm 2018 tại Hà Nội.

Theo đó, Hội đồng thẩm định đã thống nhất kết luận, bộ tư liệu bước đầu ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra những tiện ích cho giáo viên và học sinh trong việc dạy học môn lịch sử ở trường phổ thông.

Hệ thống giáo án mở giúp giáo viên có thể chủ động chỉnh sửa dựa trên những yêu cầu cơ bản phù hợp với khả năng của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất của các giáo viên ở các vùng miền.

Hệ thống tư liệu lịch sử đầy đủ nhất hiện nay, có tính hệ thống và được sắp xếp theo từng bài học, lớp học, cấp học, phong phú và đa dạng bao gồm: tranh ảnh lịch sử, video lịch sử theo bài học, lược đồ, bản đồ lịch sử, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh khai thác và sử dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện của từng đối tượng học sinh.

Bộ câu hỏi kiểm tra đánh giá từ lớp 4 đến lớp 12 môn lịch sử (câu hỏi bài tập, đề kiểm tra, bộ đề luyện thi) đầy đủ, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm và tự luận, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh chủ động khai thác sử dụng góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, các thành viên hội đồng đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh bộ tư liệu. Hội đồng thẩm định cũng đề nghị chỉnh sửa một số nội dung để đảm bảo đúng các quan điểm của Đảng, Nhà nước, tính chính xác, khoa học và phù hợp với đối tượng và điều kiện, thực tế của từng vùng miền trong cả nước. Đồng thời xem xét tiện ích của phần mềm trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới giảng dạy tại các trường trung học phổ thông.

Theo Mỹ Hà/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

(LĐTĐ) Đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí...
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

(LĐTĐ) Sáng 30/10, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu được xây dựng nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế.

Tin khác

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

Xã hội hóa góp phần cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Công tác xã hội hóa giáo dục trong 10 năm qua không chỉ góp phần to lớn trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.
Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8

Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8

(LĐTĐ) 70 nhà giáo tiêu biểu đến từ các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham dự vòng chung khảo xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8, năm 2024.
Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

Bỏ đề xuất quy định miễn học phí cho con nhà giáo

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã đưa ra khỏi dự thảo Luật Nhà giáo nội dung quy định về chính sách miễn học phí cho con nhà giáo.
Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững trong kỹ thuật công trình

Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển bền vững trong kỹ thuật công trình

(LĐTĐ) Hội thảo quốc tế về phát triển bền vững trong kỹ thuật công trình năm 2024 (ICSCE 2024) là cơ hội để các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia trao đổi kiến thức, giải quyết những thách thức trong việc phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và thân thiện với môi trường, góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc.
Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

Thành lập 13 đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT

(LĐTĐ) Chiều 23/10, tại Trường Trung học phổ thông (THPT) chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố thành lập 13 đội tuyển học sinh giỏi Thành phố tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục

Sử dụng công nghệ thông tin để thay đổi giáo dục

(LĐTĐ) Sau khi thí điểm thành công tại một số trường học, Hà Nội dự kiến nhân rộng mô hình giáo dục thông minh tại các trường học trên địa bàn thành phố.
Khen thưởng 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non

Khen thưởng 140 nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non

(LĐTĐ) Ngày 21/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động