Nhìn lại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT tại Hà Nội:

Chung sức, quyết tâm, không chủ quan

(LĐTĐ) Thời điểm hiện tại, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đang khẩn trương tiến hành những công đoạn cuối cùng của kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2023 - 2024 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Với số lượng thí sinh dự thi đông nhất cả nước, Thành phố đã tổ chức thành công hai kỳ thi. Kết quả ấy có sự chung sức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở và sự đồng thuận của phụ huynh học sinh.
Điều chỉnh sớm lịch phúc khảo, xác nhận nhập học đối với học sinh trúng tuyển lớp 10 ở Hà Nội Những câu chuyện đẹp trong kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2023 Tạo điều kiện nếu thí sinh có nhu cầu thay đổi nguyện vọng trúng tuyển

Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng

Năm 2023, do tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát nên thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đều được đẩy sớm hơn so với năm 2022.

Chính vì vậy việc chuẩn bị cho các kỳ thi có phần gấp rút hơn. Tuy nhiên, tinh thần được Ban Chỉ đạo thi thành phố Hà Nội quán triệt tới tất cả các thành viên là không chủ quan, chuẩn bị thật kỹ lưỡng từng phương án để các kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.

Chung sức, quyết tâm, không chủ quan
Năm 2023, thời gian tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đều được đẩy sớm hơn so với năm 2022.

Ghi nhận trong những ngày diễn ra kỳ thi, tất cả các điểm thi trên địa bàn Thành phố đều nỗ lực bảo đảm các điều kiện để phụ huynh yên tâm, thí sinh tập trung, thoải mái về tâm lý. Ở mỗi điểm thi đều có sự có mặt của các lực lượng địa phương như Công an, điện lực, trật tự viên, đoàn thanh niên, sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ thí sinh và phụ huynh.

Có hai con, trong đó con lớn dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 và con nhỏ dự thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024, anh Phạm Quang Huy (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy) chia sẻ: “Hai con đã trải qua những ngày thi vô cùng thuận lợi. Khi đưa con đến điểm thi, tôi nhận thấy các điểm thi đã có sự chuẩn bị vô cùng chu đáo, kỹ lưỡng. Cơ sở vật chất đảm bảo. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên làm nhiệm vụ tại điểm thi cùng các sinh viên tình nguyện hỗ trợ các con rất nhiệt tình. Trước đó, các thông tin về kỳ thi cũng được nhà trường, giáo viên chủ nhiệm thông báo thường xuyên, kịp thời…”

Là thành viên Ban Chỉ đạo thi cấp quận với trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của kỳ thi, theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Đống Đa Trịnh Đan Ly, tại mỗi kỳ thi, quận Đống Đa có tới gần 5.000 thí sinh đăng ký dự thi. Điều này đòi hỏi nhiều phần việc và khâu chuẩn bị cần rà soát thật kỹ, bảo đảm không để sót bất cứ phần việc nào. Tại mỗi kỳ thi, quận thành lập 9 điểm thi. Với đặc thù của quận nội thành, Ban Chỉ đạo thi quận Đống Đa đã bố trí một trường học ở gần nhất với điểm thi để làm điểm chờ cho phụ huynh học sinh. Việc này được duy trì ở cả hai kỳ thi và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Chung sức, quyết tâm, không chủ quan
Thí sinh Hà Nội tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Tương tự, tại quận Ba Đình, 100% các điểm thi đã xây dựng kế hoạch tổ chức thi, có phương án phối hợp với các đơn vị liên quan để khắc phục các tình huống bất thường có thể phát sinh. Nhằm bảo đảm thuận lợi cho người nhà thí sinh, Ban Chỉ đạo thi của quận đã bố trí các điểm chờ gần điểm thi. Điểm chờ được bố trí cán bộ, nhân viên tiếp đón phụ huynh chu đáo và có điều hoà nhiệt độ, nước uống, bảng chỉ dẫn.

Ngoài ra, do đây là năm đầu tiên Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chính thức có hiệu lực thi hành nên việc tổ chức cho thí sinh học quy chế thi đặc biệt được coi trọng.

Thí sinh Nguyễn Khánh Ngân (dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) cho biết: “Em được học quy chế thi đầy đủ, đặc biệt là về trách nhiệm thí sinh và các hình thức xử lý nếu vi phạm. Việc được học quy chế kỹ lưỡng giúp chúng em hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình và không chủ quan”.

Nâng ý thức trách nhiệm để tổ chức tốt hơn các kỳ thi sau

Có thể khẳng định, sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm và tinh thần trách nhiệm của các lực lượng toàn Thành phố đã góp phần tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Chung sức, quyết tâm, không chủ quan
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, vẫn còn những sơ suất đáng tiếc, đòi hỏi những người làm thi phải nghiêm túc nhìn nhận, rút ra bài học kinh nghiệm, nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm để tổ chức tốt hơn ở các kỳ thi sau. Đặc biệt, với các học sinh năm nay bước vào lớp 9 và lớp 12, các em càng cần tránh chủ quan.

Qua ghi nhận, dù đã nhiều lần học quy chế, được lưu ý về danh sách các vật dụng được phép mang vào phòng thi, nhưng vẫn có thí sinh vi phạm dẫn đến bị đình chỉ thi. Chẳng hạn, trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 - 2024, toàn Thành phố có 6 thí sinh mang tài liệu, vật dụng vào phòng thi; trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, cả nước có 41 thí sinh. Tất cả thí sinh vi phạm đều đã bị đình chỉ thi.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương (Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo hai kỳ thi của thành phố Hà Nội) nhận định, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người. Mỗi giáo viên, học sinh đều cần tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm ở từng khâu, góp phần vào kết quả chung.

Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổng kết, “nhặt sạn” các kỳ thi, quyết tâm hạn chế tối đa sai sót trong những kỳ thi năm sau.

Nguyễn An Khánh (học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, quận Ba Đình) chia sẻ: “Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em thấy năm nào cũng có bạn mang điện thoại vào phòng thi, trong đó có trường hợp vì chủ quan chứ không cố tình. Em sẽ rút kinh nghiệm để tránh sơ suất khi dự thi vào lớp 10 năm tới".

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lan (giáo viên Trường Trung học cơ sở Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm) cho rằng, để xảy ra những sơ suất trong mỗi kỳ thi, trách nhiệm không chỉ là của thí sinh mà còn của cán bộ coi thi. Cán bộ coi thi cần tăng cường nhắc nhở và kiểm soát chặt chẽ hơn ở khâu gọi thí sinh vào phòng thi.

Còn theo thầy giáo Lê Việt Dương (Hiệu trưởng Trường THPT Trương Định, quận Hoàng Mai), việc bảo đảm 100% cán bộ, giáo viên, thí sinh được học và nắm vững quy chế thi là nội dung cần tiếp tục duy trì để nâng cao trách nhiệm từng thành viên; trong đó cần nêu rõ những việc được, không được phép làm để từng vị trí đều rõ trách nhiệm, quyền hạn.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động