Có nên tiếp tục thí điểm CMND 12 số?

LĐTĐ -Là câu hỏi mà nhiều đại biểu QH đặt ra với đại diện Ban soạn thảo về việc tại sao Quốc hội đang thảo luận hai dự án Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch mà cơ quan chức năng lại cho thí điểm làm Chứng minh nhân dân (CMND)12 số.

Lãng phí?

Mới đầu buổi thảo luận tại tổ trong sáng qua (9.6) về 02 dự án Luật nói trên, song không khí ở Tổ TP Hồ Chí Minh nóng lên về câu chuyện lãng phí.  Nóng bởi vì trong khi chính bản thân các đại biểu Quốc hội đang thảo luận Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch để nhằm thay thế CMND hiện hành thì ông Đỗ Văn Cương đại diện Vụ pháp chế Bộ Công an thông báo: Hiện nay, sau khi Hà Nội thí điểm làm chứng minh nhân dân 12 số thì đang triển khai làm ở 5 tỉnh thành khác. Sau thông tin này, các đại biểu Trần Du Lịch, Đỗ Văn Đương, Nguyễn Thị Quyết Tâm...đã không dấu nổi bức xúc và nói rằng:  Nếu không có gì thay đổi và được QH thông qua, sớm là ngày 1/1 / 2015, chậm là 1/1/2016 Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch sẽ có hiệu lực. Mục tiêu của Luật Căn cước công dân là để thay thế CMND hiện hành, thế nhưng tại sao hiện nay Bộ Công an lại áp dụng thí điểm CMDN 12 số tại một số địa phương? Phải chăng giữa hai bộ Công an và Tư pháp không có sự phối hợp chặt chẽ. Chúng ta đã chi và dự kiến chi bao nhiêu tiền để đổi CNMD mới 12 số, trong khi vẫn biết có thể vài năm nữa khi 2 đạo luật kia ra đời sẽ khai tử loại CMND, đây là việc làm hết sức lãng phí.

Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh của QH sau cuộc khảo sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật về căn cước công dân” đã đề nghị tạm dừng cấp CMND công nghệ mới. Lý do,  trong khi Chính phủ đang trình Quốc hội dự án Luật căn cước công dân, trước mắt đề nghị chỉ đạo tạm dừng việc cấp chứng minh nhân dân theo công nghệ mới, trong đó có số chứng minh nhân dân 12 số tại thành phố Hà Nội và một số địa phương để bảo đảm ổn định trong quản lý và sử dụng chứng minh nhân dân của công dân.

Còn đó những băn khoăn

Đối với Dự án Luật căn cước công dân, theo tờ trình của Chính phỉ thì việc  Chính phủ đề xuất làm thẻ Căn cước công dân với tư cách là giấy tờ tùy thân có giá trị chứng nhận căn cước của công dân Việt Nam, CMND hiện đang sử dụng. Trên thẻ căn cước có thông tin về nơi thường trú của công dân và do đó, sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu về công dân, sẽ bỏ sổ hộ khẩu. Trên thẻ ghi số định danh cá nhân, thông tin về họ và tên khai sinh, họ và tên gọi khác, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc... nên công dân có thể sử dụng để chứng minh các thông tin này trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân mà không cần phải sử dụng một số giấy tờ khác. Thẻ căn cước dự kiến được cấp cho công dân ngay từ khi làm thủ tục khai sinh để bảo đảm quyền công dân theo Hiến pháp 2013.

Theo ghi nhận của PV liên quan đến nội dung công dân sau khi sinh ra cấp thẻ căn cước công dân ngay có hai luồng ý kiến. Ý kiến thống nhất và ý kiến nên xem xét lại. Luồng ý kiến nên xem xét lại đưa ra quan điểm: Khi đứa trẻ sinh ra đã phải có giấy khai sinh, vậy nếu cấp Thẻ Căn cước công dân ngay thì sau nay cơ quan quản lý nhà nước sẽ căn cứ vào đâu để nhận dạng công dân đó, vì lúc sinh ra với lúc trưởng thành hình dạng con người rất khác nhau. Chính vì lý do, ngành công an nghiên cứu những công dân đủ 14 tuổi mới tiến hành làm CMND hiện hành. Đi sâu vào chi tiết, ĐB Nguyễn Đức Chung- Giám đốc công an Tp Hà Nội cho hay: Dự Luật vẫn chưa quy định đầy đủ các nội dung liên quan đến công tác cấp và quản lý căn cước công dân. Thế nên, Ban soạn thảo cần phải xây dựng một chương riêng quy định cụ thể về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân. Trong đó, quy định cụ thể về nội dung, trình tự thủ tục, quy trình, thẩm quyền, phương pháp cập nhật, quản lý, sử dụng và khai thác thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu căn cước công dân. Ngoài ra, đối với số định danh cá nhân ĐB Chung khăn khoăn về việc  liệu Luật có chồng chéo, khi một cá nhân tồn tại nhiều loại giấy tờ như: CMND 9 số, 12 số, giờ thêm số định danh nữa thì như nào? Trong khi đang dùng CMND 9 số, 12 số nếu không dùng nữa thì bỏ. Vậy trong thủ tục hành chính sẽ nảy sinh rất nhiều như thay đổi lại hệ thống giấy liên quan kèm theo. Tương tự, ĐB Lê Đông Phong (TPHCM), Phó Giám đốc sở Công an TPHCM nhấn mạnh, dự thảo chưa khái quát được hết mục đích là nêu  gốc tích, đặc điểm nhận dạng của công dân đó. Vì thế, cần bổ sung thông tin cơ bản về gốc tích, đặc điểm nhân dạng và sinh học khác được quy định trong dự luật để phân biệt người này, người khác. Ví dụ cần có thông tin về nhóm máu, vân tay...

Liên quan đến Luật Hộ tịch nhiều đại biểu đề nghị cần phải nghiên cứ kỹ từng câu chữ, quy định, phạm vi điều chỉnh để Luật này không trung với Luật căn cước công dân. Đồng thời, luật phải tôn trọng quyền công dân nghĩa là không kê khai quá nhiều thông tin về đời tư công dân.

Cần  phải có lộ trình làm và có sự nghiên cứu kỹ tính thực tiễn của các Luật,  nếu chưa tính được thì chưa nên làm ngay. Trong dự thảo Luật Căn cước công dân  phải làm sao bảo đảm tính khả thi, khoa học, chắc chắn, không được đưa ra những phương án thay thế cho giấy tờ cũ một cách giản đơn. Đại biểu Phạm Quang Nghị dẫn chứng, trước khi cho lưu hành tiền Polyme thay tiền Catton, đại diện ngân hàng Nhà nước thời đó nói loại tiền mới (Polyme) rất khó làm giả, song đến nay các tổ chức tội phạm vẫn làm giả được! Cạnh đó, cần nghiên cứu đặc điểm việc nhận dạng cá nhân ra sao trong hành trình phát triển của công dân. Vì cấp vĩnh viễn mà lại cấp cho người ngay từ khi sinh thì có cơ sở nào để nhận dạng được cho sau này?

ĐB Phạm Quang Nghị- UVBCT- Bí thư Thành ủy Hà Nội

L. Hà

Nên xem

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

(LĐTĐ) Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ứng dụng số hoá và bố trí thêm nhiều không gian trải nghiệm cho du khách.
"Mắt thần" giải tỏa nỗi lo về an ninh cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh

"Mắt thần" giải tỏa nỗi lo về an ninh cho người dân Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Hệ thống 64 camera an ninh của phường Tân Hưng Thuận, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ nhận diện biển số xe đối tượng phạm tội lưu thông trên đường và báo động về hệ thống chuông tại trụ sở công an phường.
Quận Thanh Xuân liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”

Quận Thanh Xuân liên hoan nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân vừa tổ chức Chung khảo Liên hoan Nghệ thuật quần chúng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”, kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng cải thiện bữa ăn cho gần 1.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam, một trong những công ty về sức khỏe và thể chất, vừa chính thức ra mắt Chương trình Casa Herbalife Việt Nam tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương (tỉnh Bình Dương) và Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng.
Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

Những phận đời “4 không” của lao động nữ vùng biển Khánh Hòa

(LĐTĐ) Những ngày tháng 5, cá cơm được mùa, ngư dân phấn khởi đánh bắt, tàu thuyền về đầy ắp khoang. Nhờ thế, những phụ nữ vùng biển Khánh Hoà với phận đời “4 không” được dịp tất bật với công việc để kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho nữ đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Sáng 18/5, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nôi, Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí đợt 1 cho nữ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.

Tin khác

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Trung ương giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

(LĐTĐ) Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an, được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, được giới thiệu để bầu Chủ tịch Quốc hội.
Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ Chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII

Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024) về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới. Dưới đây là toàn văn Quy định quan trọng này.
Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đổi mới hoạt động giám định tư pháp để đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm

(LĐTĐ) Ngày 17/5, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp.
Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Định hình mối liên kết phát triển ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

(LĐTĐ) Sáng 17/5, tại Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Sở Công Thương thành phố Hà Nội và Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ X, năm 2024.
Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hà Nội: Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Ngày 16/5, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị “Liên kết các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, chuyên gia để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trong môi trường giáo dục đại học”.
Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trung ương giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị

Trong này làm việc đầu tiên, Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII đã giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị.
Xem thêm
Phiên bản di động