Cứu sống nam bệnh nhân bị thanh gỗ đâm xuyên bụng
Theo người nhà bệnh nhân, anh N.V.T làm thợ mộc từ hơn 10 năm nay, mới đây trong lúc đang làm việc tại một xưởng gỗ ở Quốc Oai (Hà Nội), khi vừa cho thanh gỗ vào máy để vót nhọn thì bất ngờ thanh gỗ bắn ngược trở lại đâm ngập sâu vào bụng.
Quá hoảng loạn, anh T đã rút luôn thanh gỗ ra (được xác định cắm sâu hơn 10cm). Anh T được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai trong tình trạng choáng, sốc, tại đây, bệnh nhân đã được sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.
Thanh gỗ gây vết thương phức tạp ở bệnh nhân. |
Bác sĩ Bùi Đức Duy, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho hay: Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, da xanh tái, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt, bụng chướng, chảy máu qua vết thương bụng. Nhận định đây là trường hợp nặng, sốc mất máu do vết thương thấu bụng, nghi ngờ tổn thương mạch máu lớn và tổn thương ruột, các bác sĩ trực ngay lập tức kích hoạt báo động đỏ Bệnh viện khẩn trương cứu chữa cho bệnh nhân.
Bệnh nhân vừa hồi sức tích cực, vừa chuyển mổ cấp cứu. Khi mổ cả kíp phẫu thuật đều choáng váng vì trong bụng bệnh nhân có đến 3 - 4 lít máu. Dù vết thương bên ngoài thành bụng chỉ 1,5cm nhưng thanh gỗ sắc nhọn, xuyên qua mạc treo đại tràng ngang, xuyên mạc treo, đứt mạch mạc treo ruột non chảy máu thành tia và ở sau đó làm rách tĩnh mạch chủ bụng là tĩnh mạch lớn nhất cơ thể.
Vết thương tĩnh mạch chủ cũng là nguyên nhân chính chảy máu, cần cầm máu khẩn cấp nếu không bệnh nhân có thể chết trên bàn mổ. Việc khâu cầm máu tĩnh mạch chủ vô cùng khó khăn do bệnh nhân trong tình trạng sốc, chảy máu nhiều, tĩnh mạch lớn ở sâu, nhiều liên quan. Sau khi cầm máu được tĩnh mạch chủ, bệnh nhân đã đo được huyết áp, tuy nhiên vết thương xuyên tá tràng luôn là thách thức khó cho bất kỳ phẫu thuật viên nào.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ với các phẫu thuật khâu vết thương tĩnh mạch chủ, cầm máu mạc treo ruột non, khâu vết thương tá tràng, thắt môn vị - nối vị tràng, dẫn lưu tá tràng, mở thông ruột non... Trong mổ và sau mổ bệnh nhân phải truyền 14 đơn vị máu. Đồng thời, bệnh nhân dược điều trị tích cực với sự theo dõi sát sao của các bác sĩ Khoa Tiêu hoá, Gây mê hồi sức.
Hiện tại, sau mổ 7 ngày, tình trạng bệnh nhân đã ổn định tỉnh táo, không sốt, da niêm mạc hồng, không có dấu hiệu chảy máu, mất máu, tự ăn đường miệng, sonde dẫn lưu đã rút bớt. Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo bác sĩ Duy: “Vết thương tĩnh mạch chủ do tai nạn lao động là rất hi hữu, khá nặng nề. Nhất là với vết thương tim, vết thương mạch máu lớn bệnh nhân thường tử vong trước khi được đưa đến bệnh viện. May mắn bệnh nhân đã đến viện kịp thời nên mới được cứu sống”.
Cùng từ ca bệnh trên các bác sĩ khuyến cáo người lao động luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định an toàn lao động tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đặc biệt khi bị thương thấu bụng không được tự ý rút vật gây thương tích ra mà nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử lý kịp thời, tránh làm tình trạng bệnh trở nên phức tạp, nặng nề hơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46