Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù

Không nên quy định quá dàn trải các cơ chế, chính sách bởi dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) không phải là thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành để áp dụng riêng cho Thủ đô là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ biên tập dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Sự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung quy định đặc thù Đề nghị đẩy mạnh tuyên truyền dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trên phạm vi cả nước

Bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng - Tổ trưởng Tổ biên tập và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Phó Tổ trưởng Tổ biên tập vừa đồng chủ trì cuộc họp Tổ biên tập Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù
Toàn cảnh cuộc họp

Dự cuộc họp có các thành viên Tổ biên tập là đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp của một số tỉnh trong Vùng Thủ đô và một số chuyên gia, nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp - Phó Tổ trưởng Tổ biên tập đã trình bày về một số nội dung lớn của dự thảo Luật Thủ đô và kết quả làm việc của Tổ thường trực Tổ biên tập chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo sau cuộc họp của Tổ biên tập ngày 23/6/2023.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được thiết kế 6 Chương với 59 điều, cụ thể: Chương I. Những quy định chung (gồm 8 điều: Từ Điều 1 đến Điều 8); Chương II. Tổ chức chính quyền tại Thủ đô gồm 11 điều: từ Điều 9 đến Điều 19); Chương III. Xây dựng, phát triển và quản lý Thủ đô (gồm 16 điều: Từ Điều 20 đến Điều 35); Chương IV. Chính sách tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô (gồm 11 điều: Từ Điều 36 đến Điều 46), Chương này tăng 6 điều so với dự thảo trước do tách một số nội dung từ Điều 39 thành các điều độc lập; Chương V. Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô (gồm 6 điều: Từ Điều 47 đến Điều 52); Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 7 điều, Điều 53 đến Điều 59).

Trong đó, Dự thảo Luật bổ sung quy định Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng, trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố để áp dụng tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất.

Liên quan đến quy định bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô tương ứng với toàn bộ số tăng thu ngân sách, Dự thảo đã chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu quy định về vấn đề này tại Nghị quyết 98 của thành phố Hồ Chí Minh mới được thông qua để đảm bảo theo hướng Thủ đô được thưởng khi thu ngân sách Trung ương trên địa bàn vượt chỉ tiêu, không vượt quá số tăng thu ngân sách Trung ương trên địa bàn so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu.

Về vấn đề quỹ, Dự thảo Luật chỉnh lý theo hướng ghép Quỹ Bảo vệ và phát triển văn hóa và Quỹ Bảo tồn, tái thiết khu nội đô lịch sử thành Quỹ Bảo vệ, phát triển văn hóa và tái thiết khu nội đô lịch sử để giảm bớt số lượng quỹ nhưng vẫn có cơ chế để huy động nguồn lực xã hội đầu tư cho lĩnh vực này…

Không nên quy định quá dàn trải

Các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.

Trong đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về một số vấn đề như: Tổ chức chính quyền tại Thủ đô; quy định bổ sung có mục tiêu và thưởng cho Thủ đô tương ứng với toàn bộ số tăng thu ngân sách; về quy định mức dư nợ vay của Thành phố; về bán tài sản của cơ quan Trung ương trên địa bàn; về thẩm quyền đầu tư; ưu đãi đầu tư; về thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất; về giáo dục - đào tạo; về khoa học công nghệ; về an sinh xã hội; về để lại 100% khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; về ưu đãi thuế; về hỗ trợ hỗ trợ 100% phí bảo hiểm nông nghiệp; về thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD).

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng nhấn mạnh, việc soạn thảo dự án Luật cần thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng yêu cầu tiến hành rà soát song song với nội dung các dự thảo Luật đang sửa đổi, bổ sung để thiết kế các quy định phù hợp; kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012; rà soát các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành mà phù hợp với Thủ đô để đưa vào dự thảo Luật.

Trong đó, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp cho Thủ đô Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của Hà Nội, đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân…

Theo Thứ trưởng, không nên quy định quá dàn trải các cơ chế, chính sách bởi dự án Luật này không phải là thay thế toàn bộ hệ thống pháp luật hiện hành để áp dụng riêng cho Thủ đô. Cần nghiên cứu để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội ngay trong Luật để có thể áp dụng được ngay, không cần chờ các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

Theo Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, các cơ chế, chính sách quy định tại Dự thảo Luật khác với pháp luật hiện hành hoặc pháp luật hiện hành chưa có quy định, nhưng phải bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuyệt đối tuân thủ quy định của Hiến pháp năm 2013; cần lựa chọn, quy định các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội để tạo đột phá tối đa về thể chế, tạo thuận lợi, khai thác tốt các thế mạnh sẵn có của Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Đối tượng làm sản phẩm giả tự tin đăng ký sở hữu trí tuệ tại cơ quan quản lý

Từ thực tế cơ quan điều tra triệt phá nhiều vụ án liên quan đến sữa giả, sản phẩm giả cho thấy, đối tượng làm giả còn tinh vi đến mức đăng ký sở hữu trí tuệ sản phẩm đó tại cơ quan quản lý Nhà nước. Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đã đề xuất nhiều tội phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
Quận Tây Hồ phát động Tháng Công nhân

Quận Tây Hồ phát động Tháng Công nhân

Chiều ngày 16/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Tây Hồ tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo

Đại diện cho Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Quốc Oai tham dự Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025, đội bóng Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Long Thành thể hiện tinh thần quyết tâm thi đấu vì màu cờ sắc áo ngay từ những trận đấu đầu tiên của vòng bảng.
77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

77 trường tư thục được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10

Năm học 2025 - 2026, 77 trường trung học phổ thông (THPT) tư thục ở Hà Nội được giao 27.919 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.

Tin khác

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Đề xuất thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao Nguyễn Huy Tiến cho biết, Nghị quyết được xây dựng nhằm thực hiện thí điểm VKSND khởi kiện vụ án dân sự công ích nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay.
Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ về các giải pháp chiến lược phát triển đất nước

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, phát triển đất nước phải song hành với trách nhiệm quốc tế, đóng góp ngày càng nhiều cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới, vì hạnh phúc của nhân loại và văn minh toàn cầu; hợp tác quốc tế trên nguyên tắc "các bên cùng thắng".
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu để phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, đối với Việt Nam, cùng với chuyển đổi số, xác định chuyển đổi xanh là yêu cầu tất yếu khách quan, là yếu tố then chốt và động lực đột phá để thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời góp phần từng bước hiện thực hóa các cam kết tại COP26 về đưa mức phát thải ròng về bằng "0" vào năm 2050.
Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Đồng Nai: Lấy mẫu AND để xác định danh tính của 64 liệt sỹ

Ngày 16/4, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và Công ty cổ phần GeneStori thu mẫu cho các mẹ liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng và thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính tại 11 huyện, thành phố trên địa bàn.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 11

Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 (Khóa XIII).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Chính quyền cấp xã phải sát dân, không hình thành cấp huyện thu nhỏ

Căn cứ tiêu chí và thực tế, địa phương chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện sắp xếp, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở xã, bảo đảm chính quyền cấp xã gần dân, sát dân, tiết giảm chi phí, không hình thành cấp huyện thu nhỏ.
Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Chính quyền cấp tỉnh sau sắp xếp hoạt động chậm nhất ngày 15/9

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp hoàn thành xong việc kiện toàn tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động chậm nhất là ngày 15/9/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tất cả vì lợi ích chung của đất nước, vì nhân dân

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiêu chí đầu tiên để bố trí cán bộ là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác. Trong tình hình hiện nay, không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân. Những ai tự thấy mình không đáp ứng yêu cầu thì tự nguyện rút lui, nhường chỗ cho người xứng đáng hơn - tự nguyện đứng về phía sau vì sự phát triển cũng là hành động bản lĩnh, dũng cảm, đáng tự hào, đáng được khen ngợi.
Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Tạo môi trường cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bền vững

Sáng 16/4, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G 2025) đã diễn ra Diễn đàn Đối thoại chính sách với chủ đề “Khuyến khích đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực chuyển đổi xanh”.
Xem thêm
Phiên bản di động