Cứ mỗi 3 giây có một người bị bệnh sa sút trí tuệ
Hưởng ứng Ngày Người cao tuổi Việt Nam: Sôi nổi cuộc thi vui - khỏe - có ích Sa sút trí tuệ: Thảm họa về sức khỏe trong thế kỷ 21 Bệnh nhân Covid-19 thứ 26 tử vong tại Bệnh viện dã chiến Hòa vang |
Theo các chuyên gia y tế, SSTT được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu, người bệnh giảm sự tiếp thu thông tin, lặp đi lặp lại một câu hỏi hay một vấn đề, mất khả năng quản lý tài chính, không nhớ đồ cất ở đâu và dễ bị nhầm, lạc đường.
Giai đoạn giữa, các triệu chứng rõ ràng hơn, người bệnh không nhớ sáng mình ăn gì, quên một số kỷ niệm trong quá khứ, khó mặc quần áo phù hợp, không nhớ số điện thoại của mình, hay nhầm lẫn.
Giai đoạn cuối, người bệnh không nhận thức được môi trường xung quanh, đi lang thang, không nhận ra bạn bè người thân, không nhớ lịch sử bản thân, mất kiểm soát bàng quang và ruột, thay đổi nhân cách và hành vi. Các triệu chứng càng ngày nặng lên, người bệnh cần sự hỗ trợ tất cả trong cuộc sống hàng ngày.
Với mỗi giai đoạn bệnh, người thân và gia đình cần có cách chăm sóc khác nhau. Điều dưỡng Phạm Phương Thảo - Phòng Điều trị Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, ở giai đoạn đầu, người thân cần gần gũi, tiếp xúc trò chuyện nhiều với người bệnh để tạo lòng tin. Không nên đôi co qua lại với người bệnh về một vấn đề.
Những giấy tờ quan trọng, nên tư vấn cho người bệnh nhờ người thân cất giữ. Đồ đạc trong nhà cần bài trí dễ thấy, dễ lấy và phòng tránh trơn trượt trong nhà tắm, nhà vệ sinh. Đồng thời, gia đình cần giám sát và quản lý thuốc uống của người bệnh. Thuốc phải uống theo đơn, nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng giờ nhằm tạo thói quen.
Đến giai đoạn giữa của bệnh, gia đình cần theo dõi sát và giúp đỡ người bệnh, nhắc nhở gợi nhớ những việc họ cần làm. Thường xuyên trò chuyện, gợi nhớ quá khứ vui, cho bệnh nhân xem những bức ảnh kỷ niệm. Ghi những công việc, những chú ý, hay cách sử dụng một thiết bị nào đó ra giấy, dán vào thiết bị đó, chìa khóa treo vào nơi dễ lấy để hỗ trợ người bệnh.
Hỗ trợ bệnh nhân làm những công việc hàng ngày như cùng nấu ăn, hỗ trợ mặc quần áo. Ghi tên các loại chai dung dịch như dầu gội, sữa tắm ra vỏ bằng chữ to dễ đọc. Đặc biệt, gia đình cần quản lý thuốc cho bệnh nhân, uống thuốc đúng giờ và kiểm tra thuốc đảm bảo vào dạ dày.
Đến giai đoạn cuối của bệnh SSTT, người thân giám sát liên lục 24/24 giờ và cần sự chăm sóc chuyên nghiệp. Môi trường sống của người bệnh cần tuyệt đối an toàn, đồ dùng đơn giản và không có nhiều đồ đạc. Tuyệt đối không để bệnh nhân một mình hay ở môi trường lạ, không quen thuộc. Các vật dụng như dao, kéo cần cho vào tủ khóa lại để bệnh nhân không mở được. Cho bệnh nhân ăn, uống thuốc, đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân theo giờ nhất định. Ngoài ra, gia đình nên ghi địa chỉ, số điện thoại người thân cài vào áo của người bệnh.
Bác sĩ Phạm Công Huân - Phòng Điều trị Tâm thần người già, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, cứ mỗi 3 giây trên thế giới lại có một người bị SSTT. Năm 2019, có 55 triệu người bị SSTT. Theo dự đoán, đến năm 2030, thế giới sẽ có 78 triệu người, và 2050 con số này tăng tới 139 triệu người mắc SSTT.
Thống kê tại Mỹ cho thấy, cứ 3 người cao tuổi thì có 1 người tử vong vì SSTT. Số người tử vong vì SSTT nhiều hơn số người tử vong do bệnh ung thư vú + ung thư tuyến tiền liệt. Thống kê từ 2008 - 2018, tỷ lệ nhập viện cấp cứu do SSTT cao nhất, tới 28%, cao hơn do biến cố tim mạch hay đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tỷ lệ người bệnh tử vong do SSTT tăng 16%. Năm 2021, chi phí y tế cho người bệnh SSTT là 355 tỷ đô la. Tại Việt Nam, số người mắc SSTT năm 2015 là 660.000 người. Tỷ lệ gánh nặng bệnh tật của bệnh Alzheimer và SSTT lên đến 52% trên tổng gánh nặng bệnh tật do bệnh thần kinh và tâm thần ở người cao tuổi tại Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40