Cuộc thi Speak to Lead: Vòng 1 khép lại với nhiều điểm sáng ấn tượng
Tỏa sáng tài năng tại các sân chơi mùa hè của VUS | |
Học sinh 25 trường Trung học phổ thông chuyên tham gia thi hùng biện tiếng Anh trực tuyến | |
Sân chơi bổ ích cho trẻ yêu thích tiếng Anh |
Speak to Lead là cuộc thi hùng biện Tiếng Anh do Đại sứ quán Hoa Kỳ phối hợp với Hệ thống Giáo dục Hocmai tổ chức, đánh dấu 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, nhằm thúc đẩy học sinh Việt Nam tìm hiểu về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Vòng thi thứ nhất mang chủ đề “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 25 năm bình thường hóa quan hệ: Nhìn lại quá trình bình thường hóa quan hệ, những nỗ lực và thành quả đạt được trong 25 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”. Qua đánh giá, Ban Tổ chức đã chọn ra 19 bài thi xuất sắc nhất để vào vòng 2. Điểm sáng của vòng này là sự đa dạng phong cách trong hình thức thể hiện cùng nội dung vô cùng ý nghĩa của các bài thi.
Thí sinh đội trường Trung học phổ thông chuyên Bảo Lộc (Lâm Đồng) tự tin trong thử thách của vòng đầu tiên. |
Ở khu vực phía Nam, đáng chú ý là bài thi đến từ học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang). Bằng cách sử dụng hoạt hoạ, các thí sinh đã khéo léo lồng ghép các dấu mốc trong mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thông qua câu chuyện về cuộc gặp gỡ của đôi bạn trẻ. Những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục... được nhìn nhận từ góc độ của những người trẻ và được truyền tải một cách nhẹ nhàng, cảm xúc.
Ấn tượng không kém là bài dự thi của trường Trung học phổ thông chuyên Huỳnh Mẫn Đạt (Kiên Giang), các thí sinh đã xây dựng bài thi theo hình thức của một bản tin truyền hình. Theo đó, các thí sinh lần lượt đóng vai trò là những biên tập viên, truyền tải tin tức liên quan đến quá trình thiết lập và phát triển mối quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Ở khu vực phía Bắc, các thí sinh của trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn (Điện Biên) chọn cách thể hiện bài thi bằng việc đầu tư ghi hình ngoại cảnh với những góc máy công phu, khéo léo. Tại mỗi địa điểm sẽ có một thí sinh xuất hiện và thuyết trình về một vấn đề đáng chú ý trong mối quan hệ giữa hai nước.
Về phần nội dung, các video dự thi đều nêu bật được những dấu mốc thời gian quan trọng trong quan hệ của hai nước. Tuy nhiên, một số bài thi đã tạo được điểm nhấn bằng việc tiếp cận những góc độ riêng, độc đáo của mối quan hệ bang giao này. Nổi bật là bài thi của trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Tất Thành (Yên Bái) với việc lựa chọn chủ đề hợp tác giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ thông qua chương trình trao đổi trợ giảng Tiếng Anh của Fulbright. Đội thi đã đem đến cái nhìn cụ thể và thiết thực về thành quả của tiến trình hợp tác giữa 2 nước thông qua việc cải thiện chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở địa phương.
“Speak to Lead” được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 10/2020 với 3 vòng thi: Vòng tuyển chọn cấp trường, Vòng xếp hạng và Vòng chung kết. Các vòng thi sẽ được diễn ra trực tuyến, trong đó vòng chung kết sẽ diễn ra trực tiếp tại Hà Nội vào đầu tháng 10. Các đội tham gia thi sẽ được nhận giấy chứng nhận, kỷ niệm chương, học bổng trực tuyến và cơ hội tham gia Hội nghị “Thought Leaders Conference 2020” của Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Trong quá trình thi, học sinh sẽ được đào tạo các kĩ năng cần thiết để chuẩn bị cho cuộc thi và tham gia khóa học trực tuyến về kĩ năng hùng biện. |
Đánh giá chung về vòng thi đầu tiên, bà Phạm Thị Hương Giang (Đại diện Ban Tổ chức cuộc thi) cho biết: “Chúng tôi rất bất ngờ trước khả năng sáng tạo của các em. Các bài thi được đầu tư tốt cả về nội dung và hình thức. Trong phần nội dung, các em đã tìm hiểu sâu và có nhiều góc tiếp cận đặc sắc về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong suốt chặng đường 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Các bài thi không chỉ đi theo hướng tiếp cận tiến trình lịch sử mốc son này mà còn khai thác mối quan hệ bang giao đó trong tương quan với những thuận lợi và thách thức trong thời đại mới. Bên cạnh đó, các em cũng rất thông minh khi chọn những hình thức thể hiện phong phú như sử dụng hiệu ứng hoạt họa, vẽ tay, đến việc kết hợp tư liệu lịch sử và quay mới giúp cho việc truyền tải thông tin trở nên hấp dẫn và thu hút người xem hơn”.
Đối với nhiều đội thi, đây là lần đầu tiên các em được thử sức ở loại hình sân chơi này nhưng tất cả đều đầu tư công phu, nghiêm túc và nhận được sự tư vấn nhiệt tình của thầy cô giáo. Thí sinh Lê Thị Huyền Trang (Đội Daisy, trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Chí Thanh, Đăk Nông) chia sẻ: "Nhờ cuộc thi, em học được nhiều điều, từ kĩ năng làm việc nhóm đến tổng hợp, tìm kiếm thông tin, từ kĩ năng nói trước máy quay đến biên tập sản phẩm. Quan trọng nhất, em hiểu hơn về mối quan hệ 25 năm Việt Nam - Hoa Kỳ".
Được biết, trước khi bước vào vòng 2, Ban Tổ chức sẽ thực hiện chương trình đào tạo cho thí sinh thông qua các buổi hướng dẫn khoá học hùng biện. Khóa học này nhằm giúp các đội thi nâng cao kĩ năng và phong thái hùng biện một cách tự tin, trôi chảy. Ngoài ra, Ban Tổ chức cuộc thi cũng hé lộ, ở vòng thi sau, các thử thách sẽ ngày một khó và đòi hỏi thí sinh phải đối đầu, liên tục sáng tạo, làm mới các bài thi để ghi điểm. Mặt khác, chương trình sẽ có sự góp mặt của nhiều tình nguyện viên xuất sắc đến từ các trường danh tiếng, tham gia tư vấn chuyên môn, giúp các thí sinh có bài dự thi hoàn thiện hơn.
Theo dự kiến, vòng 2 của cuộc thi sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 20/9. 19 đội lọt vào vòng 2 chia thành 5 cụm thi. Các đội thi ở mỗi cụm sẽ kết nối và thi trực tuyến qua nền tảng Zoom với 5 chủ đề, lần lượt là quá trình hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Hoa Kỳ và những triển vọng phát triển trong tương lai trên các lĩnh vực thương mại, giáo dục, môi trường, khoa học công nghệ và giao lưu văn hoá.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40