Chung cư liệt truyện: Hiệu quả tạo nên từ cách ứng xử (Bài cuối)

(LĐTĐ) Trong một lần ngồi với nhau vào dịp cơ quan gặp mặt cán bộ hưu trí đã nghỉ hưu nhân ngày truyền thống. Chuyện hỏi han sức khỏe, chuyện hỏi về con cháu, chuyện vui chuyện buồn từ ngày về hưu, rồi loanh quanh thế nào câu chuyện lại nói về chung cư. Ồ mà vui đáo để, đa phần những người nghỉ hưu hôm nay gặp nhau đều sống ở chung cư mới hay chứ. Xem ra chung cư là sự lựa chọn của nhiều người. Rồi câu chuyện về chung cư bỗng đi vào “mổ xẻ” về cách ứng xử của các nhà đầu tư.
chung cu liet truyen hieu qua tao nen tu cach ung xu bai cuoi Chung cư liệt truyện: Muôn dạng tiếng ồn! (Bài 4)
chung cu liet truyen hieu qua tao nen tu cach ung xu bai cuoi Chung cư liệt truyện (bài 3): Ở chung cư rất cần hàng xóm
chung cu liet truyen hieu qua tao nen tu cach ung xu bai cuoi Chung cư liệt truyện: Đừng đùa với lửa! (Bài 2)

Ở chung cư đắt hay rẻ?

Rồi không biết là ai đó nêu câu hỏi “các cụ cho nhà cháu hỏi”: Ở chung cư đắt hay rẻ?”. Ố ồ, một câu hỏi vui vui vậỵ mà “các cụ” chợt ồn cả lên. Mấy cụ ông thì tủm tỉm cười nói “rẻ”, mấy cụ bà thì ngấm nguýt than “đắt”. Chừng như câu chuyện đắt với rẻ cứ kiểu này không khéo “các cụ” sinh cãi nhau mất. Cuối cùng một “cụ tre trẻ” ban nãy chỉ ngồi im lặng lắng nghe thì lúc này giơ tay như cậu học trò xin phát biểu, “cụ tre trẻ” này thong thả nói bằng cái giọng kiểu “cụ lý” như là “Khổ lắm. Biết rồi. Nói mãi” ấy.

chung cu liet truyen hieu qua tao nen tu cach ung xu bai cuoi
Ảnh minh họa

“Cụ tre trẻ ấy” bảo “Ở chung cư rẻ là rẻ khi cư dân được hưởng lợi từ các tiện ích và hạ tầng của khu chung cư ấy đem lại. Đắt là đắt khi chung cư ấy có nhà đầu tư “cùn”. Nghĩa là nhà đầu tư chỉ nhăm nhăm thu hồi vốn kiểu “sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi”. Nhà đầu tư không chỉ phớt lờ việc xây dựng hạ tầng đồng bộ như dự án được duyệt mà còn cắt xén, mà còn xây dựng chồng lên khu vực trong dự án nêu rõ là dành cho công cộng, hơn thế có khi họ còn có những thái độ và cách hành xử làm cư dân bất bình”.

Phải nói luôn rằng chung cư hiện nay khác rất nhiều những dẫy nhà tập thể thấp thì 3 tầng và cao thì 5 tầng ngày trước. Chung cư hiện nay khá nhiều tiện ích. Này nhé, căn hộ khép kín với đủ tiện nghi sinh hoạt cho một gia đình nên chẳng cần phải đi đâu xa hay phải gõ cửa hàng xóm “xin tí lửa”. Này nhé, trong một khu chung cư có nhiều tòa nhà cao “vút tận trời xanh” đã hình thành “chuỗi” dịch vụ, từ ăn sáng bình dân đến siêu thị hàng hóa nhiều như núi.

Này nhé, từ cắt tóc gội đầu đến phòng tập Gym, tập đổ mồ hôi thì dạo vài vòng hưởng làn gió mát từ những gốc cây to như cổ thụ rồi thả mình xuống bể bơi quanh năm nước trong leo lẻo làm vài vòng cứ gọi là vô cùng sảng khoái. Ôi thế thì ở chung cư rẻ quá đi rồi còn gì? Lợi quá đi còn gì phải nói.Thế sao vẫn còn có người kêu đắt mới được chứ?

Từ những tấm băng rôn tới …cắt điện cắt nước.

Lâu lâu chúng ta lại thấy rộ lên trên mạng, thấy ồn lên trên ti vi, thấy sùng sục trên báo chí. Đó là những câu chuyện buồn ở chung cư. Ai cũng biết, một khi đã chấp nhận ở chung cư cũng có nghĩa là anh phải đóng những khoản phí không hề ít. Phí vệ sinh, phí bảo vệ, phí dịch vụ tiện ích, phí phòng cháy…vân vân và vân vân. Thực ra chuyện đóng phí mọi người đều đã được “mục sở thị” hay đã được “nghiên cứu” kỹ khi xem bản hợp đồng, khi được nghe phổ biến và cả khi được nghe chủ đầu tư “nói rất hay”, nói như một lời hứa vàng son ấy.

Trở lại với chuyện buồn chung cư. Đấy, vừa đấy đấy, cư dân chung cư H ầm lên chuyện chủ đầu tư vô cớ “cắt điện, cắt nước” một số hộ. Hỏi ra thì được biết những hộ ấy là những hộ đã đứng lên “có ý kiến” với chủ đầu tư khi mà họ về chung cư này ở đã khá lâu nhưng một số tiện ích được nêu trong dự án chờ mãi chờ mãi mà không thấy bóng dáng đâu cả trong khi tiền các khoản phí họ đóng đều hàng tháng, đóng cho cả những tiện ích chưa hề có. Bạn đã ở chung cư nên bạn thừa biết một khi điện bị cắt, nước bị cắt nó “nhục” đến thế nào rồi. Mà nói thật nhé, nếu không “đấu tranh” mạnh mẽ, “đấu tranh” quyết liệt bằng được e rằng chủ đầu tư “cái gì quên được thì quên luôn” vậy.

Có chung cư chủ đầu tư nêu lý do vì nhiều căn hộ chưa được lấp đầy nên cư dân ít và nên thiếu kinh phí cho hoạt động thường xuyên của chung cư mà giảm số thang máy hoạt động, gọi là một cách tiết kiệm kinh phí. Nhưng cơ mà, việc chung cư chưa được lấp đầy hay việc chung cư thiếu kinh phí thì có liên quan gì đến cư dân đã vào sống trong chung cư.

Cái kiểu như “bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh tao mới được phần thanh tao” ấy. Cách hành xử rất đáng lên án ấy xem ra lâu lâu lại thấy khi thì ở chung cư A lúc thì ở chung cư B cư dân lại căng băng rôn, lại lấy chữ ký để đưa kiến nghị, lại đề nghị chính quyền can thiệp giúp đỡ.

Lại có bữa thấy cư dân ồn lên khi thấy chủ đầu tư tự nhiên kéo xe ô tô của cư dân ra khỏi hầm để xe. Lý do cũng lại gia chủ của những chiếc xe ấy hay có ý kiến. Hoặc lý do là “không có chỗ để xe”. Ôi cái lý lẽ gì khi mà trong hợp đồng đã nói rõ việc các hộ được để xe ô tô như thế nào. Có người đã góp ý với tôi rằng “Thôi cứ mua nhà mặt đất cho lành.

Xe để trong nhà mình là yên chuyện” nhưng thưa “mua nhà mặt đất mà lại ô tô vào được tận nhà thì thiên hạ có mấy ai. Hơn nữa khi lựa chọn ở chung cư mọi người đã tính đến việc được hưởng những tiện ích như “vẽ” rồi kia mà. Không lẽ khi hô hào quảng cáo mời chào mua chung cư thì “Khách hàng là Thượng đế”, khi “thượng đế” mua nhà rồi thì “Ông muốn làm gì thì làm”. Vậy các nhà đầu tư lại là “Người nói một đằng làm một nẻo”. Xã hội tiến bộ không bao giờ chấp nhận cách ứng xử như thế.

Đôi lời góp ý

Kiểu hành xử của nhà đầu tư như vậy trước tiên là làm xấu đi hình ảnh về một xu hướng sống mới, xu hướng sống trong chung cư.Vô tình làm giảm đi chủ trương của Nhà nước về xây dựng một đời sống đô thị văn minh, tiện ích cho mọi người và hình ảnh về một thành phố đẹp và kiểu mẫu.

Đã có rấ nhiều khu đô thị với những tòa chung cư “bỏ hoang” chỉ vì cơ sở hạ tầng cùng những tiện ích sống chưa có hoặc chưa đưa vào sử dụng. Đó là lãng phí rất lớn trước tiên là cho chủ đầu tư rồi tiếp đến là lãng phí xã hội.

Đã đành ai cũng vậy thôi.Từ cá nhân cho tới một tập thể. Từ một tổ chức cho tới xã hội đều lấy giá trị thu được làm mục đích chính. Mục đích lợi nhuận của bất cứ một ai đều phải được gắn với mục đích thụ hưởng của từng thành viên trong xã hội. Sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của cư dân với lợi nhuận của nhà đầu tư phải được đưa lên hàng đầu và phải nên coi đó là một tiêu chí sống.

Sống văn minh, sống đẹp, sống tốt hóa ra đâu chỉ dành cho một người, đâu chỉ dành cho một số người và nói luôn “cho nó vuông” đâu chỉ dành cho cư dân sống trong chung cư. Mà đó là tiêu chí sống và làm việc của cả các nhà đầu tư khi họ xây dựng những tòa nhà chung cư. Chung cư là của cư dân. Đấy phải là câu khẩu hiệu nằm lòng cho mỗi chủ đầu tư. Có như vậy những chủ đầu tư mới không có những thái độ, cách hành xử cửa quyền, quỵt lời hứa và đáng phê phán.

Và sẽ là thiếu sót nếu nói tới chính quyền sở tại coi “chuyện chung cư” là của chung cư không liên quan gì đến chính quyền. Chính vì suy nghĩ như vậy nên nhiều chủ đầu tư coi thường pháp luật xem thường kỷ cương. Sự “sao nhãng” của chính quyền sở tại đã vô tình “tiếp tay” cho những hành động sai trái của chủ đầu tư.

Nói là nói vậy, bên cạnh những ứng xử không đẹp của một số chủ đầu tư, vẫn có rất nhiều khu chung cư, tòa nhà được cư dân mến mộ, tín nhiệm và ủng hộ hết mình. Đấy, chung cư nơi tôi đang sống là một ví dụ. Ở khu chung cư này các căn hộ hiện vẫn còn bỏ trống bởi nhiều lý do. Chưa ai mua cũng có và người chưa đến ở cũng có. Nhưng chủ đầu tư ở đây không lấy làm phiền bởi những tiện ích trong dự án vẫn có đủ và hoạt động thường xuyên.

Những tiện ích ấy phục vụ cho cư dân sống quanh khu chung cư sáng sáng, chiều chiều cùng đến thụ hưởng. Đấy con đường thảm nhựa rộng hai mươi mét chạy trước khu chung cư vốn là của chung cư thì giờ đây nó trở thành con đường dân sinh ô tô xe máy đi lại đông vui. Chủ đầu tư biết những chuyện đó nhưng lại thấy vui mới hay chứ. Nghe đâu chủ đầu tư ấy đã nói “Có đường đi lại thuận lợi thì sẽ có nhiều người đến với chung cư của chúng tôi”. Đơn giản thế thôi nhưng cao hơn là tạo nên “sức hút” để mọi người tìm đến mua và sống ở chung cư này.

Thế mới hay hiệu quả lại tạo nên từ cách ứng xử!

Nguyễn Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Hé lộ nguyên nhân khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 7 người tử vong ở Yên Bái, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái vừa thông tin về nguyên nhân vụ việc.
Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

Tăng tỷ lệ kết nối cung - cầu lao động trên địa bàn huyện Thạch Thất

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất năm 2024 diễn ra ngày 26/4, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thạch Thất, đã thu hút 30 đơn vị, doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh 2.350 chỉ tiêu.
Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.

Tin khác

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

Xây dựng Tây Hồ thành trung tâm văn hóa, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Tây Hồ là một trong những trung tâm văn hóa của Thủ đô Hà Nội, dù nhịp độ đô thị hóa mạnh mẽ nhưng tại đây vẫn còn in đậm các dấu ấn của kinh thành Thăng Long xưa. Lấy trục trung tâm là Hồ Tây thì Tây Hồ là nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa với hàng loạt di tích lịch sử nổi tiếng, lễ hội đặc sắc và làng nghề truyền thống. Từ những lợi thế này, việc khơi thông nguồn lực về văn hóa, coi văn hóa là động lực phát triển là định hướng nền tảng đúng đắn để “đánh thức” các tiềm năng, giá trị của mảnh đất văn hiến.
Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

Phát động cuộc thi viết kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào”

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Báo Hànộimới chính thức phát động cuộc thi viết Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô: “Ký ức tự hào” trên báo điện tử Hànộimới và ấn phẩm Hànộmới Cuối tuần.
Linh Thiêng đình Vẽ

Linh Thiêng đình Vẽ

(LĐTĐ) Hằng năm, cứ đến ngày 9 và 10/2 Âm lịch, những người con làng Kẻ Vẽ trên mọi miền Tổ quốc lại trở về phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tham dự lễ hội đình Vẽ để tưởng nhớ, tri ân các vị thần. Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng truyền thống được người làng Kẻ Vẽ lưu giữ hàng trăm năm qua.
Xem thêm
Phiên bản di động