Cô gái Hà Nội thổi hồn vào nhung lụa, góp phần hồi sinh làng nghề thêu truyền thống

(LĐTĐ) Tốt nghiệp cử nhân Chính trị quốc tế tại Học viện Ngoại giao và thạc sĩ Truyền thông đại chúng tại Úc, nhưng Nguyễn Thu Giang lại dành trọn tình yêu của mình cho thời trang. Cô đã “thổi hồn” vào nhung lụa để mang đến cho những người con gái Việt nét đẹp đầy tự hào với nền văn hóa Việt cổ.
Lụa Vạn Phúc trên hành trình khẳng định bản sắc riêng Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề Hà Nội Nỗ lực làm giàu từ nghề truyền thống mây tre đan Phú Vinh

Lâu nay trong quan niệm của đại đa số người Việt, nhung the thường chỉ dùng để thiết kế trang phục cho người lớn tuổi, còn lụa, gấm linen cao cấp và hàng thêu tay thì khá đắt đỏ và kén người mặc. Nguyễn Thu Giang đã quyết tâm thay đổi những định kiến đó bằng cách tiếp cận trẻ trung và đa dạng hơn với kiểu dáng trang phục hiện đại. Cô đã “thổi hồn” vào nhung lụa, góp phần hồi sinh làng nghề thêu truyền thống.

Chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp với thời trang nhung lụa, Thu Giang cho biết, cô vốn đam mê thời trang từ nhỏ, từng xin gia đình cho học ngành thiết kế nhưng không được ủng hộ. Bố mẹ muốn cô trở thành cán bộ ngoại giao theo nghiệp của gia đình. “Lần đầu tiên tôi muốn được sống cho chính bản thân mình và ước mơ của mình nên đã bày tỏ mong muốn và hứa với bố mẹ nếu thất bại thì sẽ nghe theo sắp xếp của bố mẹ”, Thu Giang tâm sự.

Cô gái Hà Nội thổi hồn vào nhung lụa, góp phần hồi sinh làng nghề thêu truyền thống
Nguyễn Thu Giang - Sáng lập thương hiệu thời trang Amant Label.

Hằn sâu trong trí nhớ của cô là lần đầu thấy bà nội khoác tà áo dài lụa gấm trong một buổi tiệc chiêu đãi. Những tấm khăn nhung, lụa thêu đến hôm nay bà vẫn giữ gìn và trân trọng. Đây cũng là ý tưởng khởi nguồn cho chất liệu nhung - lụa mà Thu Giang lựa chọn. Theo Giang, Việt Nam thịnh hành nhất vẫn là thời trang nhanh, nhưng cô mong muốn mỗi chiếc váy, chiếc áo mà thương hiệu làm ra đều mang những giá trị tốt đẹp và đóng góp cho cộng đồng.

“Tôi muốn đưa văn hoá Việt đến gần hơn với người trẻ như mình, để các giá trị truyền thống không những không bị đi vào quên lãng mà còn trở thành một xu hướng trong giới mộ điệu và trong cả đời sống thường nhật, để nhung hay lụa không còn là những xa xỉ phẩm nữa. Thay vào đó, tôi giúp khách hàng của mình khoác lên một cá tính độc nhất không thể trộn lẫn, khoác lên sự tinh tế sang trọng, và khoác lên cả sự tự hào với nền văn hoá Việt cổ”, Thu Giang nói.

Thời trang Amant Label nằm tại số 2 phố Ngô Sĩ Liên (Đống Đa, Hà Nội) không còn xa lạ đối với những người yêu thời trang nhung lụa Hà Nội. Váy, áo, khăn từ nhung tơ tằm, lụa tơ tằm và linen với những đường thêu tay tỉ mỉ đã trở thành món đồ không thể thiếu đối với những tín đồ đam mê thời tranh thanh thoát và bay bổng. Vì được vẽ, thêu hoàn toàn thủ công nên mỗi mẫu trang phục của Almant Label là một tác phẩm nghệ thuật riêng biệt “không đụng hàng”, độc nhất, có một không hai.

Cùng với tình yêu tơ lụa, cô chủ của Amant Label còn khao khát hồi sinh các làng nghề thêu truyền thống đang bị mai một. Thu Giang chia sẻ, cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác, với sự cạnh tranh gay gắt của máy móc công nghiệp, nghề thêu thủ công ở Việt Nam nhiều năm qua đang dần mai một trong tiếc nuối của nhiều nghệ nhân và thợ thêu lành nghề.

Thu Giang quyết tâm tận dụng nguồn nguyên liệu tại địa phương, hợp tác trực tiếp với người lao động trong mọi công đoạn sản xuất, đầu tư chuyên nghiệp kênh bán online, phục vụ sản phẩm từ xưởng sản xuất đến thẳng tay khách hàng để giảm thiểu chi phí trung gian. Amant Label cũng đặt giá thành sản phẩm ở mức hợp lý, phù hợp với nhiều nhóm khách hàng đa dạng trên thị trường cả trong nước và quốc tế, từ đó góp phần đem lại công việc ổn định cho các phường thêu, hi vọng nghệ thuật thêu sẽ được gìn giữ không mai một.

Amant Label tuy mới chỉ đang trong giai đoạn đầu phát triển nhưng nhờ được sự yêu thích của rất nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, rất nhiều thợ thêu hợp tác với Amant Label đã có thu nhập đều đặn, ổn định kinh tế gia đình, chuyên tâm nâng cao tay nghề và tin tưởng đạo tạo lớp thợ trẻ kế cận.

Để mang vẻ đẹp nhung lụa Việt đi khắp mọi miền đất nước, đến với khách du lịch nước ngoài, Thu Giang đã tận dụng phương thức kinh doanh số để vận hành thương hiệu. Đó là cách giao thoa những sản phẩm cổ truyền của Việt Nam với phương thức kinh doanh hiện đại.

Cô gái Hà Nội thổi hồn vào nhung lụa, góp phần hồi sinh làng nghề thêu truyền thống
Cùng với tình yêu tơ lụa, Thu Giang khao khát hồi sinh các làng nghề thêu truyền thống.

“Cửa hàng ở Hà Nội đa phần là nơi để khách mua lần đầu đến thử đồ. Chúng tôi nhận thấy hình thức online sẽ vẫn chiếm ưu thế trong tương lai gần. Chúng tôi cũng đang đầu tư rất kỹ vào phần nghiên cứu thị trường và cá nhân hoá tệp khách hàng, hi vọng sẽ quảng bá thương hiệu nhiều hơn, nhận diện thương hiệu mạnh mẽ hơn tới các khách hàng tiềm năng trong tương lai”, cô chủ trẻ cho biết.

Nhìn vào những gì cô chủ của Amant Label làm được hôm nay, tưởng chừng như thật dễ dàng. Nhưng cũng như bao ngời trẻ tự khởi nghiệp khác, Thu Giang và nhóm của minh đã từng thất bại. Cô đã từng hoang mang không biết mình phải bắt đầu từ đâu, và bắt đầu lại như thế nào, và mình có nên tiếp tục nữa hay không. Lô sản phẩm đầu tiên chất lượng rất tốt, giá thành rất tốt nhưng không được khách hàng đón nhận.

Sau này, cô nhận ra rằng, do lúc đó cô quá sợ khác biệt, do đó thiết kế và mẫu mã quá bình thường nên không gây được chú ý, cô đành bán lỗ và đi từ thiện. Rất may mắn là từ khi thay đổi tầm nhìn và chiến lược, định hướng lại tệp khách hàng và cách quảng cáo hiệu quả hơn thì Amant đã gặt hái được những thành công nhất định. May mắn nhất với cô có lẽ là gặp và đồng hành cùng những thành viên trong nhóm, những người đắm đuối với thời trang, không ngại vất vả và vô cùng kiên trì, chưa từng bỏ cuộc.

Thu Giang cho biết, trong tương lai, cùng với thời trang thêu tay, Amant Label định hướng sẽ phát triển đa dạng các sản phẩm thủ công như chăn, ga, khăn, đồ cho em bé với tầm nhìn trở thành thương hiệu Việt đầu tiên đưa sản phẩm thêu tay truyền thống của Việt Nam ra thế giới một cách bài bản, chuyên nghiệp, theo tiêu chuẩn xanh, thân thiện với môi trường từ quy trình sản xuất cho đến các công đoạn đóng gói, tiêu thụ và phân phối sản phẩm.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

Doanh nghiệp FDI “tố” Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” hồ sơ

(LĐTĐ) Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) cho rằng, theo quy định của pháp luật trong thời gian 5 ngày cơ quan nhà nước phải giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp (DN) nhưng Cục Thuế Đồng Nai “ngâm” từ 2 đến 3 tháng.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động