Chuyện những “nông dân số”

(LĐTĐ) Chuyển đổi số đã làm thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân. Họ đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình sản xuất, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Thiết bị hỗ trợ cho những “nông dân số” giản đơn là chiếc điện thoại thông minh hay hiện đại hơn là hệ thống công nghệ điều khiển tự động.
Nông dân Sơn Tây ủng hộ thực phẩm cho tuyến đầu chống dịch Xuân mới đến thăm những “nông dân số”

Đưa công nghệ vào sản xuất

Mùa Xuân mới đã rạo rực trên những nhành non, lộc biếc với sắc thắm hoa đào mang theo bao ước vọng về một năm mới thịnh vượng. Trong không khí ấm áp của ngày đầu xuân, chúng tôi về các miền quê, nơi chất chứa những câu chuyện khởi nghiệp của người nông dân với đức tính chịu khó, tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, thay đổi tư duy, vươn lên phát triển kinh tế trên chính mảnh đất của quê hương.

Chuyện những “nông dân số”

Trong muôn vàn những câu chuyện khởi nghiệp của những người nông dân Thủ đô, câu chuyện khởi nghiệp của ông Trần Văn Thắng (xã Thọ An, huyện Đan Phượng) khiến nhiều người cảm phục. Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại nằm trên cánh đồng xã Thọ An, ông Trần Văn Thắng cho biết, năm 2012, ông bắt đầu nuôi giống bò cỏ truyền thống. Năm 2014, ông mở rộng trang trại, các giống bò ngoại chất lượng cao như bò 3B, bò Brahman... đã được gia đình ông đưa vào chăn nuôi. Ban đầu gia đình ông nuôi với số lượng vài chục con, nhận thấy hiệu quả kinh tế mà mô hình đem lại, ông Thắng mở rộng mô hình có thời điểm số lượng bò trong trại lên tới vài trăm con.

Để đàn bò đạt chất lượng thịt cao, ông đã chủ động học hỏi kiến thức, kết hợp với kinh nghiệm tích luỹ trong nghề, tự phối trộn thức ăn tạo dinh dưỡng phù hợp cho bò trong từng giai đoạn sinh trưởng. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi, ông đầu tư hệ thống uống nước tự động, áp dụng công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường. Khu chăn nuôi của gia đình cách xa khu dân cư và được xây dựng với hệ thống xử lý môi trường bảo đảm an toàn cho chăn nuôi. Khi mô hình chăn nuôi thuận lợi, ông đầu tư cơ sở giết mổ, chế biến thịt bò.

Với mô hình chăn nuôi, phân phối khép kín, không phụ thuộc thương lái đã giúp ông Thắng giảm được nhiều chi phí, đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 15 - 20 lao động trong vùng. Với những thành tích đạt được trong suốt hành trình dài gắn bó với mô hình chăn nuôi, năm 2022 ông Thắng vinh dự được bình chọn là 1 trong 100 nông dân Việt Nam xuất sắc.

Chuyện những “nông dân số”
Anh Nguyễn Thế Lâm - Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong thu hoạch ổi lê Đài Loan. Ảnh: L. Hằng

Chia sẻ về những hiệu quả đã đạt được, ông Thắng cho biết: “Muốn phát triển vững từ chăn nuôi thì phải đầu tư công nghệ, kết hợp chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường đồng thời người nông dân phải không ngừng tìm tòi, học hỏi để cập nhật, đổi mới và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong tất cả các khâu sản xuất. Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi tích luỹ kinh nghiệm, học hỏi những người trong nghề, tham quan, học các mô hình chăn nuôi ở các nước tiên tiến như Thái Lan, Australia để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi bò công nghệ cao về áp dụng cho mô hình của mình… Những kiến thức đó giúp tôi kiểm soát được dịch bệnh, tạo được thị trường tiêu thụ ổn định”.

Không chỉ riêng tại huyện Đan Phượng, mô hình chăn nuôi áp dụng kỹ thuật hiện đại cũng được triển khai tại nhiều địa phương khác trên địa bàn Thủ đô. Ông Lê Hữu Giang (thôn Ngô Đồng, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai) cũng là một trong số những nông dân đi đầu, mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm nông nghiệp truyền thống. Hiện ông Giang đang sở hữu trang trại nuôi gà đẻ lấy trứng với tổng đàn hơn 20.000 con. Ông đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm thay đổi phương thức sản xuất, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế thị trường.

Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi được ông đầu tư một cách bài bản, có hệ thống thông gió, dàn lạnh, chuồng nhốt, máng ăn, uống... Các công đoạn từ thức ăn, nước uống… của hàng chục ngàn con gà gần như tự động hoàn toàn. Nếu như cho ăn thủ công cần đến 3 - 4 tiếng thì hiện nay hệ thống tự động đã “giải phóng” sức lao động rút xuống còn 1 tiếng rưỡi, không cần nhân công.

Mỗi chuồng nuôi được đánh số, cập nhật theo dõi qua sổ nhật ký điện tử nên lượng thức ăn, sức khỏe của vật nuôi được giám sát. Đặc biệt ông đã kết nối thành công thiết bị điện, máy đo nhiệt độ, độ ẩm với chiếc điện thoại thông minh. Bất kỳ sự cố nào về điện như mất điện đột ngột hay nhiệt độ cao sẽ được báo về điện thoại ngay lập tức. Nhờ đó, ông đã tiết kiệm được nhiều thời gian trong quy trình chăm sóc gà mái đẻ, hạn chế thấp nhất rủi ro gà bị ngạt khí.

Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền xã về hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng sản phẩm OCOP, trứng gà đẻ của gia đình ông Giang luôn có thị trường tiêu thụ ổn định. Với quy mô sản xuất, chăn nuôi và ấp nở trứng gia cầm như hiện nay, trung bình mỗi ngày trang trại gà của ông xuất bán ra thị trường khoảng vài ngàn quả trứng. Gà đẻ ngày nào đều có đại lý đến trực tiếp mua, mang về lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

Số hóa để tiêu thụ sản phẩm

Những nền tảng khoa học, công nghệ không chỉ đang được nông dân ứng dụng vào trong các mô hình chăn nuôi mà còn đang phát huy nhiều hiệu quả ở lĩnh vực trồng trọt. Đến với các “vựa hoa” của Thủ đô vào tháng cuối năm mới thấy không khí Xuân rõ nét hơn khi tấp nập vào ra những chuyến xe chở hoa cây cảnh đi khắp muôn nơi. Trên khắp những cánh đồng rộng mênh mông là bạt ngàn những thửa ruộng hoa cúc, hoa ly, thược dược… nở chúm chím, nụ xanh mướt, bà con nhộn nhịp rẽ từng luống chăm chút hoa cẩn thận, kĩ lưỡng.

Ngoài áp dụng khoa học kỹ thuật vào các công đoạn trồng, chăm sóc hoa, những “nông dân số” sử dụng công nghệ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng qua các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử. Chị Đặng Thị Thúy, chủ nhà vườn Thúy Mộc (huyện Gia Lâm) vừa cầm điện thoại livestream quá trình chăm sóc hoa cây cảnh vừa chỉ đạo xe chở sản phẩm tới khách hàng. Chị Thúy cho biết, đông đảo khách hàng biết đến nhà vườn bởi những hình ảnh đẹp chị chia sẻ trên mạng xã hội. Không chỉ sử dụng thành thạo thiết bị thông minh, các phần mềm ứng dụng, các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh bắt mắt, chị Thúy còn thành thạo nền tảng thương mại điện tử, kết nối các đơn vị vận chuyển…

Chuyện những “nông dân số”
Mô hình nuôi bò của ông Trần Văn Thắng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong vùng. Ảnh: N.Hoa

“Chắc hẳn nhiều người vẫn quen với hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn nhưng ngày hôm nay, người nông dân cũng đã có thêm một hình ảnh khác, đó là “nông dân số” với các mô hình kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp kiểu mới, nhất là trong 2 năm qua khi dịch Covid-19 cản trở các hình thức bán hàng truyền thống. Chúng tôi đã tự mình chuyển đổi để thích ứng và đang tiếp tục tiếp cận các hình thức bán hàng thông minh hơn trên nền tảng số, giúp kích cầu tiêu thụ sản phẩm tốt hơn”, chị Thúy chia sẻ.

Không chỉ riêng cá nhân những nông dân, hiện nay các Hợp tác xã nông nghiệp cũng đã và đang đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên môi trường số. Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong (huyện Mê Linh) với các sản phẩm cây ăn quả, trong đó nổi trội là ổi lê Đài Loan đã có thị trường tiêu thụ rộng mở nhờ chủ động, bắt nhịp xu hướng kinh doanh của nền nông nghiệp thông minh.

Để tạo niềm tin cho người tiêu dùng, Hợp tác xã đã áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Việc tạo mã truy xuất nguồn gốc đã tạo thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Thông qua mã truy xuất nguồn gốc, khách hàng có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm và tin tưởng sử dụng. Để hướng tới thị trường tiêu thụ rộng hơn, Hợp tác xã đã tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Trong năm 2020, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có nhiều sản phẩm đạt sản phẩm OCOP 3 sao và 4 sao của huyện Mê Linh và được Phòng Kinh tế huyện Mê Linh đánh giá cao về chất lượng.

Hiện nay các sản phẩm của Hợp tác xã đã có chỗ đứng, thị trường ngày càng được mở rộng. Các sản phẩm của Hợp tác xã đến với khách hàng không chỉ thông qua hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch của thành phố Hà Nội mà còn có thị trường tiêu thụ rộng tại các địa phương lân cận như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên…

Với những cách làm sáng tạo, đổi mới, phù hợp với xu hướng của thị trường, mỗi năm, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong mang lại doanh thu từ 600 tới 700 triệu đồng, tạo công ăn việc làm thời vụ cho nhiều lao động địa phương. Từ 7 xã viên tham gia vào mô hình sản xuất ban đầu, tính đến thời điểm hiện tại, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong đã có 16 thành viên tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, diện tích trồng cây ăn quả của Hợp tác xã ngày càng được mở rộng.

Chuyện những “nông dân số”
Sản phẩm OCOP các vùng miền được bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.

Ông Nguyễn Thế Lâm, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Khánh Phong chia sẻ: Để quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tới người tiêu dùng, Hợp tác xã đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá trên nền tảng số. Hiện tại, sản phẩm của Hợp tác xã đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Thông qua các sàn thương mại điện tử, Hợp tác xã tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và cũng đã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Có những thời điểm, một số nơi phải “giải cứu” ổi với giá chỉ 10.000 đồng/kg nhưng sản phẩm của Hợp tác xã vẫn bán được tại hệ thống cửa hàng tiện ích và các sàn thương mại điện tử với giá 25.000 đồng/kg.

Đó chỉ là số ít những gương nông dân Thủ đô tiêu biểu, đại diện cho hàng trăm, hàng nghìn người nông dân đã và đang thay đổi tư duy, chủ động làm chủ công nghệ số, đáp ứng xu thế phát triển của nền nông nghiệp hiện đại. Mỗi người chọn một lối đi riêng nhưng ở họ có điểm chung luôn ý thức tự chủ động cập nhật các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt để áp dụng vào mỗi quy trình sản xuất. Không phủ nhận những kết quả tích cực mà họ đã có được, tuy nhiên để chuyển đổi số trong nông nghiệp thực sự đạt kết quả cao, nếu chỉ dựa sự chủ động vào cuộc của nông dân thì chưa đủ, sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, các đoàn thể cũng là điều kiện tiên quyết giúp nông dân bắt nhịp nhanh hơn với nông nghiệp công nghệ số.

Để hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp tiếp cận, tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại, từ đầu năm 2022 đến nay, ngành nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức các hội nghị, hội thảo kết hợp với trưng bày, giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại nông sản trên nền tảng số. Để kết nối, xây dựng kênh bán hàng điện tử, ngành nông nghiệp Thủ đô xác định việc đẩy mạnh số hóa là nhiệm vụ có tính đột phá, cần triển khai quyết liệt.
Nguyễn Hoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

169 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

169 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhận Giải thưởng Sao Khuê 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Sao Khuê 2024 ghi nhận nhiều sản phẩm - giải pháp mới, những đổi mới sáng tạo công nghệ đa dạng phục vụ nhiều lĩnh vực, cũng như phát triển công nghệ lõi từ các nền tảng công nghệ AI, điện toán đám mây, đến 3D, Big Data.
Cần “chìa khóa” an toàn trong mọi tình huống

Cần “chìa khóa” an toàn trong mọi tình huống

(LĐTĐ) Một trong những vụ tấn công mạng nghiêm trọng diễn ra cuối tháng 3 vừa qua, nhắm vào Công ty Cổ phần Chứng khoán VnDirect, làm cho toàn bộ hệ thống của Công ty này bị tê liệt, nhà đầu tư chứng khoán không thể đăng nhập, thực hiện các giao dịch chứng khoán. Dẫu sự cố sau đó đã được khắc phục, song vấn đề đặt ra trong “thế giới phẳng” về công nghệ làm thế nào để đảm bảo an toàn cho mọi giao dịch đối với chứng khoán nói riêng, giao dịch của cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cần phải được “ứng phó”, giải quyết trong mọi tình huống.
Ra mắt cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

Ra mắt cẩm nang phòng chống tấn công mã hóa tống tiền trên mạng

(LĐTĐ) Hiện nay đang xuất hiện hình thức tấn công mã hóa tống tiền (Ransomware) nhằm vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin đã xây dựng cẩm nang về một số biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro từ tấn công Ransomware cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn không gian mạng quốc gia.
Ra mắt nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây

Ra mắt nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây

(LĐTĐ) Với sự ra mắt SaaS CADDi Drawer - nền tảng quản lý bản vẽ trên nền điện toán đám mây (SaaS) được phát triển dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) tại thị trường Việt Nam, CADDi Vietnam kỳ vọng sẽ đồng hành với doanh nghiệp Việt giải quyết các khó khăn tồn đọng trong quy trình vận hành - quản trị sản xuất.
7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng

(LĐTĐ) Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) lưu ý người dùng internet về hình thức lừa đảo trực tuyến qua email, lừa đảo thông qua ứng dụng tiền điện tử… có quy mô quốc tế. Cục An toàn thông tin cũng cảnh báo 7 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam.
Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

Đánh giá an toàn thông tin hệ thống phục vụ giao dịch chứng khoán

(LĐTĐ) Ngày 27/3, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) gửi Công văn số 454/ CATTT-ATHTTT đến các công ty chứng khoán yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng đối với hệ thống thông tin.
Nhiều lợi ích từ chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân

Nhiều lợi ích từ chuyển đổi mã số thuế theo mã định danh cá nhân

(LĐTĐ) Việc sử dụng thống nhất mã số định danh công dân là mã số thuế sẽ giúp thay đổi phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý thuế và thuận tiện cho mỗi công dân.
Sự cố Facebook bị sập mang lại giá trị tích cực với người dùng Việt Nam

Sự cố Facebook bị sập mang lại giá trị tích cực với người dùng Việt Nam

(LĐTĐ) Theo ông Trần Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, sự cố mạng xã hội Facebook bị sập trên phạm vi toàn cầu vào tối 5/3 mặc dù mang lại nhiều bất tiện cho người dùng nhưng ở góc độ tại Việt Nam, hiện tượng này cũng mang lại một số giá trị tích cực.
Từ hôm nay (1/3), điện thoại 2G không hợp quy sẽ không được hòa mạng mới

Từ hôm nay (1/3), điện thoại 2G không hợp quy sẽ không được hòa mạng mới

(LĐTĐ) Ngày 23/2, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra thông báo triển khai giải pháp ngăn chặn máy điện thoại di động 2G không được chứng nhận hợp quy mới kết nối vào mạng viễn thông di động.
100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký bằng Căn cước công dân

100% cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã tiếp nhận đăng ký bằng Căn cước công dân

(LĐTĐ) Hiện, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đã triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, với trên 60,2 triệu lượt tra cứu thành công.
Xem thêm
Phiên bản di động