Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại
Đề xuất tiếp tục nghiên cứu phát huy mô hình Tổ tự quản trong khu nhà trọ công nhân Hà Nội bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023 cho trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi |
Tại cuộc tiếp xúc, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã báo cáo với cử tri các huyện về kết quả Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Theo đó, tại kỳ họp, Quốc hội đã thông qua 7 luật, 9 nghị quyết, cho ý kiến lần 3 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần 2 đối với 1 dự án luật, cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác; lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét, quyết định các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước cùng một số nội dung quan trọng khác.
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, cử tri các huyện Mê Linh, Sóc Sơn đánh giá cao các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra trên các lĩnh vực công tác; thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng kỳ họp của quốc hội đáp ứng sự mong đợi của cử tri Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. |
Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, trí tuệ đóng góp cho dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri Nguyễn Tất Thanh (huyện Sóc Sơn) bày tỏ tâm tư nguyện vọng chung của cử tri thành phố Hà Nội mong đợi Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được thông qua và cũng mong muốn việc sửa đổi lần này đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đang đặt ra để xây dựng, phát triển Thủ đô xứng tầm với vị thế, vai trò, trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa xã hội; là Thủ đô xanh, sạch đẹp, văn minh hiện đại.
Bên cạnh đó, cử tri Nguyễn Văn Thanh (huyện Mê Linh) kiến nghị việc triển khai Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 6 cần tránh phiền hà cho người dân khi cấp, đổi căn cước nhiều lần trong thời gian ngắn. Cử tri Quách Sỹ Dũng (huyện Mê Linh) nhận định, công tác quản lý nhà ở xã hội rất phức tạp, do đó đề nghị chuyển chính sách nhà ở xã hội thành xã hội hóa về nhà ở.
Đối với nhà ở cho công nhân, nhu cầu tại huyện Mê Linh rất lớn với khoảng 10 - 20 nghìn người, cử tri kiến nghị cần sớm thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân để đáp ứng nhu cầu của công nhân trên địa bàn.
Tiếp thu đầy đủ ý kiến, kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, tổ đại biểu sẽ tổng hợp ý kiến gửi Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội để báo cáo với Quốc hội.
Cử tri huyện Mê Linh nêu kiến nghị. |
Thông tin về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, tại các phiên thảo luận tổ, thảo luận hội trường đã có 177 ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật.
Trong đó các hầu hết các ý kiến đại biểu Quốc hội bảy tỏ ủng hộ với sự cần thiết sửa đổi Luật, đồng thời đề nghị dự thảo cần trao thêm quyền nhiều hơn nữa, cụ thể hơn nữa cho Thủ đô.
“Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này có nhiều thuận lợi khi vừa kế thừa Luật hiện hành, vừa đưa vào các cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương khác”, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh nói. Đồng thời khẳng định, việc sửa đổi Luật Thủ đô sẽ là cơ sở bảo đảm pháp lý, bảo đảm nguồn lực để hướng đến khát vọng xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, hiện đại.
Bên cạnh việc xây dựng Dự thảo Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch UBND Thành phố cho biết, Thành phố cũng đang xây dựng hai quy hoạch lớn, quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng để trình Chính phủ, Quốc hội…
Đối với kiến nghị của cử tri về Luật Căn cước, làm rõ kiến nghị của cử tri, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, theo quy định của Luật, thẻ căn cước công dân gắn chip hiện đang sử dụng hoàn toàn có giá trị cho đến khi hết hạn, không phải thực hiện cấp đổi lại, từ đó không gây lãng phí, phiền hà cho người dân.
Thông tin về công tác phát triển kinh tế - xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự báo Thành phố sẽ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 6,2%; dự kiến thu ngân sách khoảng 400 nghìn tỷ đồng trong năm 2023; các lĩnh vực về an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, du lịch, quốc phòng - an ninh đều được bảo đảm và có kết quả tích cực.
Trong năm qua, UBND thành phố Hà Nội đã phân cấp cho các địa phương 9 lĩnh vực; phân cấp 16 lĩnh vực cho các sở, ban, ngành với tổng số 708 thủ tục hành chính.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá
Longform 08/12/2024 21:13
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô
Longform 08/12/2024 21:10
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm
Luật Thủ đô 2024 25/11/2024 06:37
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03