Công tác khen thưởng của ngành Thông tin và Truyền thông ngày càng đi vào nề nếp

(LĐTĐ) Chiều 12/10, tại Hà Nội, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã dự và phát biểu tại Đại hội Thi đua yêu nước Bộ Thông tin và Truyền thông, giai đoạn 2020-2025.
Hà Nội tiếp tục là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua yêu nước của cả nước Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam biểu dương 10 điển hình tiên tiến xuất sắc tiêu biểu

Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình biểu dương, ghi nhận và chúc mừng những kết quả tích cực đạt được từ các phong trào thi đua yêu nước của ngành thông tin và truyền thông trong 5 năm qua.

Đồng thời, đánh giá cao thành tích mà ngành Thông tin và Truyền thông đã đạt được trong thời gian qua với các phong trào thi đua yêu nước được tổ chức sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, từng bước đổi mới nội dung và hình thức, bám sát thực tiễn gắn với việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị, thực sự là động lực cổ vũ, động viên cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn ngành.

Công tác khen thưởng ngày càng đi vào nề nếp, kịp thời động viên, tôn vinh các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc. Công tác thông tin, tuyên truyền về các phong trào thi đua và biểu dương người tốt, việc tốt, nhân rộng điển hình tiên tiến được chú trọng.

Công tác khen thưởng của ngành Thông tin và Truyền thông ngày càng đi vào nề nếp
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại Đại hội - Ảnh: VGP/Lê Sơn

Để phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng thực sự trở thành động lực góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ của toàn ngành trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đề nghị ngành thông tin và truyền thông tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, Chính phủ sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đưa kinh tế số chiếm 20% GDP của cả nước vào năm 2025. Vì vậy, ngành thông tin và truyền thông phải nhận lãnh trách nhiệm tham mưu định hướng chiến lược cho đất nước trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; hoạch định chính sách phù hợp để huy động tối đa nguồn nhân lực và nguồn tài chính trong nước và quốc tế để đảm bảo hạ tầng thông tin tiên tiến nhất đáp ứng mọi nhu cầu phát triển cách mạng công nghiệp 4.0.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ nhằm triển khai chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW.

Tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ngành, trong đó tập trung phát triển hạ tầng bưu chính theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số trong bưu chính; chuyển dịch hạ tầng viễn thông sang hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy chuyển đổi số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển dịch từ chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số; đảm bảo an toàn, an ninh mạng đặc biệt trong thời gian diễn ra đại hội Đảng các cấp và các sự kiện quan trọng của đất nước.

Ngoài việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng mạng 5G, Bộ cần sớm phê duyệt quy hoạch Trung tâm Dữ liệu quốc gia - một trụ cột không thể thiếu của cách mạng công nghiệp 4.0. Chúng ta cần phải có một trung tâm Dữ liệu quốc gia (Trung tâm đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và độ tin cậy để các tập đoàn công nghệ thông tin toàn cầu như Alphabet, Facebook, Amazon... đặt máy chủ tại nước ta) để chủ động quản lý hiệu các hoạt động diễn ra trên mạng thông tin, phát huy tối đa những lợi ích tích cực của thông tin mạng , không để thất thoát tài nguyên số quốc gia, kiểm soát an ninh mạng một cách hiệu quả, ngăn chặn hiệu quả các thông tin độc hại, chống thất thu thuế từ các hoạt động thương mại trên mạng ...

Hai là, tổ chức thực hiện Đề án chuyển đổi số quốc gia và Chỉ thị số 01/CT - TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tập trung phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng công nghệ số tại địa phương; Tiếp tục tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sản xuất các sản phẩm, giải pháp công nghệ thương hiệu Việt Nam; phát triển nguồn nhân lực thích ứng với yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia...

Thế giới đang chuyển hướng theo kinh tế hạn chế tiếp xúc, nhất là thời gian bị đại dịch COVID-19 hoành hành đã minh chứng điều này. Nền kinh tế số giúp chúng ta phát triển nhanh và bền vững, quan trọng là chúng ta có đủ nhân lực và trí tuệ để thích nghi với kinh tế số hay không (người Việt Nam chúng ta thông minh, giỏi toán, số lượng sử dụng internet, điện thoại thông minh và thiết bị đầu cuối cao...).

Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về báo chí truyền thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng, đặc biệt tập trung tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm kỳ 2021-2026. Hoàn thành việc triển khai Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025 đối với các bộ, ngành và địa phương.

Muốn vậy, Bộ phải ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) như một công cụ để phân tích, nắm bắt kịp thời nhịp đập hơi thở cuộc sống, tâm tư đời sống xã hội, để tham mưu cho Đảng và Nhà nước điều chỉnh đường lối chính sách phù hợp với nguyện vọng chính đáng của đại đa số người dân; hạn chế những sản phẩm độc hại lan truyền trên mạng xã hội.

Phải định hướng và giao nhiệm cho lực lượng báo chí cách mạng làm sao để các sản phẩm thông tin thực sự lành mạnh, hữu ích phải lớn hơn, áp đảo các luồng thông tin giả mạo, xấu độc vì mục đích chính trị hay trục lợi cá nhân (việc này sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu ta có Trung tâm Dữ liệu Quốc gia đủ điều kiện để các tập đoàn Công nghệ hàng đầu thế giới chấp nhận đặt máy chủ tại nước ta).

Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính, kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong theo các tiêu chí, điều kiện quy định tại các Nghị định khung về tổ chức các bộ (Nghị định 101/2020/NĐ-CP), các Nghị định về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện (Nghị định 107/2020/NĐ-CP và Nghị định 108/2020/NĐ-CP).

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đổi mới chế độ công vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của toàn Ngành, triển khai việc thực hiện các quy định mới về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các Nghị định hướng dẫn Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (sửa đổi).

Năm là, nâng cao vai trò các cấp ủy, tổ chức đảng trong chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Các phong trào thi đua cần xác định rõ mục tiêu, chủ đề, nội dung và biện pháp tổ chức thực hiện. Các hình thức thi đua phải sáng tạo, phong phú, hấp dẫn, bám sát nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

Chú trọng khen thưởng đột xuất nhất là khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích mang tính đột phá, tích cực ứng dụng công nghệ 4.0, đam mê nghiên cứu, sáng tạo để phát triển các sản phẩm, mô hình dịch vụ kinh doanh mới, đưa công nghệ thông tin vào các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và phục vụ chuyển đổi số Quốc gia.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xem thêm
Phiên bản di động