Có ai còn nhớ bữa cơm thời “bao cấp”?

(LĐTĐ) Một chiều mùa đông ngập nắng, nhóm bạn chúng tôi quây quần trong một quán cà phê nhỏ xinh bài trí theo phong cách thời bao cấp. Thích thú ngắm chiếc nệm ghế được may từ vỏ chăn “con công” sặc sỡ, một người bạn thốt lên: “Nhìn cái vỏ chăn này lại nhớ đến ngày xưa, mỗi khi đi học về, mẹ tớ thường ủ cơm trong chăn cho nóng”. Cả nhóm bạn cùng “ồ” lên thích thú. Và... ký ức về những bữa cơm thời bao cấp cứ thế ùa về.
Tò he - đồ chơi đậm nét văn hóa dân gian Thương về... chạn bát ngày xưa

Ngày ấy, gạo được phân phối cho các thành viên trong gia đình theo sổ mua lương thực. Mỗi hộ gia đình có một cuốn sổ ghi chỉ tiêu được mua lương thực trong một tháng. Ở thời điểm đó, sổ mua lương thực quan trọng đến nỗi có câu thành ngữ: “Mặt như mất sổ gạo”. Bởi vì, nếu mất sổ gạo đồng nghĩa với việc cả nhà bị nhịn đói một thời gian khá lâu trong khi chờ cấp lại sổ mới.

Có ai còn nhớ bữa cơm thời “bao cấp”?
Một bữa cơm thời "bao cấp"

Không chỉ có sổ mua lương thực quan trọng, các loại tem phiếu mua thực phẩm, chất đốt cũng chứa trong mình biết bao câu chuyện vui buồn. Trên những tờ tem phiếu nhỏ xinh, định mức thịt lợn, cá, chất đốt, vải... đều được quy định rõ ràng theo tiêu chuẩn. Gần Tết, cũng từ tem phiếu mà các gia đình được cấp túi hàng Tết đủ hết cả rượu, bóng, miến, mứt, kẹo, trà, thuốc...

Lớp trẻ lớn lên trong thời bao cấp chúng tôi hầu như ai cũng đã trải qua tháng ngày xếp hàng đong gạo, mua thực phẩm. Những sáng cuối tuần, tôi và các bạn trong khu tập thể thường rủ nhau ra cửa hàng mậu dịch, xếp hàng bằng làn hoặc viên gạch, nón, mũ vào đó rồi chờ các cô mậu dịch viên mở cửa hàng. Lúc đó, ai đứng vào đúng chỗ đó. Dòng người cứ thế nhích dần lên. Và... niềm vui vỡ òa khi mua được đúng thứ mình cần. Niềm vui ngày bao cấp thật đơn giản biết bao.

Mâm cơm thời bao cấp thường chỉ là những món ăn bình dị như dưa chua xào tóp mỡ, cá khô rán, lạc rang muối, đậu sốt cà chua, dưa muối, tép xào khế, canh rau muống... hãn hữu lắm trong bữa cơm mới có thịt. Nồi cơm thời bao cấp ở thành phố cũng vẫn độn ngô, khoai, sắn, bo bo... Nhiều khi, bố mẹ thường dành cơm cho các con, còn mình lựa chỗ cơm độn ăn cho no bụng. Có những bữa cơm chiều, tôi ăn xong đi chơi với bạn đã lâu, khi quay về vẫn thấy mẹ nhẩn nha bên mâm cơm. Đến gần, thấy mẹ trệu trạo nhai những hạt bo bo cứng ngắc, thi thoảng lại chiêu một thìa canh cho dễ nuốt. Cứ mỗi lần nhớ lại hình ảnh đó, tôi lại thấy nghèn nghẹn trong tim.

Lại nói về cách ủ ấm cơm thời bao cấp. Buổi sáng, các bà mẹ thường dậy sớm nấu cơm cho cả nhà ăn trước khi đi học, đi làm. Ở nhà tôi, sau khi ăn xong, số cơm còn lại, một phần mẹ lấy vào cặp lồng để bố mẹ mang đến cơ quan ăn buổi trưa, một phần đơm vào bát to, lấy bát khác úp lại rồi ủ kín trong chiếc chăn bông dày. Đến trưa, khi anh em tôi đi học về, lấy bát cơm ủ trong chăn ra vẫn còn ấm nóng hôi hổi. Chúng tôi thường cho cơm vào cái bát to, cho hết cả thức ăn vào đó, trộn lên. Mỗi người một bát, mang ra sân chung khu tập thể, vừa ăn vừa tán chuyện rôm rả. Có mấy đứa bạn thân thường sẻ thức ăn cho nhau theo kiểu “đổi khẩu vị”.

Năm tháng trôi, cuộc sống giờ đã khác. Mâm cơm của mỗi nhà đã thịnh soạn hơn. Vậy nhưng, cứ mỗi khi nhớ tới mâm cơm thời bao cấp, lòng tôi lại nao nao với những kỷ niệm khó quên thời đó. Chỉ là mâm cơm bình dị nhưng chứa bao nắng mưa tảo tần của mẹ, bao vất vả nhọc nhằn của cha, bao nỗi niềm vui giản tiện xinh xinh của chúng tôi. Đôi khi, lòng chợt thầm hỏi: “Có ai còn nhớ bữa cơm thời bao cấp?”.

Tường Vy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

Cách nhận biết bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ an toàn

(LĐTĐ) Thời gian gần đây Sở Xây dựng Hà Nội và Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình liên tục đưa ra những thông tin cảnh báo về sự rủi ro của các dự án nhà ở hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện giao dịch. Vậy cách nào để nhận biết bất động sản ở phân khúc này chưa đủ an toàn?
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025

(LĐTĐ) Hòa trong không khí rộn ràng, chào đón xuân mới Ất Tỵ, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hai Bà Trưng đã tổ chức chương trình “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” 2025. Đây là một trong số những hoạt động của LĐLĐ quận nhằm chia sẻ, kết nối yêu thương, mang không khí vui tươi, ấm áp đến với đông đảo đoàn viên, người lao động.
Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến vào Đề án sắp xếp bộ máy Cơ quan Tổng Liên đoàn

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho ý kiến vào Đề án sắp xếp bộ máy Cơ quan Tổng Liên đoàn

(LĐTĐ) Chiều 19/1, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ chín (Khóa XIII).
TP.HCM: Chính thức có tên đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải

TP.HCM: Chính thức có tên đường Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải

(LĐTĐ) Ngày 19/1, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ công bố đặt tên đường trên các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50. Các tuyến này được đặt theo tên các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh như Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Phan Văn Khải,...
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Ấm áp “Tết Sum vầy” của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm

Ấm áp “Tết Sum vầy” của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Dù tiết trời cuối đông lạnh giá, nhưng bầu không khí tại Nhà thi đấu huyện Gia Lâm sáng 19/1 vẫn vô cùng nóng bởi những hoạt động tưng bừng, sôi nổi, mang đậm không khí Tết đến, Xuân về dành cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) như: Văn nghệ, bốc thăm trúng thưởng, trao quà Tết, "Chợ Tết Công đoàn"…
"Tết Sum vầy" mang Tết đến sớm với đoàn viên, người lao động huyện Sóc Sơn

"Tết Sum vầy" mang Tết đến sớm với đoàn viên, người lao động huyện Sóc Sơn

(LĐTĐ) Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức Tết Sum vầy 2025 mang đến một không khí vui tươi, ấm áp trước thềm Xuân mới Ất Tỵ cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của huyện.

Tin khác

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025: Điểm hẹn văn hóa đầu năm tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ chính thức khai mạc vào ngày 23/1 tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cùng nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc chào đón năm mới.
Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

Rộn ràng không gian Tết truyền thống tại phố cổ Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Hòa trong không khí đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" với chuỗi hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.
Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

Rằm tháng Chạp năm Giáp Thìn nên cúng giờ nào để may mắn?

(LĐTĐ) Rằm tháng Chạp là một trong những ngày lễ quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt. Ngày này không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong năm.
Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

Hà Nội: Đặc sắc chuỗi chương trình nghệ thuật mừng Xuân Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp chào đón năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức chuỗi chương trình biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân Thủ đô trong các ngày cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2025.
Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

Người đẹp đến từ Cao Bằng đăng quang Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam

(LĐTĐ) Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây, vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam năm 2024 được tổ chức. Vượt qua 30 thí sinh nổi bật, người đẹp Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng đã xuất sắc đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam.
Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

Tại sao năm 2025 là năm Ất Tỵ lại được gọi là năm rắn hai đầu?

(LĐTĐ) Năm 2025 được gọi là năm Rắn hai đầu vì Người xưa quan niệm, “một năm bắt đầu từ tiết Lập xuân”, việc 2 lần đón tiết Lập xuân trong cùng một năm giống như năm Ất Tỵ có 2 mùa xuân, hay năm nay rắn có 2 đầu.
Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

Chùa Đông Khê, nét văn hóa sâu lắng của mảnh đất xứ Đoài

(LĐTĐ) Chùa Đông Khê tọa lạc giữa làng Đông Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội không chỉ là điểm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo mà còn là nơi giáo dục tính nhân văn, lòng nhân nghĩa cho người dân. Với lối kiến trúc mang đậm giá trị nghệ thuật cùng nhiều tượng cổ phản ánh dấu ấn lịch sử nhiều niên đại cho thấy chùa đang góp phần làm nên nét văn hoá đa dạng trầm tích vùng văn hoá xứ Đoài.
Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

Hà Nội: Nâng chất lượng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 13/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn thành phố năm 2025. Kế hoạch nhằm tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ của phong trào, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đã đề ra.
Xem thêm
Phiên bản di động