Chuyên gia khuyến cáo những vị trí không nên dùng để cất điện thoại
Điện thoại thông minh đang biến trẻ thành zombie | |
Cần dừng ngay thói quen mang điện thoại vào nhà vệ sinh |
Túi sau
Túi sau là vị trí cất giữ smartphone quen thuộc của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen này sẽ khiến bạn phải đối mặt với những vấn đề như sau:
- Màn hình của điện thoại có thể được mở khóa và thao tác “bừa” thông qua cử động của chúng ta. Đôi lúc, điều này dẫn tới các cuộc gọi không mong muốn hoặc thay đổi cài đặt của máy.
- Việc đặt điện thoại ở túi sau có thể dẫn đến những cơn đau dạ dày và chân thường xuyên.
- Đôi lúc bạn ngồi xuống và khiến chiếc điện thoại mình bị rơi ra hoặc tệ hơn là vỡ màn hình.
Túi trước
Thói quen để điện thoại ở túi trước thường xuất hiện ở nam giới, bởi họ không có túi xách như phái đẹp để cất điện thoại của mình. Tuy nhiên, thói quen này lại mang đến những hậu quả khó lường về sức khỏe.
Cụ thể, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sóng điện từ phát ra từ điện thoại, có thể làm giảm chất lượng cũng như số lượng của tinh trùng. Thêm vào đó, khi nhét điện thoại vào túi trước, khoảng cách giữa thiết bị này và các tinh binh sẽ trở nên rất gần.
Áo ngực
Việc để điện thoại trong áo ngực thực ra khá hiếm nhưng không phải là không có. Mặc dù chưa có một nghiên cứu nào chứng mình được rằng, sóng điện thoại của thể gây ung thư, nhưng giới khoa học vẫn cho là thói quen này có thể tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới.
Vùng thắt lưng
Theo các nghiên cứu gần đây, việc để điện thoại ở gần khu vực bắp đùi có thể làm yếu xương hông. Do đó, nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe của hệ xương khớp, tốt nhất hãy đặt điện thoại vào một chiếc túi dày, để ngăn chặn tối đa tác hại mà nó gây ra.
Dưới gối hoặc cạnh giường
Những lý do mà chuyên gia đưa ra dưới đây, sẽ khiến bạn phải nhìn nhận lại thói quen đặt điện thoại bên cạnh dường hoặc dưới gối của mình, trong khi không tắt nguồn hay chuyển sang chế độ máy bay:
- Trong quá trình ngủ, những thông báo hoặc tin nhắn vẫn tiếp tục được gửi đến smartphone làm màn hình sáng lên. Ánh sáng này sẽ làm gián đoạn quá trình tiết melatonin của cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như: ngủ không sâu, ngủ không ngon giấc. Từ đó, sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
- Việc tiếp xúc với sóng điện thoại nguyên một đêm dài có thể gây ra chứng đau đầu và chóng mặt.
- Nếu bạn đặt điện thoại dưới gối khi vẫn cắm sạc qua đêm, nguồn nhiệt phát ra từ thiết bị, trong quá trình sạc, sẽ bị giữ lại bởi lớp vải và bông của gối. Hệ quả của việc này là hiện tượng quá nhiệt, khiến nguy cơ máy bị nổ hoặc cháy tăng cao.
Xe đẩy em bé
Cơ thể trẻ em vẫn còn rất non nớt trước những tác động của yếu tố bên ngoài. Do đó, việc các ông bố, bà mẹ để điện thoại ở xe đẩy, khi đang cho bé đi dạo là việc làm hết sức không nên. Cụ thể, các nhà khoa học cho rằng, tác động lớn nhất của điện thoại có thể gây ra trong trường hợp này, chính là những vấn đề về hành vi của trẻ như chứng tăng động hay bệnh rối loạn thiếu khả năng chú ý (ADD).
Theo Minh Nhật/dantri.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40