Cơ chế “thoáng” cần giải quyết “thông”!

Để giúp cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục vượt khó do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đang cùng các bộ, ngành liên quan tiến hành sửa điều kiện vay trả lương ngừng việc gói hỗ trợ 7.500 tỷ đồng theo hướng bỏ điều kiện không có nợ xấu, không yêu cầu quyết toán thuế năm 2020.
Agribank: Giảm lãi suất, đồng hành cùng khách hàng 19 tỉnh thành phía Nam vượt qua khó khăn Hà Nội bổ sung 500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách ủy thác cho người lao động vay vốn Cải thiện đời sống gia đình từ nguồn vốn vay ưu đãi

Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi điều kiện cho vay trả lương ngừng việc theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Cơ chế “thoáng” cần giải quyết “thông”!
Doanh nghiệp mong muốn các khoản hỗ trợ từ gói tín dụng về vay trả lương ngừng việc cần phải giải ngân nhanh hơn nữa (Ảnh minh họa HNM)

Theo đó, các điều kiện cho vay với gói trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất (7.500 tỷ đồng) sẽ được giảm thiểu tối đa. Cụ thể, sẽ bỏ điều kiện không có nợ xấu và bỏ điều kiện phải có thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 của cơ quan thuế đối với người sử dụng lao động (đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần chứng minh ngừng việc, đóng cửa do dịch bệnh là có thể tiếp cận gói vay này.

Theo thống kê của NHNN, tính đến cuối tháng 9/2021, NHNN đã giải ngân tái cấp vốn 462 tỷ đồng đối với Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay theo Nghị quyết 68/NQ-CP số tiền là 461 tỷ đồng cho 918 khách hàng vay vốn để trả lương 130.741 lượt người lao động.

Như vậy, sau hơn 3 tháng triển khai, gói cho vay trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất này mới giải ngân được hơn 6%. Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do NHCSXH tổ chức ngày 17/8/2021, nhiều doanh nghiệp và địa phương phản ánh gặp nhiều vướng mắc.

Theo phản ánh của một số địa phương, như tỉnh Quảng Ninh một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hoạt động vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng gặp vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ do theo quy định tài chính ngân sách không có chứng từ liên quan đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020. Do đó, hơn 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trên đang có nhu cầu vay vốn trả lương phục hồi sản xuất kinh doanh nhưng không thể hoàn thiện hồ sơ.

Tương tự, một số doanh nghiệp cũng cho hay, dịch Covid-19 xảy ra khiến doanh nghiệp mất thanh khoản dòng tiền, không thể trả nợ đúng hạn trong khi không phải doanh nghiệp nào cũng được ngân hàng cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ. Tuy nhiên, vì vướng nợ xấu, doanh nghiệp không thể tiếp cận gói vay 7.500 tỷ đồng. Vì vậy, doanh nghiệp kiến nghị nên bỏ quy định không có nợ xấu.

Đại dịch Covid-19 lần thứ 4 ập đến, Chính phủ đã nhanh chóng ban hành Nghị quyết số 68 ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tiếp đó là Quyết định số 23. Song đến nay, gói hỗ trợ vay trả lương ngừng việc trị giá 7.500 tỷ đồng vì những “vướng mắc” về quy định mà tỷ lệ và tiến độ giải ngân bị quá chậm.

Bởi vậy, việc NHNN cùng các bộ, ngành liên quan tiến hành sửa điều kiện vay trả lương ngừng việc gói hỗ trợ 7.500 tỷ đồng theo hướng bỏ điều kiện không có nợ xấu, không yêu cầu quyết toán thuế… là mở ra cơ chế “thoáng” còn điều kiện cần thêm nữa là quá trình giải quyết phải thật “thông”. Nếu không, doanh nghiệp vẫn cứ phải đợi chờ…

L.H

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo

Ở Trường Mầm non B thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì (Hà Nội), không ai không biết đến cô giáo Chử Thanh Nga - một tấm gương tiêu biểu về tinh thần sáng tạo trong chuyên môn, tận tâm với nghề và luôn năng nổ trong hoạt động Công đoàn. Gắn bó với sự nghiệp giáo dục suốt 14 năm qua, cô Chử Thanh Nga không chỉ được đồng nghiệp yêu mến bởi chuyên môn vững vàng, tình yêu trẻ sâu sắc mà còn là một đoàn viên Công đoàn mẫu mực, đầy tâm huyết.
Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi

Việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển phải bảo đảm yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi

Trước thông tin phản ánh về việc một số cơ sở đào tạo xây dựng các tổ hợp xét tuyển đại học năm 2025 không có môn cốt lõi phù hợp với ngành đào tạo, có nguy cơ ảnh hưởng chất lượng đào tạo và thiếu công bằng trong tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có văn bản gửi các nhà trường.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động

Thời gian quan, Công ty TNHH tập đoàn Sapon (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm) luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cho nhân viên, lao động trong Công ty, qua đó góp phần tạo mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Mùa rét ngọt năm ấy

Mùa rét ngọt năm ấy

Những ngày cuối Xuân, trời ửng lên ánh hồng của nắng, có những buổi chiều muộn, tôi đã cảm thấy rất hân hoan khi bắt đầu được ngắm trọn cảnh đẹp hoàng hôn phía chân trời xa xa, cái nắng nhè nhẹ của mùa Hạ đã ngấp nghé gọi cửa mang theo sự tươi mới trong thời khắc giao mùa ấy.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM

Phát triển, đào tạo nhân lực chất lượng cao là chiến lược của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, mạnh, bền vững, xứng đáng với vị trí “đầu tàu kinh tế” của cả nước.
60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng

Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An đã có văn bản đề nghị Sở Tài chính thẩm định, cấp kinh phí hỗ trợ đối với 60 cán bộ, công chức tại Nghệ An có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước.

Tin khác

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Tinh gọn để phát triển

Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển

Kết quả là thước đo công việc (xét cả phương diện lãnh đạo, quản lý). Nên năm 2024 lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách dẫn đầu cả nước đạt gần 512 ngàn tỷ đồng là minh chứng sinh động về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố đứng đầu là Bí thư Thành ủy, Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy và sự điều hành năng động của các cấp chính quyền cũng như quyết tâm cao của toàn hệ thống chính trị.
GDP và đời sống nhân dân

GDP và đời sống nhân dân

GDP tăng thì đời sống nhân dân phải tăng. Đó là nguyên lý của kinh tế chính trị học và cũng là quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Phiên bản di động