Thương về... chạn bát ngày xưa
Những gói hoa ngát thơm trong miền ký ức Tết ở... khoảnh sân trước nhà! |
Ở Hà Nội thời xưa, nhiều nhà gọi chạn bát là gạc-măng-rê. Có lẽ, bởi chiếc tủ này ra đời từ thời Pháp thuộc nên phiên âm theo từ “garde à manger”. Tôi còn nhớ, ngày dọn về nhà mới trong khu tập thể, mẹ tôi liền đi mua ngay một chiếc chạn bát rồi thuê xích lô chở về.
Ảnh minh họa |
Chạn được đóng bằng gỗ mộc rất chắc chắn. Tầng trên cùng là nơi cất thức ăn được gắn lưới sắt mắt nhỏ, kín mà thoáng gió, cánh cửa có một chiếc móc nhỏ. Mẹ tôi thường cất liễn mỡ, hũ đường, lọ ruốc, lọ muối vừng và chút đồ ăn còn dư vào đây. Mỗi khi đi học về, anh em tôi lấy cơm nguội trong nồi rồi lục chạn tìm thức ăn mẹ phần. Đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể quên hương vị của cơm nguội ăn với muối vừng. Đôi khi, chỉ là chút tóp mỡ sốt cà chua mà chúng tôi vẫn “đánh bay” vài bát cơm. Bây giờ, thịt cá nhiều mà sao vẫn không tìm được cảm giác “ngon miệng” ngày xưa.
Bề mặt của tầng giữa có những thanh nan đóng thưa để úp bát đĩa. Mẹ dặn tôi rửa bát phải nhớ úp nghiêng cho ráo nước. Ngày đó, bát đĩa cũng chả nhiều nhặn gì, chỉ có vài cái bát ăn cơm bằng sứ Hải Dương, canh thường được múc vào cái bát loa, thêm vài cái đĩa sâu, đĩa phẳng. Tất cả chỉ có vậy thôi. Các loại muôi, thìa, đũa được cắm vào một cái “rọ” bằng tre cật nâu bóng buộc ở cạnh chạn.
Tầng dưới cùng có chiều cao nhỉnh hơn hai tầng trên nên khá thoáng. Đây là chỗ để các bà mẹ cất hũ dưa cà, âu mẻ, chai nước mắm, lọ muối hạt, xoong nồi, chày, cối... Các đồ khô như nắm lạc sống, hạt tiêu, ớt bột, tý miến... cùng trăm thứ bà rằn nho nhỏ được mẹ tôi để trong chiếc bị cói, treo lủng lẳng bên cạnh chạn. Riêng hành, tỏi khô được mẹ tôi để trong chiếc túi gai thưa mắt, treo cạnh bị cói để tiện lấy khi nấu ăn.
Có một điều khá thú vị về chiếc chạn bát, đó là cách “đuổi kiến” có một không hai của các bà các mẹ thời đó. Thức ăn được để trong chạn, đóng kỹ cửa thì mèo, chuột không thể vào được, nhưng lũ kiến thì vẫn rủ nhau kéo đàn kéo lũ tới đánh chén. Thế là các gia đình nghĩ ra cách kê 4 cái chân chạn lên 4 cái bát đổ ngập nước pha chút dầu luyn. Chỉ thế thôi mà lũ kiến đành phải tránh xa cái chạn.
Giờ đây, các thế hệ sau này chỉ còn biết tới những loại tủ lạnh sáng bóng, hiện đại mà không biết tới cái chạn bát. Trong những cuộc “trà dư tửu hậu”, lớp “người cũ” chúng tôi thường hỏi nhau: “Không hiểu sao ngày đó, chúng ta không cần đến tủ lạnh nhỉ?”. Rồi lại cùng tự tìm ra câu trả lời: “Thời đó chúng ta không cần nước đá lạnh, kem, sữa chua và thức ăn đâu có nhiều như bây giờ”.
Thời gian trôi, cái chạn bát ngày nào đã lùi vào quá khứ. Nhưng tôi tin, những ai đã từng sống qua thời đó sẽ vẫn còn lưu dấu những kỷ niệm vui về nó với những nhớ thương. Vâng, chạn bát không chỉ là nơi cất thức ăn, bát đũa... mà là nơi để ta nhớ về sự vén khéo, đong đầy yêu thương của các bà mẹ dành cho cả gia đình một thời đã xa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Văn hóa 05/11/2024 15:02
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Văn hóa 05/11/2024 14:57
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Văn hóa 02/11/2024 20:28
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới
Văn hóa 02/11/2024 13:05
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024
Văn hóa 01/11/2024 22:18
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch
Văn hóa 31/10/2024 15:07
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"
Văn hóa 30/10/2024 22:35