Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội từ lâu được biết đến là nơi hội tụ tinh hoa làng nghề Việt Nam. Đặc biệt sau khi hợp nhất Hà Tây năm 2008, làng nghề của Hà Nội càng trở nên phong phú hơn. Thực tế cho thấy, với những tiềm năng và thế mạnh của làng nghề, nếu được khai thác tốt để phục vụ du lịch, chắc chắn các làng nghề của Thủ đô sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân.
Sôi động Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022 Đặc sắc đồ thủ công mỹ nghệ tại Lễ hội Ẩm thực và Du lịch làng nghề Hà Nội 2022

Tự hào nghề truyền thống

Những năm qua, bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh của Hà Nội như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái... du lịch làng nghề cũng trở thành một hướng đi triển vọng để thu hút du khách.

Thực tế, Hà Nội có không ít những vùng đất giàu truyền thống, đã và đang tự hào với những tinh hoa nghề còn truyền lưu. Nghề thêu tay là ví dụ. Xã Thắng Lợi và Quất Động thuộc huyện Thường Tín có thể xem là “thủ phủ” nghề thêu tay của miền Bắc với rất nhiều nghệ nhân.

Đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề Hà Nội
Nếu được khai thác tốt để phục vụ du lịch, chắc chắn các làng nghề của Hà Nội sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. Ảnh: Đinh Luyện

Ở thời điểm hiện tại, trên vùng đất này nổi lên những tên tuổi nghệ nhân như Nguyễn Quốc Sự, Bùi Lê Kính... cùng hàng trăm người có tay nghề cao vẫn đang miệt mài tạo nên những sản phẩm thêu tay tinh xảo, đầy chất nghệ thuật.

Nghệ nhân thêu tay Hoàng Thị Khương chia sẻ, người Quất Động rất yêu nghề thêu, những lúc nghỉ ngơi hay nông nhàn đều ngồi thêu. Từng có thời điểm nghề thịnh đến mức gần như nhà nào cũng có khung thêu. Nhiều gia đình có tới dăm, bảy đời làm nghề này.

Thêu tay cũng có nhiều kỹ thuật phức tạp, công phu hơn cả là việc thực hiện thêu các đường lượn, đường viền, thêu nổi gân lá, đài hoa, mắt phượng… Tùy đề tài, chủng loại mà sản phẩm thêu sẽ có ít hay nhiều màu sắc.

Họa tiết trong mỗi sản phẩm thường là những cây cỏ, con vật đẹp, quý hiếm như tùng, trúc, cúc, mai, lan, đào, hải đường, mẫu đơn, ong, bướm, rồng phượng, hổ báo, rùa hạc, oanh, yến… cùng cảnh dân dã như đàn gà, vịt, lợn, bò; người làm đồng, cấy cày, sàng sảy, đánh cá, dệt vải; cây đa, bến nước, con thuyền; danh lam thắng cảnh như chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn, đình Hồng Thái...

Mỗi tác phẩm đều mang đậm tính dân gian, nhân văn thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem tình yêu đối với non sông, đất nước. Tự hào với nghề song theo nghệ nhân Hoàng Thị Khương, tiềm năng nghề vẫn chưa được khai phá hết. Mức sống của người làm nghề vẫn còn bấp bênh. Để du khách gần xa biết nhiều hơn đến nghề, nghệ nhân Hoàng Thị Khương luôn ấp ủ sẽ mở phòng triển lãm những bức tranh thêu tay đẹp đẽ và công phu nhất. Từ đó, thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển.

Du lịch làng nghề được đánh giá là loại hình du lịch có nhiều tiềm năng bởi tính sinh động, đa dạng và phong phú. Những năm qua, nhiều làng nghề trên địa bàn Hà Nội đã tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng du lịch và đã có những thành công bước đầu, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc… đã và đang thành công trong việc phát triển du lịch làng nghề khi đón nhiều lượt khách du lịch trong ngày với các hoạt động tham quan nơi sản xuất, mua hàng làm quà lưu niệm.

Thực tế, dù tự hào, nghề truyền thống nhưng những trường hợp phải loay hoay, tự tìm hướng quảng bá, giới thiệu nghề và làng nghề như nghệ nhân Hoàng Thị Khương không phải là hiếm.

Chẳng hạn, trong dịp ghé vùng đất Thạch Thất, người viết có tìm hiểu về phường rối nước Chàng Sơn. Đây là một trong những phường rối nổi tiếng khắp gần xa. Tuy nhiên, địa phương gần như chưa xác định đây là một sản phẩm du lịch, có thể gắn kết với các sản phẩm du lịch khác để phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Văn Dậu - Trưởng phường rối nước Chàng Sơn, chia sẻ, hiện trăn trở lớn nhất của ông là nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của phường rối. Các đạo cụ biểu diễn đã xuống cấp rất nhiều. Việc tạo ra một bộ rối mới hoàn chỉnh cũng cần nguồn chi phí rất cao.

Cùng đó, không ít những nghệ nhân đã phải bỏ nghề vì những khó khăn của cuộc sống. Còn lại số ít những nghệ nhân tâm huyết với nghề như ông Dậu, muốn gắn bó với rối nước của Chàng Sơn thì đã bước sang tuổi xế chiều.

Làm sao đánh thức tiềm năng?

Phát huy thế mạnh của làng nghề truyền thống gắn với du lịch là câu chuyện được thành phố Hà Nội cũng như nhiều sở, ngành liên quan trăn trở suốt những năm qua. Thực tế, một số địa phương trên địa bàn Hà Nội đã khai thác thành công những giá trị văn hóa - kinh tế - xã hội của làng nghề để gắn với phát triển du lịch.

Chẳng hạn như làng gốm Bát Tràng; làng lụa Vạn Phúc; làng Thạch Xá làm chuồn chuồn, bướm tre; làng mây tre Phú Vinh (huyện Chương Mỹ)... đã khai thác được tiềm năng, định vị được thương hiệu.

Lấy ví dụ từ làng lụa Vạn Phúc có thể thấy, nhờ sự khai thác khéo léo tiềm năng du lịch, nơi đây nhanh chóng trở thành điểm đến khám phá, trải nghiệm lý tưởng đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Hiện làng lụa Vạn Phúc có khoảng 300 hộ dệt, kinh doanh mặt hàng lụa tơ tằm.

Để phục vụ khách du lịch, đặc biệt trong dịp SEA Games 31, các gian hàng trong khu phố Lụa được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các gian hàng trưng bày nhiều sản phẩm mới, các mẫu thiết kế thời trang, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm từ lụa nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.

Đặc biệt để khẳng định bản sắc riêng, phát triển du lịch bền vững, địa phương quản lý như phường Vạn Phúc và Ủy ban nhân dân quận Hà Đông đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch như: Khu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ, phát triển loại hình lưu trú, mua sắm…

Ngoài ra, nơi đây đã thành lập Hợp tác xã Vụn Art, mang lại thu nhập cho người khuyết tật bằng việc sử dụng các vải lụa vụn để ghép tranh lụa xuất khẩu ra nước ngoài.

Dẫn chứng như vậy để thấy, mỗi một làng nghề đều mang trong mình những giá trị văn hóa riêng. Người ta đến với làng nghề là muốn tìm hiểu sản phẩm ấy đã ra đời và tồn tại trong lịch sử như thế nào, mang bản sắc văn hóa ra sao… và địa phương nào biết khéo léo khai thác những thế mạnh của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu du lịch thì nơi đó sẽ thu hút du khách.

Rõ ràng, để khơi gợi tiềm năng du lịch không thể để làng nghề “tự bơi” theo kiểu “hữu xạ tự nhiên hương”. Thay vào đó, chính quyền cơ sở cần phải phối hợp với các ngành thực hiện bảo tồn, phát huy làng nghề truyền thống, xây dựng các sản phẩm làng nghề mang tính độc đáo.

Phải nhận thức phát triển du lịch làng nghề là phát triển kinh tế bền vững, tạo việc làm, thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống. Chính quyền cơ sở muốn làng nghề phát triển trở thành một sản phẩm du lịch phải kêu gọi đầu tư, vận động các thành phần kinh tế tham gia theo phương châm xã hội hóa sản phẩm du lịch; xây dựng đội ngũ làm công tác du lịch bằng cách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ…

Cùng với đó, ban hành hay đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo hành lang pháp lý cho nhà đầu tư, hỗ trợ họ về các dịch vụ phục vụ du lịch như làm đường, quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường sạch đẹp./.

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua ghi nhận sự phân quyền mạnh mẽ, bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội trong đầu tư, phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Vệc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 sẽ kỳ vọng thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án.
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ban An toàn giao thông (ATGT) thành phố Hà Nội tổ chức thăm hỏi, động viên và trao quà đến các hộ gia đình có người thân là nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông. Đây là hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhằm chia sẻ một phần khó khăn với gia đình người bị nạn.
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Xem thêm
Phiên bản di động