Chuyện ở những miền quê đáng sống

(LĐTĐ) Hà Nội đang triển khai đẩy mạnh xây dựng phong trào nông thôn mới. Hiện ở những vùng quê của Hà Nội đã xuất hiện nhiều gương nông dân điển hình dám nghĩ, dám làm, vươn lên làm kinh tế, làm giàu đẹp cho quê hương. Tại không ít vùng ngoại thành như Đan Phượng, Phú Xuyên, Ba Vì… bộ mặt nông thôn đã từng ngày đổi khác, trở thành những vùng quê đáng sống.
Tích cực xây dựng huyện Đông Anh trở thành miền quê đáng sống Xây dựng nông thôn mới hiện đại

Diện mạo mới trên những vùng quê

Đến những vùng ngoại thành Hà Nội không ít lần, nhưng lúc nào cũng vậy, mỗi chuyến đi đều để lại trong tôi những cảm xúc khác biệt. Bên cạnh sự cảm nhận về những làng quê đang ngày càng phát triển với nhiều nhà cao tầng, cửa hàng mọc lên san sát thì ở những vùng đất này, tôi còn được chứng kiến những nụ cười tươi rói của người nông dân khi “trúng” vụ. Chứng kiến niềm vui của những địa phương khi đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao... Tất thảy cảm xúc vui đó, tựa như một bản nhạc hòa tấu đẹp đẽ, minh chứng cho miền ngoại thành Hà Nội đang “thay da đổi thịt” từng ngày.

Chuyện ở những miền quê đáng sống
Bộ mặt làng quê ngày càng khang trang.

Tôi còn nhớ, độ hơn 10 năm trở về trước, tôi đến xã Vân Hòa (huyện Ba Vì), thời điểm đó nơi đây còn là địa phương gặp nhiều khó khăn bậc nhất Hà Nội. Để đến Vân Hòa, tôi phải mất nhiều giờ đồng hồ đi từ trung tâm thành phố để vào các thôn của xã, bởi đường đất rất khó đi. Nhưng đến nay, hầu hết các tuyến giao thông liên thôn tại Vân Hòa đã được cứng hóa. Những mái nhà kiên cố dần thay thế nhà dột nát, tạm bợ như minh chứng cho sự chuyển biến tích cực trong đời sống của đồng bào nơi đây. Ông Nguyễn Phi Long, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Vân Hoà chia sẻ, do là xã miền núi nên Vân Hòa có tỷ lệ người dân tộc chiếm 48%, trong đó có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh, Mường và một số ít dân tộc khác.

Những khó khăn khi phát triển kinh tế sao cho đồng bộ là khó tránh khỏi. Nhưng bằng nỗ lực không ngừng nghỉ của Đảng bộ và nhân dân xã, sự quan tâm của huyện Ba Vì và Thành phố, xã Vân Hòa đã có những bước tiến dài trên chặng đường nâng cao đời sống người dân. Đặc biệt, chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần thay đổi diện mạo của Vân Hòa. Dễ thấy, hiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, thủy lợi được xây dựng mới và nâng cấp hoàn thiện đã góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp; hệ thống điện, đường, trường, trạm được đồng bộ, đời sống người dân được nâng cao.

Cũng là một trong những miền ngoại thành xa Thủ đô, về xã Tri Trung (huyện Phú Xuyên) những ngày này, không chỉ riêng tôi mà tất thảy mọi người đều có thể cảm nhận được nhịp sống mới từ thành quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Những con đường rộng thênh thang, sạch, đẹp, thông thoáng với những hàng cây xanh mướt, các loại hoa đua nhau khoe sắc thắm; những dãy nhà mới khang trang; đường giao thông mở rộng, thuận tiện cho việc đi lại và sản xuất của người dân… Phó Chủ tịch UBND xã Tri Trung Ngô Văn Hùng cho biết, sau 6 năm tổ chức xây dựng nông thôn mới nâng cao (từ năm 2017-2022), thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của xã đã đạt 64,3 triệu đồng/người/năm. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao hơn, diện mạo nông thôn đã được đổi mới toàn diện hơn.

Đáng nói, làng quê đổi thay khang trang, người dân trong xã cũng vì thế có ý thức rất cao trong công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh từ trong gia đình đến ngõ xóm, đường làng, các tuyến đường trục chính trong khu dân cư và các công trình do xã quản lý, các tuyến đường do các đoàn thể tự quản. Tại đây, ý thức vệ sinh môi trường đã trở thành nền nếp, toàn xã thường xuyên tổ chức tổng vệ sinh môi trường và sáng thứ 7 hàng tuần, thu gom rác thải đúng nơi quy định. Nhờ sự chung tay này, trên địa bàn xã Tri Trung luôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

Hà Nội đang từng ngày đổi khác. Những vùng ven của Thủ đô như Tri Trung, Vân Hòa… đều đang đổi thay theo chiều hướng tích cực. Sự phát triển mang tính bứt phá của ngoại thành đã xoá nhoà dần đi những hình ảnh khó khăn của những vùng nông thôn, miền núi với trung tâm Thủ đô.

Những người nông dân dám nghĩ, dám làm

Một điểm đáng chú ý là, tại những vùng quê đang “chuyển mình” cũng có sự năng nổ, nhanh nhẹn “chuyển mình” của người nông dân. Không thụ động trông chờ vào các ban, ngành chức năng, không ít người nông dân nơi ngoại thành cũng chủ động trong công cuộc chuyển dịch cây trồng, con giống sao cho đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Hôm ghé thăm huyện Đan Phượng, tôi gặp chị Đặng Thị Cuối, một nông dân đam mê trồng rau hữu cơ, có doanh thu tiền tỷ ở trong vùng. Ít ai biết, chị Cuối cũng là một trong 10 Công dân Thủ đô ưu tú được vinh danh năm vừa qua. Kể về quãng hành trình lập nghiệp nơi ngoại thành, chị kể, trước đây gia đình rất nghèo, có thời gian chị phải bôn ba đi xuất khẩu lao động. Thế nhưng, cũng nhờ vậy chị lại có trải nghiệm mới mẻ về trồng rau áp dụng công nghệ tân tiến. Qua nhiều năm mày mò học tập, chị Đặng Thị Cuối quyết định về quê khởi nghiệp. Đáng chú ý, hiện hầu hết sản phẩm của Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đều được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá thành ổn định. Không chỉ tạo nguồn thu nhập cho gia đình, chị Cuối còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định.

Giống như chị Cuối, ông Lê Văn Huệ (sinh năm 1962) thương binh 4/4, trú tại thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai cũng là một điển hình trong việc thích ứng, vươn lên làm kinh tế giỏi. Nhập ngũ năm 1979, sau khi bị thương và xuất ngũ, ông Huệ trở về địa phương và làm công nhân cơ khí tại Công ty Sông Đà. Đến năm 1989, ông Huệ nghỉ việc và cùng vợ nhận đất, nhận rừng, lên Hòa Thạch để phát triển kinh tế. Trong suốt 30 năm xây dựng kinh tế, ông Huệ không ngừng duy trì, phát huy truyền thống “bộ đội Cụ Hồ” không quản ngại khó khăn, sẵn sàng xông pha nơi gian khó. Nhờ sự thích ứng nhanh nhẹn, nắm bắt cơ cấu cây trồng, thành quả ông Lê Văn Huệ đạt được là mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi gà đẻ, gà thịt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập khá. Có giai đoạn, gia đình ông Huệ nuôi tới 6.500 gà đẻ trứng và trồng nhiều loại cây ăn quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Thậm chí, có thời điểm nuôi trồng hiệu quả, thu nhập gia đình ông lên tới 600 triệu đồng/năm.

Cách huyện Quốc Oai không xa, hiện nhiều hộ dân thôn An Hòa (xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì) đã phát triển nghề trồng cây cảnh thành ngành kinh tế chủ đạo, từ đó nâng cao thu nhập, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tại thôn An Hòa, có rất nhiều hộ dân đã bén duyên với nghề trồng mai và có cuộc sống ổn định từ nghề này. Với tổng số 252 hộ trong thôn thì có tới 180 hộ đều tham gia trồng cây mai trắng. Bình quân, các hộ trồng mai có thu nhập từ 300 triệu đồng/năm, cá biệt một số hộ doanh thu từ hơn 1 tỷ đến 2 tỷ đồng/năm. Được biết, có nhiều lao động trong thôn không tham gia trồng mai mà chỉ nhổ cỏ thuê cho các vườn cũng có thu nhập trên 200.000 đồng/ngày công. Tính bình quân thu nhập tại thôn An Hòa đạt trên 85 triệu đồng/người/năm. Từ nguồn thu này người dân đã có nhiều kinh phí để tích cực thực hiện công tác xã hội hóa những phần việc trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Từ những đổi thay của các vùng ngoại thành, có thể thấy thành quả nhân văn nhất của quá trình xây dựng nông thôn mới là an sinh xã hội được quan tâm, đời sống của nhân dân được cải thiện, tính gắn kết cộng đồng ở khu vực nông thôn ngày càng bền chặt, từ đó khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố vững chắc, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được nâng lên, tạo thế và lực mới cho Thành phố phát triển nhanh và bền vững hơn.

Đứng trên cánh đồng vàng óng, thơm mùi lúa chín, cô bạn đồng nghiệp buột miệng bảo với tôi rằng “Ngoại thành thật đẹp. Ở bất cứ đâu cũng có thể phác họa ra một bức tranh xanh tươi, trù mật” đáng để sống.

Luyện Đinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Xem thêm
Phiên bản di động