Chuyện những người "nội trợ" nhân ái ở "Xóm chạy thận"
Sưởi ấm lòng người bằng tấm lòng nhân ái Dành tất cả tình yêu cho bệnh nhân phong Sống để sẻ chia… |
Những người nội trợ "không lương"
Cầm một nắm "đơn đăng ký" trong tay, chị Huệ (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm) cùng các chị em phụ nữ đeo khẩu trang, xách những chiếc làn lớn đi đến khu chợ, chọn hàng thịt, hàng rau quen thuộc, đảm bảo chất lượng, an toàn,… để mua thực phẩm. Sau hơn một giờ đồng hồ mới mua hết được số thực phẩm mà bà con "Xóm chạy thận" yêu cầu. Về đến nhà, nào là túi to, túi nhỏ, các chị lại tổng hợp "đơn", chia rau, thịt, trứng,… ra thành các túi nhỏ, dán tên các bệnh nhân rồi mới chuyển vào trong xóm.
Ngày nào các chị cũng tất bật đi chợ giúp bà con "Xóm chạy thận"... |
Chị Huệ cho biết, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bà con trong xóm hạn chế đi lại, chiều đến, bà con lại đăng ký mua thực phẩm để sáng hôm sau các chị đi mua rồi chia lại cho từng bệnh nhân. Có tới gần 150 bệnh nhân đang thuê trọ trong xóm nên số lượng thực phẩm cần mua cũng khá nhiều, tuy nhiên, không vì thế mà các chị thấy vất vả, bởi giúp được bà con là các chị cảm thấy hạnh phúc. Người dân nơi đây trìu mến gọi các chị là những bà nội trợ "không lương".
"Xóm chạy thận" 121 phố Lê Thanh Nghị nằm cách Bệnh viện Bạch Mai chưa đầy 1km, là nơi có gần 150 người suy thận thuê trọ. Các bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, thời gian trọ ở đây nhiều hơn ở nhà bởi họ đều là những bệnh nhân nặng.
Do tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhiều cư dân ở "Xóm chạy thận" phường Đồng Tâm gặp khó khăn chồng chất. Cùng với chi phí chữa bệnh tốn kém và công việc để mưu sinh cũng không mấy khả quan trong khi dịch đến, còn là những ngày khó khăn chiến đấu với căn bệnh. Chia sẻ những khó khăn ấy, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhiều mô hình thiết thực giúp đỡ người nghèo.
Không chỉ ngày ngày "đi chợ" giúp bà con bệnh nhân, mà từ nhiều năm nay, các chị trong Hội phụ nữ phường Đồng Tâm đã thực hiện mô hình "Bữa cơm nhân ái" cho bệnh nhân chạy thận, sẻ chia những khó khăn, để lại dấu ấn đẹp trong lòng những bệnh nhân và người dân nơi đây.
...rồi về chia ra từng túi để chuyển đến tay bệnh nhân. |
Bữa cơm đầy ắp tình thương
Chị Đinh Thị Dung đã thuê trọ ở "Xóm chạy thận" phường Đồng Tâm được 6 năm để điều trị ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Quê chị ở huyện Giao Thủy (Nam Định), chị lên Hà Nội thuê trọ ở với con gái năm nay học lớp 7. Chị Dung cho biết, chị rời quê lên đây thuê nhà ở hẳn "Xóm chạy thận" và đi làm công việc dọn vệ sinh ở các cơ quan, công ty quanh thành phố để mưu sinh, chữa bệnh và nuôi con. Sống tại "Xóm chạy thận" chị và những bệnh nhân nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức xã hội, trong đó có các mẹ, các chị ở Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm.
Những bao gạo được gửi đến từ các "mạnh thường quân" sẽ được các chị nấu thành những bữa cơm đầy ắp tình thương. |
Với mô hình "Bữa cơm nhân ái" của phụ nữ phường Đồng Tâm, mẹ con chị Dung cũng như các bệnh nhân ở xóm cảm nhận được tình cảm của các chị em Hội phụ nữ qua mỗi bữa ăn được nấu cẩn thận, đầy đặn, sạch sẽ. "Các chị ngoài công việc còn thu xếp đi chợ, nấu hàng trăm suất cơm rất vất vả, tuy không thể nuôi toàn bộ những người có hoàn cảnh khó khăn ở nơi đây, nhưng mỗi suất cơm chứa đựng tình cảm của các chị, giúp cho tinh thần của bệnh nhân thêm phấn chấn, thêm tin yêu vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống để chiến đấu với bệnh tật".
Không phải ở hẳn trong "Xóm chạy thận" như chị Đinh Thị Dung, anh Mai Anh Tuấn quê ở huyện Ba Vì (Hà Nội) chạy thận từ năm 1995, mỗi tháng anh chạy thận 3 ngày nhưng qua 27 năm gắn bó với "Xóm chạy thận", nơi đây như ngôi nhà thứ hai của anh. Anh Tuấn cho biết, anh cũng như những bà con trong xóm đều nhận được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, nhất là sự quan tâm của các chị trong Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm. Các chị không chỉ nấu những suất ăn ngon, sạch sẽ mà khi mùa hè đến, để các bệnh nhân dễ ăn hơn, các chị còn đổi sang nấu bún mọc, canh chua. Bà con nơi đây rất hạnh phúc và vui vẻ khi đón nhận tấm lòng của các chị.
"Sự quan tâm của các chị không chỉ ở việc nấu cơm, phát những suất ăn mà còn thể hiện ở nhiều công việc như quan tâm, thăm hỏi, động viên, tặng quà những ngày Lễ, Tết. Trong các đợt dịch Covid-19, khi xóm bị hạn chế di chuyển, các chị đã thông báo đến bà con ai muốn ăn gì thì kê khai để các chị đi chợ, mua những thực phẩm đúng sở thích của từng người. Ví dụ như bệnh nhân A muốn ăn thịt, bệnh nhân B thích ăn trứng, rau,… các chị đều hỗ trợ", anh Mai Anh Tuấn cho biết.
Những tình cảm được sẻ chia đến từng bệnh nhân. |
Theo chị Đinh Thị Minh Huệ, "Bữa cơm nhân ái" được xây dựng trên tinh thần tự nguyện tham gia và đóng góp của hội viên phụ nữ phường Đồng Tâm nhằm giúp những bệnh nhân chạy thận. Ban đầu đưa ra ý tưởng chỉ có vài chị hưởng ứng nên "Bữa cơm nhân ái" còn gặp khó khăn về kinh phí, song mô hình vẫn duy trì hoạt động và mang đến cho người bệnh những bữa ăn đầy ắp tình thương.
Đến nay, mô hình thu hút từ 20 đến 25 chị tham gia nấu trực tiếp tại nhà của Bí thư Đảng ủy phường (cùng ngõ với "Xóm chạy thận" tại 121 Lê Thanh Nghị). Mô hình cũng nhận được sự đóng góp bằng nhiều hình thức từ các mạnh thường quân như tiền mặt, góp công và thực phẩm thiết yếu gồm: gạo, rau, củ, quả các loại.
Mỗi tháng, các chị tổ chức nấu ăn 2 đợt, mỗi đợt kinh phí từ 2,5 đến 3,5 triệu đồng. Các chị linh hoạt thay đổi khẩu phần ăn và chọn mua những loại rau, củ, quả giàu dinh dưỡng, để cho người bệnh ăn được ngon miệng. Đặc biệt, đều đặn mỗi đợt sau khi nấu xong, phân ra từng hộp, các chị mang đến "Xóm chạy thận" trao tận tay người bệnh, số lượng từ 125 đến 135 suất.
Thực hiện chỉ đạo của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội trong việc thực hiện mô hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Đồng Tâm thường xuyên tổ chức các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhiều mô hình thiết thực giúp đỡ người nghèo. Trong đó, mô hình "Bữa cơm nhân ái" của Hội nổi bật là sự đóng góp của chị em phụ nữ Chi hội phụ nữ 10 cho bệnh nhân chạy thận, đã thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia và là cầu nối tới các mạnh thường quân, tạo sức lan tỏa trong xã hội. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số
Cộng đồng 25/10/2024 20:29
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ
Cộng đồng 24/10/2024 19:39