Chung tay khôi phục dòng tranh dân gian của Thủ đô

Đoàn công tác của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm trưởng đoàn vừa có chuyến khảo sát và làm việc với UBND xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam và công tác phục hồi, sản xuất tranh dân gian Kim Hoàng. 
chung tay khoi phuc dong tranh dan gian cua thu do Tôn vinh áo dài nam truyền thống
chung tay khoi phuc dong tranh dan gian cua thu do Hát Cửa đình được khôi phục sau 60 năm vắng bóng
chung tay khoi phuc dong tranh dan gian cua thu do Để linh vật Việt đến gần công chúng

Dòng tranh dân gian Kim Hoàng (Hoài Đức, Hà Nội) được hình thành vào nửa sau thế kỷ 18. Theo sách Đồ Họa cổ Việt Nam, dân làng này di cư từ Thanh Hóa ra Bắc năm 1701 gồm hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng hợp nhất lại. Nhận thấy tranh Đông Hồ chỉ đủ cung ứng cho mạn Hà Bắc, Hải Dương, Nam Định, tranh Hàng Trống chỉ đủ cho Hà Nội và không thích ứng lắm với nông dân cả về thẩm mỹ và túi tiền, họ quyết tâm tạo ra dòng tranh mới kết hợp cả hai kỹ thuật Đông Hồ và Hàng Trống.

chung tay khoi phuc dong tranh dan gian cua thu do
Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên làm việc với lãnh đạo địa phương xã Vân Canh, Hoài Đức. Ảnh: Phương Bùi.

Hai dòng họ Nguyễn Sỹ và Nguyễn Thế trong làng đi đầu trong việc tổ chức vẽ và in tranh. Từ rằm tháng 11 âm lịch, làng bắt đầu làm tranh. Đầu tiên cúng tổ nghề sau đó ván in được trưởng phường giao cho dân làng in, in xong lại giao nộp lại cho trưởng phường. Năm 1915 nạn lụt lớn đã cuốn trôi rất nhiều ván in, tiếp theo là mất mùa, đói kém, dòng tranh này suy thoái đến năm 1945 thì mất hẳn.

chung tay khoi phuc dong tranh dan gian cua thu do
Nghệ nhân vẽ tranh Nghê - linh vật biểu tượng cho Tết Mậu Tuất năm nay. Ảnh: Phương Bùi.

Trước năm 2015, nhà sưu tầm Nguyễn Thu Hòa đã bắt đầu triển khai Dự án Khôi phục làng nghề Kim Hoàng. Tháng 11 năm 2016 một số bản tranh của làng Kim Hoàng đã được bán trên thị trường. Với tình yêu di sản, đau đáu với việc phục dựng lại dòng tranh này, bà Nguyễn Thu Hòa đã bỏ công sức hơn 3 năm qua nhằm phục hồi lại làng tranh. Tết Đinh Dậu- 2017, tranh Kim Hoàng đã xuất hiện trở lại và được công chúng đón nhận, các nhà chuyên môn đánh giá cao, dân làng Kim Hoàng ủng hộ bà Nguyễn Thu Hòa thực hiện dự án phục hồi nghề tranh.

Hiện nay, bên cạnh đình làng Kim Hoàng, bà Thu Hòa đã được chính quyền và nhân dân cho mượn địa điểm để làm nơi sản xuất, truyền dạy nghề làm tranh. Vừa qua, nghệ nhân của làng tranh Kim Hoàng đã sang Hàn Quốc để giới thiệu với bạn bè quốc tế.

Trong các mẫu tranh Kim Hoàng có nhiều mẫu là những linh vật như gà, lợn, ngựa.... và Tết 2018 năm nay, bà Hòa đã và đang nghiên cứu tạo ra mẫu tranh Nghê - Linh vật Việt nhằm quảng bá biểu tượng linh vật hưởng ứng Công văn 2662 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Nhằm động viên cá nhân bà Hòa- người đã đóng góp khôi phục nghề tranh, sự hưởng ứng Công văn 2662 cũng như quảng bá linh vật Nghê Việt trước thềm Tết Mậu Tuất (2018) và chuẩn bị cho sơ kết 3 năm Công văn 2662, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên đã trực tiếp thăm làng tranh Kim Hoàng và thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản truyền thống, với cá nhân và cộng đồng đang thực hiện việc giữ gìn truyền thống văn hóa.

Thứ trưởng khẳng định, việc phục hồi làng tranh Kim Hoàng là biểu hiện rõ sự chung tay, hưởng ứng của cộng đồng thực hiện tinh thần của Công văn số 2662 mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 8/8/2014. Thứ trưởng mong muốn các cấp ngành, lãnh đạo điạ phương, nhân dân cùng chung tay gìn giữ di sản quý báu của Thủ đô, phát triển du lịch gắn liền với di sản.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Triển khai Tháng Công nhân với những hoạt động thiết thực

Thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ việt Nam và kế hoạch của LĐLĐ tỉnh, Tháng Công nhân năm 2025 được Công đoàn Hà Tĩnh triển khai từ ngày 15/4 - 31/5/2025 với nhiều nội dung thiết thực hướng tới đoàn viên, người lao động.
Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Doanh nghiệp FDI thiếu lao động chất lượng cao

Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng trưởng tốt, nhiều doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh dẫn đến cần một nguồn lao động lớn, nhất là nguồn lao động chất lượng cao.
Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên

Để nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, thời gian qua, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội luôn chú trọng triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trong toàn ngành.
Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Làm thế nào để không vướng “ma trận” hàng giả?

Làm thế nào để không vướng “ma trận” hàng giả?

Dư luận chưa hết bàng hoàng về vụ án sản xuất, buôn bán sữa bột giả, thì mới đây, lực lượng chức năng các địa phương lại tiếp tục phát hiện, triệt phá các đường dây sản xuất, buôn bán dược phẩm, thực phẩm chức năng, thậm chí là cả các sản phẩm nông nghiệp sơ chế như giá đỗ... đâu đâu cũng tiềm ẩn nguy cơ hàng giả, hàng nhái len lỏi vào đời sống.
“Cha tôi, người ở lại” tập 29: An - Đại chính thức yêu nhau, Nguyên lặng lẽ ghen

“Cha tôi, người ở lại” tập 29: An - Đại chính thức yêu nhau, Nguyên lặng lẽ ghen

Tập 29 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” chuẩn bị lên sóng hứa hẹn mang đến những cung bậc cảm xúc sâu lắng khi chuyện tình tay ba giữa An - Đại - Nguyên bước vào giai đoạn cao trào. Những chuyển biến tâm lý bất ngờ, những lựa chọn đầy day dứt, và cả sự im lặng mang tên ghen tuông khiến khán giả không khỏi thổn thức.

Tin khác

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm

Nhiều lần đi dạo hồ Gươm tôi thường tự hỏi loài cây gì mà tán cao, quả to trông như cái mõ ở gần cây lộc vừng chín gốc? Cho đến một ngày, những bông hoa đỏ thẫm nhỏ xinh nơi công viên Bách Thảo dẫn lối tôi ngước nhìn lên và bắt gặp chiếc biển tên trên thân cây, tôi mới biết đó là cây trôm.
Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng

Thời gian tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chú trọng tăng cường công tác quản lý hoạt động của nghệ sĩ và người nổi tiếng trên không gian mạng.
Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần

Trong một buổi trò chuyện văn hóa mang tên “Lắng nghe Bụt bước giữa đời” diễn ra tại Hà Nội, đông đảo bạn trẻ đã tham dự để tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của hai vị vua thiền sư nhà Trần. Đây không chỉ là một cuộc gặp gỡ văn hóa, mà còn là hành trình trở về cội nguồn, nơi giá trị lịch sử và tâm linh của dân tộc được soi chiếu qua lăng kính trẻ trung và đầy khát vọng học hỏi.
Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại

“Kinh đô Kỳ họa” - dự án văn hóa ý nghĩa của nhóm bạn trẻ đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo được những dấu ấn khó phai, không chỉ trong cộng đồng những người trẻ yêu văn hóa dân tộc mà với nhiều tầng lớp công chúng.
Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Chiều 18/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số

Tối 18/4, Festival Phở 2025 với chủ đề “Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số” đã chính thức khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long (19C Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Hội nghị thành phố Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội và các đơn vị tổ chức.
Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã giới thiệu đến công chúng cả nước chuỗi chương trình đặc biệt với nội dung phong phú, hình thức thế hiện đa dạng, trải rộng trên các kênh sóng và nền tảng số.
Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa

Quận Hoàn Kiếm đã chủ động rà soát các khu phố, tuyến phố nghề, khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa và dự kiến 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn.
Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai

Lễ hội Tổng Nam Phù – từ một nghi lễ dân gian – đã trở thành biểu tượng tinh thần của sự từ bi, trí tuệ, gắn kết cộng đồng và gìn giữ bản sắc dân tộc. Việc ghi danh lễ hội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia không chỉ là sự khẳng định giá trị truyền thống, mà còn là bước mở ra một chặng đường mới để lan tỏa di sản, kết nối các thế hệ, và bồi đắp tinh thần yêu nước, đạo hiếu trong lòng người Việt.
Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành

Triển lãm tranh "Thiên thanh” của nữ họa sĩ Lê Thu Huyền diễn ra từ ngày 15 - 23/4 tại Nhà triển lãm Mỹ thuật 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 30 tác phẩm hội họa có chủ đề về thiên nhiên, ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của đất nước.
Xem thêm
Phiên bản di động