Công nhân mong muốn nâng cao chất lượng các khu nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Sáng nay (6/8), báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã phối hợp tổ chức chuyến khảo sát thực tế đến khu nhà ở của công nhân ở xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tiếp đó, các đại biểu cùng tham gia trao đổi tại toạ đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách".
Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng thêm 5 khu nhà ở xã hội tập trung Hà Nội có thể bố trí những khu nhà ở xã hội tập trung lên tới 200-300 ha

Đây là các hoạt động nằm trong khuôn khổ của chương trình "Những cống hiến thầm lặng" mùa 3 năm 2023 - chương trình hợp tác giữa báo Kinh tế & Đô thị với AAV và AFV.

Qua thực tế tại khu nhà ở thuộc Dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, khu nhà ở này được xây dựng trên diện tích đất 20ha với thiết kế được phê duyệt bao gồm 28 đơn nguyên nhà. Cụ thể, có 24 đơn nguyên nhà cao 5 tầng (với 1.084 căn hộ phục vụ 9.168 chỗ ở thuê), 4 đơn nguyên nhà cao 15 tầng (với 448 căn hộ phục vụ 2.352 chỗ ở thuê).

Trong đó, nhà CT1 (A, B) với 224 phòng phục vụ hộ gia đình với 896 chỗ ở; nhà CT2, CT3 với 224 phòng phục vụ hộ độc thân với 1.456 chỗ ở. Hiện khu nhà ở có khoảng 9.000 công nhân đang sinh sống, tỷ lệ lấp đầy khu nhà ở đạt khoảng 80%.

Do được xây dựng lâu nên hạ tầng kỹ thuật ở khu nhà CT1(A, B) đã xuống cấp. Bên cạnh đó, điều kiện sống của người lao động vẫn chưa được đảm bảo do: Trường học xa nơi ở, con học cấp 3 không được học ở trường công, không có nhiều hoạt động nâng cao đời sống tinh thần…

Công nhân mong muốn nâng cao chất lượng các khu nhà ở xã hội
Công nhân lao động sinh hoạt tại khu nhà ở công nhân xã Kim Chung (huyện Đông Anh).

Còn đối với những công nhân lao động đang thuê trọ tại thôn Bầu, xã Kim Chung, chi phí thuê nhà và sinh hoạt thời điểm hiện tại đang khá cao nên họ phải thắt chặt chi tiêu để đảm bảo tiền thuê nhà và các chi phí khác.

Chia sẻ với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thơm (quê Thái Nguyên) cho biết, hiện tại chị đang thuê nhà với chi phí 1,7 triệu đồng/tháng. Mỗi tháng cả điện nước dao động từ 2 triệu tới 2,3 triệu đồng. Những năm gần đây, thu nhập giảm do không được tăng ca nhiều nên 2 vợ chồng chị cũng phải cân đối chi tiêu để lo sinh hoạt phí cho cả gia đình.

Sau chuyến khảo sát, các đại biểu đã cùng tham dự buổi toạ đàm “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - Từ thực tiễn đến chính sách" diễn ra tại trụ sở Ủy ban nhân dân (UBND) xã Kim Chung, huyện Đông Anh.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị cho biết, theo số liệu báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay cả nước có 3,78 triệu công nhân lao động trực tiếp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, trong số đó có khoảng 1,8 triệu lao động có nhu cầu về nhà ở.

Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội cho công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu do hiện mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 126 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 62.700 căn hộ. Với tổng diện tích 3.135.000m2 đáp ứng được gần 30% nhu cầu của công nhân lao động.

Tại Hà Nội có gần 170 nghìn công nhân nhưng thực tế mới đáp ứng được hơn 22 nghìn chỗ ở cho công nhân (khoảng 13% nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân). Thực tế hiện nay cho thấy, với mức lương trung bình 6 - 9 triệu đồng/người/tháng, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội. Do thiếu quỹ nhà ở dành cho công nhân, tại nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, công nhân phải thuê nhà trọ của người dân trong khu vực lân cận, điều kiện sống tạm bợ, diện tích phòng ở chật hẹp, không có không gian vui chơi, giải trí...

Công nhân mong muốn nâng cao chất lượng các khu nhà ở xã hội
Ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại buổi tọa đàm.

Để giúp các cơ quan báo chí có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về nhà ở cho người lao động, Ban Tổ chức chương trình lựa chọn chủ đề “Đảm bảo chỗ ở cho công nhân - từ thực tiễn đến chính sách".

Ban Tổ chức mong muốn thông qua các ý kiến của chuyên gia, đại diện doanh nghiệp, đại diện đơn vị vận hành khu nhà ở xã hội, đại diện chính quyền cơ sở cũng như tiếng nói của công nhân lao động sẽ phản ánh được rõ nét hơn về thực trạng nhà ở cho công nhân. Tính khả thi từ chính sách đến thực tiễn, cũng như có các đề xuất về chính sách, giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực, từ đó góp phần thúc đẩy sự tiếp cận của công nhân với những khu nhà ở đảm bảo điều kiện sinh hoạt "đạt chuẩn" - nghĩa là được đáp ứng các tiện nghi sinh hoạt cơ bản, đảm bảo an toàn, an ninh, tạo điều kiện để công nhân lao động được nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động một cách tốt nhất.

Trong khuôn khổ diễn ra tọa đàm, các diễn giả gồm: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Hội Nữ trí thức thành phố Hà Nội; bà Nguyễn Thị Tám - Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh; ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội và ông Bùi Dũng - Trưởng phòng quản lý tái định cư và nhà xã hội đã bàn bạc, trao đổi về các nội dung như: Thực tiễn nhu cầu nhà ở của công nhân hiện nay, những vấn đề đặt ra khi triển khai chính sách phát triển nhà ở cho công nhân, lời giải với bài toán về chỗ ở "đạt chuẩn" cho công nhân…

Công nhân mong muốn nâng cao chất lượng các khu nhà ở xã hội
Diễn giả trao đổi, thảo luận tại tọa đàm.

Bên cạnh đó, tại tọa đàm, các đại biểu cũng được nghe những chia sẻ thiết thực của công nhân lao động về điều kiện sống hiện nay và những mong muốn của họ về nhà ở trong thời gian tới. Theo đó, người lao động mong muốn sẽ được tiếp cận và giảm lãi suất từ gói vay 120 nghìn tỷ đồng để có cơ hội mua nhà ở xã hội.

Đặc biệt, công nhân lao động cũng mong muốn được quan tâm hơn nữa tới hạ tầng kỹ thuật của những khu nhà ở xã hội. “Tôi sống ở tòa 12 của tòa nhà khu nhà ở cho công nhân. Qua nhiều năm đưa vào sử dụng thì tòa nhà đã xuống cấp, thang máy của tòa nhà thường xuyên bị hỏng. Do đó, chúng tôi rất mong muốn chất lượng dịch vụ tại khu nhà ở thời gian tới sẽ được cải thiện hơn để đảm bảo điều kiện sống cho người lao động”- chị Nguyễn Thị Huyền (công nhân thuê trọ tại tòa CT1A, thôn Bầu, xã Kim Chung) cho hay.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (27/12): Giá xăng dầu thế giới và trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (27/12) giá dầu thế giới giảm nhẹ trong phiên giao dịch ngày lễ. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 26/12 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 427 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 457 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 103 đồng/lít; dầu hỏa giảm 260 đồng/lít.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/12: Không khí lạnh tăng cường, có mưa nhỏ nhiều nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 27/12: Không khí lạnh tăng cường, có mưa nhỏ nhiều nơi

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/12, khu vực Hà Nội trời rét, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-15 độ C.
Công đoàn HANDICO hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

Công đoàn HANDICO hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024

(LĐTĐ) Công đoàn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (HANDICO) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn Tổng Công ty năm 2024, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2025.
Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Những trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT, có 3 trường hợp được miễn thi tất cả các môn thi trong kỳ thi này.
Phần lớn người Việt quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh

Phần lớn người Việt quan tâm đến chế độ ăn uống lành mạnh

(LĐTĐ) Khảo sát của Herbalife tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy: 9/10 người Việt cho rằng một chế độ ăn uống lành mạnh rất quan trọng để hỗ trợ sức khỏe tinh thần và thể chất.
8 nhóm điểm mới cơ bản, trọng tâm của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024

8 nhóm điểm mới cơ bản, trọng tâm của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024

So với Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) hiện hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT có 8 nhóm điểm mới cơ bản.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho bộ đội xuất ngũ

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho bộ đội xuất ngũ

(LĐTĐ) Ngày 28/12/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội - Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm dành cho bộ đội xuất ngũ với sự tham trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh với các vị trí, ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn.

Tin khác

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm

(LĐTĐ) Báo Thanh Niên vừa tổ chức thành công sự kiện tổng kết và trao giải mùa 4 của cuộc thi “Sống Đẹp” với chủ đề “San sẻ yêu thương”, một dịp tôn vinh những tác giả và tác phẩm xuất sắc, mang đến nhiều câu chuyện cảm động, truyền cảm hứng sống đẹp cho cộng đồng.
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, hiện đã có 336 doanh nghiệp (DN) trên địa bàn báo cáo tình hình xây dựng kế hoạch, phương án thưởng cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người lao động (NLĐ).
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025

(LĐTĐ) Năm 2024 sắp kết thúc, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần, đây chính là thời điểm mà câu chuyện thưởng Tết được bàn tới. Theo dự báo của các chuyên gia và ghi nhận sơ bộ từ doanh nghiệp, do tình hình sản xuất kinh doanh năm nay tốt hơn và lương tối thiểu tăng, tiền thưởng Tết năm nay có thể sẽ cao hơn năm trước.
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?

(LĐTĐ) Những ngày cuối năm, các bữa tiệc giáng sinh, tổng kết, tất niên diễn ra triền miên. Tham gia party liên tục khiến nhiều bạn trẻ nóng trong người do ảnh hưởng từ đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ.
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cho biết, đã có 1.676 doanh nghiệp có kế hoạch thưởng Tết năm 2025. Trong đó mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất khoảng 375 triệu đồng.
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương

(LĐTĐ) Dịp Tết Dương lịch 2025, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương và có thể được thêm một khoản thưởng Tết.
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm

(LĐTĐ) Càng về cuối năm, sức nóng deadline, KPI tăng tỷ lệ thuận với độ sốt ruột khi phố phường ngập tràn không khí Giáng sinh, Tết đến gần khiến độ nóng trong người của Gen Z tăng lên từng ngày.
Xem thêm
Phiên bản di động