Bé 8 tuổi phải phẫu thuật cấp cứu vì tắc ruột do bã thức ăn
Phẫu thuật thành công cho bé gái 3 tuổi bị xoắn dạ dày hiếm gặp Cứu sống bệnh nhi 5 tuổi bị vỡ ruột thừa Trao hy vọng tới bệnh nhi ung thư |
Mẹ bệnh nhi cho biết, bệnh nhi xuất hiện đau bụng cách đây 4 ngày, đã được đưa đi khám tại một vài cơ sở y tế, sau đó chuyển qua một bệnh viện tư tại Hà Nội điều trị nội trú 3 ngày, theo dõi tắc ruột không rõ nguyên nhân.
Bác sĩ thăm, khám cho bệnh nhi. |
Khi tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bệnh nhi được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán tắc ruột do bã thức ăn. Hình ảnh trên phim chụp cho thấy bã thức ăn di chuyển xuống dưới nhưng bị tắc ở đoạn ruột non cách góc hồi manh tràng 20cm, kích thước 4x2 cm cứng chắc.
Bác sĩ Vũ Hồng Tuân - Khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh đã tiến hành mổ cấp cứu cho bệnh nhi bằng phương pháp mở ruột non lấy bã thức ăn làm xẹp ruột có nội soi hỗ trợ. Tuy nhiên, do mổ nội soi ổ bụng chướng khó can thiệp, các bác sĩ chuyển sang mổ mở nhỏ 5cm, phát hiện khối bã thức ăn rất cứng chắc ở đoạn cuối hồi tràng. Các bác sĩ đã mở ruột lấy bã thức ăn, khâu lại ruột cho bệnh nhi.
Sau mổ 4 ngày, bệnh nhi tiêu hoá lưu tốt, được ăn nhẹ và chăm sóc tại khoa điều trị. Theo bác sĩ Vũ Hồng Tuân, có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột non như do nuốt dị vật không thể tiêu hoá được, do bệnh nhi có bệnh nền về tuỵ gây khó tiêu hoá thức ăn, búi giun gây tắc ruột. Tắc ruột do bã thức ăn ở trẻ em là tình trạng hiếm gặp, trẻ cần được đưa đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao và phương tiện kỹ thuật hiện đại để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, tắc ruột có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Mất nước điện giải, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, nặng nề nhất có thể gây tử vong do hoại tử các quai ruột gây thủng ruột, vỡ ruột. Do đó, mọi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp giúp phòng tránh hiệu quả tắc ruột do bã thức ăn, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, răng kém, sau cắt dạ dày…
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn thức ăn nấu chín, ninh nhừ; uống đủ nước, trung bình 1,5-2l nước/ngày; bổ sung các loại rau xanh, mềm, có độ nhớt như rau đay, mùng tơi, đậu bắp… giúp hệ tiêu hóa lưu thông thuận lợi. Ngoài ra, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00