Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định về phương thức phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), qua đó cho phép thành phố Hà Nội huy động nguồn lực từ đất để phát triển đường sắt đô thị.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

Tạo nguồn lực từ nội sinh cho đường sắt đô thị

TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhìn nhận, cơ chế TOD mang lại những lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và cho sự phát triển chung của Thủ đô. Đáng chú ý là TOD không chỉ là cơ chế thúc đẩy nguồn lực nội sinh cho phát triển cơ sở hạ tầng mà còn là cơ chế vượt trội trong việc hài hoà lợi ích của các bên khi khai thác giá trị tăng thêm từ đất.

Theo cơ chế TOD, trên cơ sở Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, quy hoạch phân khu, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết đường sắt đô thị và khu vực TOD, thành phố Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sử dụng công trình ngầm, công trình trên cao trong khu vực TOD. Tiền thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất, quyền sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao tại khu vực TOD được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị, hệ thống giao thông công cộng kết nối với hệ thống đường sắt đô thị, hạ tầng kỹ thuật kết nối đến nhà ga.

Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam

“Như vậy, một nguồn lực rất lớn từ đất đai, quyền sử dụng không gian ngầm, khoảng không trên cao của thành phố Hà Nội sẽ được khai thác và đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng các tuyến đường sắt đô thị. Bằng giải pháp kết hợp giữa dự án đường sắt đô thị và dự án phát triển đô thị này, giá trị tăng thêm từ đất được thu lại sẽ nhiều hơn và được phân bổ trực tiếp cho xây dựng các công trình hạ tầng công cộng. Sự điều tiết giá trị thặng dư từ đất do vậy cũng hợp lý và hài hoà hơn giữa doanh nghiệp, người dân và Nhà nước”, TS Lê Duy Bình nói.

Đối với các tuyến đường sắt đô thị còn lại dự kiến sẽ được xây dựng, mô hình TOD như trong dự thảo Luật Thủ đô sẽ giúp hình thành hàng chục khu vực TOD với diện tích lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hecta đất và không gian ngầm, không gian trên cao có thể được đưa ra đấu giá. Theo TS Lê Duy Bình, đây là nguồn lực nội sinh rất lớn có thể chuyển hoá thành nguồn vốn để đầu tư trở lại trực tiếp cho việc hình thành hệ thống giao thông công cộng vô cùng thiết yếu nhằm xây dựng Thủ đô thành một đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp.

Lợi ích trực tiếp cho người dân

Cũng theo ông Bình, với những lợi thế về giá trị thương mại rất lớn từ đất đai và khả năng gia tăng giá trị từ đất đai khi các công trình giao thông được quy hoạch và hoàn thành, TOD là một cơ chế rất tiềm năng và có tính khả thi để tạo nguồn lực để Thành phố đẩy nhanh tiến độ phát triển đường sắt đô thị. Hoàn thành đúng tiến độ các dự án đường sắt đô thị không chỉ mang lại lợi ích lập tức về giao thông, đi lại mà còn giảm bức xúc của người dân do các dự án giao thông đô thị kéo dài do quây tường, ngăn đường, lập các lô cốt xây dựng gây ách tắc giao thông vốn làm tăng chi phí xã hội, làm giảm sức cạnh tranh về thu hút du lịch và đầu tư của Thành phố.

Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Ảnh minh họa. Ảnh VGP

Việc hoàn thành các tuyến đường sắt đô thị theo mô hình TOD, và dựa trên nguyên tắc lấy đầu mối giao thông đường sắt đô thị làm điểm tập trung dân cư, kinh doanh dịch vụ thương mại, văn phòng trong khoảng cách đi bộ đến phương tiện giao thông công cộng sẽ không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất mà còn mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân về việc sử dụng công trình công cộng, sức khoẻ cộng đồng, giảm phương tiện giao thông cơ giới cá nhân, giảm phát thải gây ô nhiễm môi trường, kết hợp với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.

“TOD sẽ góp phần hình thành các đô thị nén trong đó bố trí hỗn hợp chức năng sử dụng đất như vui chơi, dịch vụ, thương mại, văn phòng làm việc, không gian công cộng, không gian xanh, trường học, bệnh viên. Các đô thị nén này có mật độ sử dụng cao song vấn đề đi lại, giao thông lại được hoá giải bởi hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn.

Điều này sẽ tăng khả năng và cơ hội cho người dân có đất bị thu hồi trong khu vực TOD được tái định cư tại chỗ, tạo sự công bằng hơn với những hộ dân ở mặt tiền khi bị thu hồi đất. Các đô thị được hình thành theo phương thức TOD cũng tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho người dân nhờ khả năng dễ dàng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ hơn ở ngay trong nội khu.

Mô hình TOD cũng giúp đẩy nhanh quá trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị trung tâm, phát triển các đô thị, thành phố vệ tinh, từ đó thực hiện hiệu quả mục tiêu di dời các cơ sở, trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, giãn dân ở khu vực đô thị trung tâm. TOD cũng góp phần tăng giá trị tài sản của người dân trong khu vực TOD và xung quanh khu vực TOD”, TS Lê Duy Bình phân tích.

Cơ hội mới cho doanh nghiệp và nhà đầu tư

Do TOD là giải pháp tổng thể về phát triển đô thị làm cơ sở cho quy hoạch, tái thiết và phát triển đô thị, lấy đầu mối giao thông đường sắt đô thị làm điểm tập trung dân cư, nên ông Bình cũng cho rằng, việc thực hiện theo hình thức TOD sẽ mang lại cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư về bất động sản, phát triển đô thị nhờ các khu vực TOD được quy hoạch. Các khu vực TOD được quy hoạch xung quanh các nhà ga là các khu đất có có giá trị thương mại cao nhờ tính kết nối với toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị, và đều là các khu “đất vàng” hay có tiềm năng trở thành khu “đất vàng” trong tương lai.

Cũng theo TS Lê Duy Bình, bằng phương thức TOD, thành phố Hà Nội sẽ có quyền chủ động hơn về tài chính do giảm được sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay, và do vậy có quyền chủ động hơn trong việc lựa chọn công nghệ, lựa chọn nhà thầu và điều kiện đối với các nhà thầu. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan quản lý tạo các cơ hội và điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia vào thiết kế, xây dựng và vận hành, duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường sắt đô thị, cung ứng các dịch vụ kỹ thuật, phần mềm, tín hiệu cho các tuyến đường sắt đô thị.

Từ đó, cơ hội để hình thành một ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ cho thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, các doanh nghiệp cung ứng nguyên, nhiên vật liệu cho quá trình xây dựng như sắt, thép, xi măng, cấu kiện nhà ga… cũng sẽ được hình thành nhờ tính chủ động hơn của chủ đầu tư trong việc quyết định về lựa chọn nhà thầu hay các nhà cung cấp cho các công trình xây dựng các tuyến đường sắt đô thị.

Lợi ích cho Nhà nước

Bên cạnh mang lại lợi ích cho người dân, cơ hội cho doanh nghiệp, TS Lê Duy Bình nhìn nhận, mô hình TOD sẽ góp phần khắc phục được một hạn chế hiện nay là việc thu hồi giá trị tăng thêm từ đất chưa tương xứng với đầu tư của Nhà nước vào cơ sở hạ tầng, và các hạn chế của quy định pháp luật hiện tại chưa cho phép Nhà nước có thể thu được chênh lệnh địa tô sau khi Nhà nước đã đầu tư cơ sở hạ tầng.

Như vậy, lợi ích cụ thể nhất giá trị tăng thêm từ đất mà Nhà nước thu hồi được sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc phát triển các khu đô thị, tổ hợp bất động sản và sau đó xây dựng các tuyến đường sắt để kết nối các khu đó.

Cơ chế TOD sẽ tạo nguồn lực nội sinh, giúp Hà Nội hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị
Ảnh minh họa: Hoàn thiện các dự án giao thông giúp Hà Nội thêm nguồn lực phát triển.

“Với mô hình TOD, giá trị thặng dư của đất sẽ được chia sẻ ở mức lớn hơn nhiều cho Nhà nước và giá trị đó được đầu tư vào chính các dự án đường sắt đô thị, và từ đó mang lại chính lợi ích cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào các dự án TOD và cho người dân. Nguồn lực từ đất đai do vậy được khai thác nhưng với cách thức mới trong đó lợi ích của các bên sẽ hài hoà hơn rất nhiều”, ông Bình phân tích.

Ngoài khả năng tăng mức thu hồi giá trị tăng thêm từ đất, mô hình TOD cũng cho phép Nhà nước khai thác được giá trị từ khoảng không gian ngầm, không gian trên cao, ví dụ như các khu không gian ngầm, không gian trên dưới quảng trường ga, các nhà ga. Các khu vực này vẫn thuộc sở hữu Nhà nước và có thể được khai thác thương mại lâu dài để tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Mô hình TOD cho phép huy động được nguồn lực từ tư nhân để cùng đối tác với nguồn vốn từ Nhà nước để xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Do vậy, nguồn lực nội sinh sẽ được phát huy. Việc huy động vốn từ khu vực tư nhân cũng sẽ giúp giảm bớt yêu cầu chi từ ngân sách Nhà nước, giảm yêu cầu phải vay nợ, giảm nợ công. Các rủi ro đội giá công trình cũng có thể được kiểm soát tốt hơn. Đồng thời, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước mà đáng lẽ ra phải đầu tư cho cơ sở đường sắt có thể được sử dụng cho các mục đích, công trình khác như y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học, môi trường.

TOD sẽ tạo cơ chế để thành phố Hà Nội sớm kết nối với các không gian tăng trưởng mới, phát huy tiềm năng của các dự án trọng điểm đang được triển khai khác. Ví dụ như nếu tuyến đường sắt đô thị số 5 từ Văn Cao lên Hoà Lạc sớm được triển khai với sự trợ lực của phương thức TOD, đây sẽ là cơ hội để phát triển các khu đô thị dọc đại lộ Thăng Long, đồng thời sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển của Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc vốn cũng vừa được chuyển giao về Thành phố và khu Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ngoài ra, ông Bình cũng cho rằng, một lợi ích rất lớn đối với Nhà nước là việc hoàn thành các mục tiêu về phát triển cơ sở hạ tầng, sớm hình thành được các mục tiêu về phát triển hệ thống giao thông công cộng, hỗ trợ cho việc tái thiết đô thị, phát triển đô thị.

Với những lợi ích đáng kể như vậy từ mô hình TOD, TS Lê Duy Bình kỳ vọng rằng cơ chế về TOD như quy định trong Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi sẽ tạo cơ sở cho việc đẩy nhanh hoàn thiện mạng lưới tuyến đường sắt đô thị của Thủ đô, góp phần hiện thực hoá tầm nhìn xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp như đã đề ra trong Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

Thử nghiệm có kiểm soát: Miễn trách nhiệm để khuyến khích đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thử nghiệm có kiểm soát được miễn trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại gây ra cho Nhà nước khi đã tuân thủ đúng và đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát.
Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

Cho phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu ở bãi sông Hồng

(LĐTĐ) Trên bãi sông Hồng được phép tồn tại một số khu vực dân cư hiện hữu và được phép xây dựng mới công trình, nhà ở với tỷ lệ thích hợp theo quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và quy hoạch khác có liên quan.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

Luật Thủ đô (sửa đổi): Vi phạm đất đai, phòng cháy bị phạt tiền cao hơn gấp đôi

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có rất nhiều điểm mới. Trong đó, với một số vi phạm hành chính trên địa bàn Thủ đô, người vi phạm có thể bị phạt tiền cao gấp đôi mức tiền phạt chung của cả nước.
Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập từ nhiệm vụ khoa học trọng điểm của Thủ đô không phải chịu thuế thu nhập cá nhân

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, với rất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ. Trong đó, các tổ chức khoa học và công nghệ được nhận hỗ trợ từ ngân sách Thành phố, thu nhập từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng điểm không phải chịu thuế thu nhập cá nhân...
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ sở pháp lý để thực hiện mục tiêu “cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”

(LĐTĐ) Ngày 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), bên hành lang Kỳ họp, nhiều đại biểu đã chia sẻ với báo chí về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Luật này đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như cả nước.
Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

Triển khai hiệu quả Luật Thủ đô, cần đội ngũ cán bộ, công chức “vừa hồng, vừa chuyên”

(LĐTĐ) Sáng 28/6, sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) với tỷ lệ đồng thuận rất cao, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai đã có cuộc trao đổi với báo chí về thời khắc ý nghĩa này.
Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

Cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được chi thu nhập tăng thêm 0,8 lần quỹ lương cơ bản

(LĐTĐ) Luật Thủ đô vừa được thông qua quy định Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư sau khi đã bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương để thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động