“Cò” bệnh viện và cuộc chiến chưa có hồi kết
Xe “dù” lộng hành, cò mồi tát khách |
Nhức nhối “cò” bệnh viện
Thời gian qua, tình trạng “cò” ở các bệnh viện lớn đã được các cơ quan báo chí, truyền thông phản ánh nhiều. Thậm chí khi nhận được phản ánh của bệnh nhân, lãnh đạo bệnh viện đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của lực lượng chức năng nhằm chấn chỉnh và xử lý các trường hợp “cò”. Thế nhưng vấn đề cũng chỉ được dẹp đi một thời gian, sau đó đâu lại vào đấy.
Nắm bắt tâm lý người bệnh muốn được khám nhanh, không phải chờ đợi… những đối tượng “cò” tìm mọi cách để dụ dỗ người bệnh. Đội quân “cò” không chỉ có ở Bệnh viện K mà còn hoạt động tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Răng hàm mặt, Phụ sản TW… Bằng cách này chiêu khác, “cò” đã đưa bệnh nhân tới phòng khám tư nhân chứ không phải khám trong bệnh viện.
Tìm đến Bệnh viện K vào một ngày cuối tháng 5, chúng tôi vừa dừng xe còn chưa kịp tắt máy, một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi chạy lại vồn vã: “Em đưa người nhà đến khám bệnh hả, đã lấy được số đăng ký chưa ? Nếu chưa có thì xếp hàng đến trưa cũng không tới lượt đâu”. Còn chưa kịp trả lời, người phụ nữ nói tiếp: “Chỉ cần bỏ ra 30 nghìn đồng chị sẽ cho em số điện thoại của “bác sĩ Bệnh viện K” để liên hệ khám cho sớm. Nếu không tin thì chị sẽ dẫn em vào hẳn phòng khám để gặp bác sĩ, nhưng em phải bồi dưỡng cho chị 50 nghìn đồng, đảm bảo em sẽ được khám với bác sĩ tốt và có nhiều kinh nghiệm mà kết quả thì không phải chờ đợi, có thể lấy trong ngày luôn”. Lấy lí do đã có số đăng ký từ trước, chúng tôi từ chối khéo người phụ nữ này.
Cổng Bệnh viện K luôn có gần chục “cò” thường trực |
Thế nhưng khi vừa đẩy xe vào bãi, phóng viên lại tiếp tục nhận được lời mời chào đến phòng khám đối diện Bệnh viện K của một phụ nữ khác. Người này thẳng thừng tuyên bố: “Chị đưa em đến gặp bác sĩ, lấy số khám bệnh xong chị mới lấy tiền. Chỉ mất 50 nghìn nhưng mình được khám sớm, bác sĩ lại tận tình chu đáo…”.
Theo quan sát của chúng tôi, trước cổng Bệnh viện K luôn có gần chục “cò” thường trực. Mỗi khi thấy bóng dáng công an hay bảo vệ của bệnh viện, các “cò” tản đi rất nhanh. Nhưng khi lực lượng chức năng đi khỏi thì “cò” lại hoạt động công khai.
Tiền mất… tật vẫn nguyên
Lần theo những “con mồi” bị “cò” lừa, phóng viên đã tìm ra những phòng khám mà “cò” cung cấp, các phòng khám này không thuộc Bệnh viện K và đều do tư nhân quản lý. Nơi được “cò” hay chào mời nhất là phòng khám P.L gần cổng chính bệnh viện trên đường Quán Sứ. Xa hơn một chút là phòng khám T.H trên đường Thợ Nhuộm cũng được “cò” lựa chọn để giới thiệu cho bệnh nhân.
Theo chia sẻ của một số bệnh nhân, sau khi phát hiện ra các phòng khám tư nhân không đúng như lời giới thiệu của “cò”, nhiều người đã quay trở lại bệnh viện để tiếp tục chờ khám. Nhưng cũng không ít người tặc lưỡi, đã đến thì vào, biết đâu cơ sở tư nhân nhưng máy móc hiện đại, đội ngũ bác sĩ tốt thì đỡ phải chờ đợi…Thế nhưng nhiều người sau khi khám đã không tránh khỏi bức xúc.
Bác Hồ .V. T (52 tuổi, ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, sau khi đến bệnh viện và chứng kiến cảnh xếp hàng chờ đợi hàng giờ, nên nhận lời lôi kéo của “cò”. “Tưởng bỏ ra mấy chục nghìn là được khám ngay, nên tôi không chút đắn đo. Đến phòng khám tôi được hướng dẫn làm xét nghiệm, lấy máu… chi phí đến hơn 1 triệu đồng. Cuối cùng tôi nhận được một tờ giấy khám tổng quát cơ thể ghi bình thường. Nghi ngờ với chẩn đoán của bác sĩ phòng khám tư, ngay ngày hôm sau tôi vào Bệnh viện K khám thì bác sỹ bảo tôi bị u dưới lưỡi. Nếu cứ tin vào phòng khám tư rồi chủ quan có phải tính mạng mình sẽ bị nguy hiểm không”, bác T bức xúc.
Các “cò” hoạt động rất công khai |
Trao đổi với phóng viên báo LĐTĐ về hiện tượng “cò” lộng hành ở cổng Bệnh viện K, ông Bùi Công Toàn, Phó giám đốc Bệnh viện K cho biết, “cò” bệnh nhân là vấn đề nhức nhối với các bệnh viện lớn. Bệnh viện K đã yêu cầu sự giúp đỡ của chính quyền, cũng như tăng cường sự quản lý giám sát của lực lượng bảo vệ để dẹp “cò”. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này không thể làm trong một sớm, một chiều. Trước mắt bệnh viện tăng cường công tác khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, phố biến cho người bệnh khi đến khám tại bệnh viện để họ tránh mắc lừa “cò”.
Ông Toàn cho biết, việc các bệnh viện, phòng khám tư nhân cạnh tranh với các bệnh viện công không phải là mới. Nhưng chính nhờ sự cạnh tranh này mà các bệnh viện sẽ ý thức hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với người bệnh. Bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh sẽ khiến “cò” không có đất sống.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Thành phố Hồ Chí Minh: Công bố 31 điểm sạt lở nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00