Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics

(LĐTĐ) Chuyển đổi số không còn là xu hướng mà trở thành yêu cầu tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới. Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô, cả ở các cơ quan quản lý Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp logistics miền Trung xây dựng mô hình và giải pháp trọn gói Viettel Solutions đồng hành chuyển đổi số ngành Cảng biển và Logistics

Khảo sát tại Báo cáo Logistics năm 2023 của Bộ Công Thương cho thấy, có 90,5% các doanh nghiệp dịch vụ logistics tham gia khảo sát đang còn ở giai đoạn số hóa, bao gồm cấp độ 1 là tin học hóa và cấp độ 2 là kết nối. Trong đó, phần lớn các doanh nghiệp đang ở cấp độ 2 với tỷ lệ chiếm tới 73,5%.

Chỉ có 5% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 3 là trực quan hóa, 2,2% ở cấp độ 4 là minh bạch hóa. Đặc biệt, chỉ có 1,9% doanh nghiệp dịch vụ logistics đã tiến lên cấp độ 5 là có khả năng dự báo và con số rất “khiêm tốn” 0,4% doanh nghiệp đạt đến cấp độ cao nhất, cấp độ 6 là có khả năng thích ứng.

Chuyển đổi số: Yêu cầu tất yếu của ngành logistics
Ảnh minh họa: BT

Tại Diễn đàn Logistics Vùng lần thứ 5, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện tại trên thị trường, các doanh nghiệp dịch vụ logistics thực hiện chuyển đổi số đạt từ cấp độ 3 trở lên còn rất ít, chủ yếu tập trung ở nhóm doanh nghiệp lớn. Trong khi đó, phần lớn với 90% các doanh nghiệp dịch vụ logistics ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn số hóa. Điều này cho thấy, chuyển đổi số trong ngành logistics tại Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu, chưa thực sự được chú trọng và đầu tư đúng mức.

Logistics được coi là xương sống của nền kinh tế. Chuyển đổi số đang không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu của ngành logistics trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Sự phát triển của thị trường logistics tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua ứng dụng công nghệ số.

“Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 43 nghìn doanh nghiệp trong nước, đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 30 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics… Điều này cho thấy, sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ logistics vốn rất nhiều tiềm năng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics để vừa khắc phục được những vấn đề nảy sinh trong đợt dịch bệnh vừa qua, vừa có thể tận dụng được lợi thế hiện nay của cách mạng số và thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0. Thông qua hoạt động chuyển đổi số, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics sẽ thay đổi tư duy, tạo sự đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm chi phí logistics, tăng trưởng, có thêm khách hàng và đạt lợi nhuận tối đa vượt trội so với trước khi chuyển đổi số”, Chủ tịch Phạm Tấn Công nói.

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương cho biết, logistics đang là ngành dịch vụ có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Trong những năm qua, cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, ngành logistics ở Việt Nam đã và đang được quan tâm đầu tư phát triển, chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu.

Ngành dịch vụ logistics được coi là xương sống của chuỗi cung ứng, do đó yêu cầu về chuyển đổi số trong ngành cũng không nằm ngoài xu thế chung của toàn bộ nền kinh tế. Tại Việt Nam, chuyển đổi số đã được định hướng trong Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xác định logictics là một trong 8 ngành cần được ưu tiên chuyển đổi số trước.

Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Hồng là thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn cho ngành logistics phát triển. So với các vùng kinh tế khác trong cả nước, vùng có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ và tốt nhất cả nước với đầy đủ 5 phương thức vận tải, cả đường bộ, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường sắt với ba tuyến hành lang kinh tế đi qua. Do đó, ngành logistics của vùng Đồng bằng sông Hồng còn có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển hơn nữa trong thời gian tới.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển nhận định, là nền kinh tế phát triển năng động, đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, trong đó có các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới không chỉ mở ra không gian thị trường rộng lớn, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, thương mại, đầu tư phát triển mạnh mẽ, mà còn tạo nên những cơ hội mới cho Việt Nam thúc đẩy phát triển mạnh mẽ lĩnh vực logistics.

Theo ông Nguyễn Đức Hiển, để phát triển ngành logistic nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số ngành logistic nói riêng cần có sự vào cuộc đồng bộ, kịp thời, hiệu quả của các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương kiến nghị một số nhiệm vụ trọng tâm cần quan tâm triển khai trong thời gian tới.

Đó là, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế, nhất là việc thể chế hóa kịp thời các quan điểm, đường lối của Đảng trong phát triển logistics và quá trình chuyển đổi số của ngành. Chú trọng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại; phát huy vai trò của logistics thúc đẩy liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương nội vùng mạnh mẽ. Cần tháo gỡ các cơ chế chính sách trong hoạt động đầu tư hạ tầng thúc đẩy liên kết vùng như nghiên cứu hình thành các quỹ đầu tư phát triển hạ tầng để khai thác quỹ đất để thúc đẩy liên kết vùng.

Cần phát triển logistics thông minh dựa trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng và khai thác tối đa hiệu quả của quá trình chuyển đổi số để phát triển ngành logistics. Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa đủ sức tham gia vào mạng lưới phân phối toàn cầu; phát triển thương mại điện tử, các loại hình thương mại dựa trên nền tảng số hóa. Chú trọng huy động các nguồn lực cho phát triển logistics theo hướng xã hội hóa, tăng cường hợp tác công - tư trong xây dựng và phát triển các trung tâm logistic trong và ngoài nước, đặc biệt đối với các thị trường đối tác chiến lược.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Nhận lương hưu qua tài khoản: Tiện ích sau tiếng “tinh, tinh…”

Nhận lương hưu qua tài khoản: Tiện ích sau tiếng “tinh, tinh…”

(LĐTĐ) “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số, các địa phương thuộc thành phố Hà Nội đang quyết liệt tuyên truyền, triển khai chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) hàng tháng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Bây giờ những cán bộ về hưu thay vì phải đến UBND phường nhận lương hưu thì chỉ ngồi nhà nghe tiếng “tinh, tinh…” từ tin nhắn điện thoại báo đã chuyển tiền.
Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin

Ra mắt nền tảng số giúp phát hiện sớm rủi ro an toàn thông tin

(LĐTĐ) Nền tảng quản lý và phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro an toàn thông tin là nền tảng số thứ tư được Cục An toàn thông tin thiết lập để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong quản lý và triển khai bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe

Nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính trong cấp giấy phép lái xe

(LĐTĐ) Chiều 30/5, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại với tổ chức, đơn vị về thủ tục hành chính, công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa; hướng dẫn triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.
Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số

Phổ cập tên miền quốc gia .vn để phát triển kinh tế số và xã hội số

(LĐTĐ) Sau 30 năm phát triển, Việt Nam có hơn 610 nghìn tên miền quốc gia “.vn”, đứng thứ hai ASEAN, thứ 10 châu Á Thái Bình Dương, đứng thứ 40 trên thế giới. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền “.vn” mới đạt khoảng 25%. Để thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai sáng kiến phổ cập tên miền quốc gia “.vn” với hai chính sách đặc biệt.
Đảm bảo an toàn thông tin từ camera giám sát

Đảm bảo an toàn thông tin từ camera giám sát

(LĐTĐ) Trước tình trạng có nhiều nguy cơ mất an toàn thông tin từ thiết bị camera giám sát, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Bộ tiêu chí về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát. Hiện tại, Cục An toàn thông tin đang phối hợp với các doanh nghiệp, các chuyên gia để xây dựng “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát”, dự kiến quy chuẩn sẽ được ban hành trong năm 2024.
Quận Hoàng Mai: Giúp giáo viên mầm non chuyển đổi số

Quận Hoàng Mai: Giúp giáo viên mầm non chuyển đổi số

(LĐTĐ) Xác định tầm quan trọng của việc chuyển đối số đối với hoạt động giáo dục và đào tạo, Trường Mầm non Yên Sở đã tổ chức tập huấn cài đặt phần mềm Mysign và sử dụng chữ ký số cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trên Hệ thống quản lý hồ sơ, sổ sách điện tử (https//hsdttruong.qlgd.edu.vn).
Chuyển đổi số ở Thái Nguyên

Chuyển đổi số ở Thái Nguyên

(LĐTĐ) Dù là tỉnh trung du - miền núi, nhưng Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong về chuyển đổi số và thành tựu thu được hiện đang đứng tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.
Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

Số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách về thăm quê Bác

(LĐTĐ) Để nâng cao chất lượng phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách muôn phương khi về thăm quê Bác Hồ kính yêu, Ban Quản lý Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, ứng dụng số hóa và bố trí thêm nhiều không gian trải nghiệm cho du khách.
Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

Dấu ấn chuyển đổi số ngành Du lịch

(LĐTĐ) Hiện các điểm tham quan, bảo tàng, khu di tích trên địa bàn Thủ đô đang tích cực đổi mới phương thức bán và soát vé tham quan thông qua hệ thống vé điện tử. Trước yêu cầu cấp thiết của chuyển đổi số trong ngành Du lịch, đây được xem như một giải pháp mới tạo thuận lợi cho cả 3 bên: Khách du lịch, doanh nghiệp lữ hành và Ban Quản lý điểm đến.
Sắp ra mắt phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo

Sắp ra mắt phần mềm giúp người dân nhận diện tội phạm lừa đảo

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn ra hết sức phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn. Để giúp người dân phát hiện các dấu hiệu lừa đảo, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia đang phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng phần mềm chống lừa đảo cho người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động